{title}
{publish}
{head}
Huyện Hướng Hóa có tổng diện tích tự nhiên 115.235,72 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 52.250,86 ha (rừng tự nhiên: 40.565,69 ha; rừng trồng: 10.920,61 ha, rừng trồng chưa thành rừng: 764,56 ha), tỉ lệ độ che phủ rừng đạt 44,68%. Ngoài ra, huyện còn có 16.535,39 ha đất chưa có rừng nằm trong quy hoạch lâm nghiệp.
Lực lượng kiểm lâm huyện Hướng Hóa phối hợp với người dân địa phương tuần tra, bảo vệ rừng - Ảnh: T.N
Những năm qua, công tác quản lý rừng ở Hướng Hóa được chú trọng, các diện tích rừng biến động được kiểm tra, cập nhật kịp thời vào dữ liệu quản lý. Đến nay đã cập nhật xong ranh giới 3 loại rừng theo Quyết định 717/QĐ-UBND ngày 12/4/2023 của UBND tỉnh về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Trị với 14.669 lô, diện tích 27.926,34 ha.
Công tác bảo vệ rừng được thực hiện có hiệu quả hơn. Việc đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm được thực hiện quyết liệt, kịp thời. Công tác sử dụng và phát triển rừng được tăng cường giám sát, tích cực hướng dẫn các chủ rừng triển khai công tác trồng, chăm sóc rừng đúng thời vụ, đảm bảo chất lượng, góp phần tăng tỉ lệ che phủ rừng, tăng giá trị kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp, ổn định và phát triển nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn.
Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn huyện luôn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trước hết do thời tiết nắng nóng và khô hạn thường kéo dài hơn so với những nơi khác. Nhu cầu về đất canh tác cao nên nhiều người dân khai hoang thêm những diện tích đất ven suối, xen giữa các nương rẫy cũ để canh tác, những diện tích này thường có những cây thân gỗ tái sinh tự nhiên rải rác nên nguy cơ xâm hại những cây này rất cao.
Nhiều diện tích đất của chủ rừng nhóm II dự kiến giao lại cho địa phương theo Quyết định 3359/ QĐ-UBND ngày 5/12/2017 của UBND tỉnh nhưng chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết để bàn giao do có vướng mắc trong việc quản lý, sử dụng đất. Diện tích đất rừng chồng lấn giữa Ban Quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông với cộng đồng dân cư thôn Ruộng, xã Hướng Tân vẫn chưa giải quyết được.
Các ban quản lý rừng chưa giải quyết dứt điểm tình trạng xâm canh, xâm lấn đất rừng được giao quản lý. Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận người dân về bảo vệ rừng vẫn còn hạn chế.
Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, Ban chỉ đạo chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững huyện đã ban hành kế hoạch kiểm tra hằng năm, riêng năm 2023 đã tổ chức kiểm tra đối với 16 đơn vị (gồm 12 xã, thị trấn và 4 chủ rừng nhóm II).
Qua kiểm tra cho thấy các đơn vị đã tích cực tổ chức thực hiện, triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng như lập phương án phòng cháy chữa cháy rừng đầy đủ, tổ chức được lực lượng bảo vệ rừng phù hợp.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục kịp thời như việc cập nhật diễn biến rừng tại một số địa phương, chủ rừng chưa được thực hiện đúng gây sai khác trạng thái giữa bản đồ với thực tế hiện trường làm giảm tỉ lệ che phủ rừng theo thống kê ảnh hưởng đến chỉ tiêu chung của toàn huyện.
Việc lập hồ sơ ban đầu các vụ vi phạm về phá rừng tại cơ sở còn chậm, chưa chặt chẽ. Việc quản lý, bảo vệ đối với các diện tích rừng tự nhiên dễ bị xâm hại gần khu vực canh tác của người dân một số xã chưa được tốt gây xâm lấn vào rừng.
Việc giải quyết chồng lấn rừng, chồng lấn đất rừng sản xuất, phòng hộ theo kiến nghị của chủ rừng, của người dân chưa được các cơ quan chức năng liên quan, chính quyền cấp xã, ban quản lý rừng phối hợp giải quyết dứt điểm. Việc giải ngân nguồn kinh phí chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn chậm, trong khi công tác bảo vệ rừng vẫn đang được triển khai từ các tổ bảo vệ rừng xã, các hộ gia đình, cộng đồng được giao rừng...
Vì vậy, nhiệm vụ của ngành kiểm lâm và lực lượng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Hướng Hóa là tiếp tục kiểm tra, xác minh và cập nhật diễn biến rừng đối với các diện tích rừng, đất rừng có biến động. Phối hợp thực hiện tốt việc giao rừng cho cộng đồng dân cư theo kế hoạch giao rừng đã được phê duyệt và tiếp tục xây dựng kế hoạch giao rừng đồng bộ với giao đất trong những năm tới.
Quy chủ rừng đối với những diện tích chưa xác định được chủ nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý rừng. Kiểm tra chặt chẽ các dự án liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng trên địa bàn. Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo các diện tích rừng tự nhiên được khoán bảo vệ hiệu quả.
Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng; giữa lực lượng chức năng với UBND các xã, thị trấn, với chủ rừng. Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng tại các xã, chủ rừng. Giải quyết dứt điểm tình trạng xâm canh, xâm lấn đất rừng, chồng lấn rừng. Kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp; tiếp tục giám sát khai thác rừng trồng, các diện tích rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trồng rừng.
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa Bùi Văn Duẩn cho biết: “Năm 2024 theo dự báo tình hình nắng nóng, khô hạn đến sớm và kéo dài. Tình trạng khai thác, mua, bán, vận chuyển gỗ trái pháp luật vẫn còn xảy ra.
Do vậy, lực lượng kiểm lâm trên địa bàn huyện đã có kế hoạch tổ chức tuyên truyền pháp luật về lâm nghiệp, tuyên truyền các văn bản mới ban hành, đặc biệt chú trọng ở các địa bàn có rừng tự nhiên; tuyên truyền về vai trò của rừng đối với đời sống cho học sinh, người dân sống ven rừng, gần rừng.
Tổ chức trực để tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin về cháy rừng; chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm cháy rừng, huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại do cháy rừng gây ra. Đẩy mạnh công tác đấu tranh, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, đặc biệt là không để xảy ra điểm nóng về phá rừng trên địa bàn huyện”.
Tân Nguyên
BTO- Quyết định chấp thuận đầu tư số 2158/QĐ-UBND, ngày 11/12/2024 do Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng ký ban hành đã Quyết định chấp thuận nhà đầu tư đối với Liên danh Công ty...
QTO - Để nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp, thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, qua đó tạo động lực thúc đẩy...
QTO - Là địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các loại hình thiên tai nên công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai (PCTT) luôn...
QTO - Hiện nay, toàn huyện Triệu Phong có gần 28.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa hơn 6.000 ha, chiếm 17%. Những năm qua, sản xuất...
QTO - Để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang chú trọng vận động người...
QTO - Với lợi thế đường bờ biển dài trên 15 km, có nhiều bãi tắm đẹp, du lịch biển được xác định là một trong những mũi nhọn về phát triển kinh tế của...
QTO - Ngày 1/5/2024, Thông tư số 17/TT-BTC ngày 14/3/2024 của Bộ Tài chính (Thông tư số 17) sẽ có hiệu lực thi hành, thay thế Thông tư số 62/2020/TT-BTC...
QTO - Nhận thấy những tín hiệu khả quan, thời gian qua, ngày càng nhiều doanh nghiệp, người dân trên địa bàn đã và đang bắt tay trồng, phát triển diện tích...
QTO - Mở ra cơ hội và bước phát triển mới khi triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
QTO - Thị xã Quảng Trị có 4 phường, 1 xã với 1.521 cơ sở chăn nuôi thực hiện kê khai các loại vật nuôi theo quy định. Thời gian qua, thị xã thường xuyên...
QTO - Sinh ra và lớn lên nơi miền núi phía Tây Quảng Trị, hơn ai hết, anh Hồ Văn Thuần (sinh năm 1985), ở thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa...
QTO - Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Quảng Trị không ngừng nỗ lực hợp tác, vận động viện trợ từ các...