Cập nhật:  GMT+7

Hướng đến nền hành chính hiện đại, minh bạch

Đối với tỉnh Quảng Trị, chuyển đổi số (CĐS) trong lĩnh vực hành chính công đang trở thành khâu đột phá. Việc ứng dụng công nghệ số không chỉ giúp đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí và thời gian cho người dân và doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường tính minh bạch, công khai và thúc đẩy KT-XH phát triển.

Hướng đến nền hành chính hiện đại, minh bạch

Một tổ công nghệ số cộng đồng tại xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh hướng dẫn người dân làm quen với chuyểnđổi số - Ảnh : T.L

Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện CĐS, đặc biệt trong lĩnh vực hành chính công. Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Sở Nội vụ đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, quyết định, kế hoạch của trung ương, tỉnh và của sở về CĐS. Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt, học tập nâng cao nhận thức của công chức, viên chức (CCVC), người lao động về sự cần thiết và tính cấp thiết của CĐS.

Cùng với đó, sở cũng chú trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các ứng dụng, dịch vụ công của tỉnh; cung cấp 100% thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của sở trên cổng dịch vụ công tỉnh, trang thông tin điện tử sở và công khai niêm yết đầy đủ bộ thủ tục hành chính (TTHC) của sở tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Tất cả TTHC của sở được số hóa cụ thể theo quy trình, thủ tục trên hệ thống phần mềm một cửa điện tử tỉnh. Sở Nội vụ đã số hóa hồ sơ TTHC khi tiếp nhận đầu vào và kết quả đầu ra đối với 100% TTHC, qua đó góp phần vào việc đảm bảo tổ chức, cá nhân không phải cung cấp lại các thông tin đã được số hóa.

Việc gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước triển khai thực hiện đúng theo quy định chỉ đạo, điều hành các cấp. Hiện tại, 100% văn bản đến và văn bản đi của sở được quản lý qua phần mềm “Hệ thống quản lý văn bản hồ sơ công việc” (trừ văn bản mật) và được triển khai thực hiện ứng dụng chữ ký số.

Bên cạnh đó, Sở Nội vụ đã góp phần vào việc phát triển kinh tế số, xã hội số thông qua việc chỉ đạo CBCCVC và người lao động tăng cường công tác vận động, tuyên truyền với gia đình, cộng đồng dân cư nơi cư trú; nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng đối với doanh nghiệp và người dân.

Hướng đến nền hành chính hiện đại, minh bạch

Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Trị giải quyết nhanh chóng mọi TTHC cho người dân và DN - Ảnh: N.K

Ngay từ những năm đầu triển khai chương trình CĐS quốc gia, Quảng Trị đã xác định rõ vai trò then chốt của chính quyền số trong việc kiến tạo nền hành chính hiện đại, minh bạch và phục vụ. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch hành động cụ thể.

Với sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân, CĐS trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả bước đầu, từng bước chuyển đổi nhận thức từ môi trường thực sang môi trường số. Hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng số được quan tâm đầu tư, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu CĐS. Dịch vụ công trực tuyến được triển khai ngày càng sâu rộng, tổ công nghệ số cộng đồng bước đầu phát huy hiệu quả.

Đến nay, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 100% báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê các chỉ tiêu KT-XH của tỉnh được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; 30% các sở, ban, ngành cấp tỉnh có hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung kết nối liên thông qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu dùng chung của tỉnh.

Cùng với đó, nhiều CSDL chuyên ngành của tỉnh đã và đang được triển khai tích hợp với CSDL của các bộ, ngành trung ương như CSDL y tế, CSDL giáo dục, CSDL giá, CSDL cấp phép đầu tư, CSDL cấp giấy phép lái xe, CSDL về CBCCVC, CSDL ngành nông nghiệp, CSDL du lịch, CSDL về lao động, thương binh và xã hội, CSDL đất đai....Các CSDL được tích hợp, kết nối liên thông với Trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC) tỉnh.

Một số nền tảng số được triển khai, tiếp tục duy trì và sử dụng trên địa bàn tỉnh như: nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu dùng chung của tỉnh; nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu; nền tảng họp trực tuyến; nền tảng định danh người dân và xác thực điện tử; nền tảng quản lý tiêm chủng và nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử...

Về nhân lực số, riêng trong năm 2024, UBND tỉnh bố trí kinh phí để tổ chức 19 lớp đào tạo, tập huấn về CĐS cho CBCCVC tỉnh. Đồng thời, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai phổ cập kỹ năng số cơ bản và nâng cao cho CBCCVC tỉnh trên nền tảng trực tuyến mở đại trà.

Hướng đến nền hành chính hiện đại, minh bạch

Triển khai chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh - Ảnh: L.N

Với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, tỉnh đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ công và trải nghiệm người dùng. Cổng thông tin điện tử tỉnh, hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh đã kết nối với trung tâm giám sát quốc gia về chính phủ số và đã chuyển đổi sang công nghệ IPv6; được gắn mã giám sát trên hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số (Hệ thống EMC). Ngoài cổng thông tin điện tử và cổng dịch vụ công trực tuyến, tỉnh đã thiết lập thêm kênh zalo để cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến đến tận người dân và doanh nghiệp.

Đến nay, có 100% các sở, ban ngành và địa phương có cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp; 100% văn bản quy phạm pháp luật, hơn 90% văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh được cập nhật trên cổng thông tin điện tử của tỉnh; bảo đảm hệ thống chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin thông suốt từ UBND tỉnh đến các cơ quan, đơn vị, địa phương...

Toàn tỉnh có 829 doanh nghiệp công nghệ số với 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có triển khai nền tảng hóa đơn điện tử. Đến nay, 100% các bệnh viện và cơ sở y tế công lập; 100% các trường học và cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đảm bảo đầy đủ các điều kiện và chấp nhận thanh toán dịch vụ y tế, thanh toán học phí... không dùng tiền mặt. Việc thanh toán phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính cũng đã được triển khai trên cổng dịch vụ công quốc gia.

CĐS trong lĩnh vực hành chính công không chỉ là cuộc cách mạng về công nghệ mà còn là chuyển biến về tư duy phục vụ và hành động của chính quyền các cấp. Với quyết tâm chính trị cao, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống và sự đồng hành của người dân, tỉnh Quảng Trị đang từng bước khẳng định vị thế là địa phương đi đầu trong xây dựng nền hành chính số, nền tảng để kiến tạo một chính quyền liêm chính, phục vụ và phát triển.

Lệ Như

Tin liên quan:
  • Hướng đến nền hành chính hiện đại, minh bạch
    Chuyển đổi số, xây dựng nền hành chính công minh bạch, hiệu quả

    Xác định việc chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của địa phương nên thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp (DN), góp phần nâng cao hiệu lực chỉ đạo, điều hành của các cấp, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.

  • Hướng đến nền hành chính hiện đại, minh bạch
    Vĩnh Linh xây dựng nền hành chính công khai, minh bạch, hiệu quả

    Xác định cải cách hành chính là chủ trương lớn của Nhà nước, nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị - xã hội, thời gian qua, huyện Vĩnh Linh đã triển khai nhiều giải pháp, đặc biệt thực hiện đồng bộ, triệt để Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 4/11/2021 của Tỉnh ủy Quảng Trị về đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 (Nghị quyết số 01). Trong đó lấy hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, sự hài lòng của tổ chức, cá nhân làm mục tiêu, động lực phấn đấu xây dựng nền hành chính công khai, minh bạch, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững.

  • Hướng đến nền hành chính hiện đại, minh bạch
    Tạo lập nền hành chính hiện đại, hiệu lực, hiệu quả ở Cam Lộ

    Nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập để cải thiện mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân được huyện Cam Lộ xác định là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân. Thời gian qua, huyện Cam Lộ đã đề ra nhiều biện pháp thực hiện quyết liệt nhằm nâng cao chỉ số cải cách hành chính, giải quyết tốt các giao dịch hành chính với tổ chức, cá nhân, nhất là triển khai thực hiện tốt “một cửa điện tử” ở cấp huyện, cấp xã.


Lệ Như

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Xây dựng hệ sinh thái số nông nghiệp

Xây dựng hệ sinh thái số nông nghiệp
2025-05-29 13:30:00

QTO - Với mục tiêu nâng cao năng suất, tăng giá trị sản phẩm nông sản và bảo vệ môi trường, thời gian qua, ngành nông nghiệp và các địa phương đã tích cực...

Gắn mã QR đầu kiệt để thôn như phố

Gắn mã QR đầu kiệt để thôn như phố
2025-05-14 06:31:00

QTO - Hướng đến nông thôn thông minh nên Trưởng thôn Hưng Nhơn (xã Hải Phong, huyện Hải Lăng) Nguyễn Như Khoa đã sáng kiến ra mã QR gắn đầu các kiệt. Các...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long