{title}
{publish}
{head}
Hơn 5.000 xe điện của BYD, nhà sản xuất xe điện hàng đầu Trung Quốc, sẽ được vận chuyển đến các cảng châu Âu trong tuần này. Hiện tại, công ty này đã vượt Tesla để trở thành nhà bán xe điện (EV) lớn nhất thế giới.
Theo Hãng thông tấn quốc gia Trung Quốc Tân Hoa Xã, hàng xuất khẩu sẽ được vận chuyển từ thành phố Thâm Quyến, phía Nam Trung Quốc đến Đức và Hà Lan.
Hơn 5.000 xe điện của BYD được xuất khẩu sang châu Âu trong tuần này. Ảnh: CNN
Ngoài việc ngày càng chứng tỏ sức mạnh vượt trội tại thị trường nội địa, BYD đang hướng đến tham vọng lớn hơn tại những thị trường hàng đầu khác, như: Bắc Mỹ và châu Âu. Để làm được điều này, ông lớn Trung Quốc buộc phải tập trung vào hai đối tác quan trọng là Hungary và Mexico. Dù không phải là hai thị trường quá lớn, chúng lại là cửa ngõ để giúp BYD tiếp cận châu Âu và Bắc Mỹ, thúc đẩy tham vọng khẳng định vị thế toàn cầu.
BYD đã bắt đầu thực hiện một số động thái tại hai quốc gia này. Vào tháng 12, họ đã cam kết mở một nhà máy ở Hungary, có thể sẽ là nhà máy sản xuất ô tô chở khách đầu tiên tại châu Âu. Chính phủ Thủ tướng Viktor Orban cho biết dự án là một trong những khoản đầu tư lớn nhất trong lịch sử đất nước và sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm tại TP Szeged phía Nam.
Bên cạnh đó, theo CNN, công ty này cũng xem xét việc thành lập một nhà máy tại phía Đông Nam, tiểu bang Yucatán, Mexico.
Các chuyên gia nhận định rằng việc mở rộng hoạt động tại Hungary và Mexico sẽ giúp ông lớn Trung Quốc có chỗ đứng ở hai bên bờ Đại Tây Dương, đồng thời tránh được việc bị đánh thuế cao. Những kế hoạch này sẽ giúp BYD có sự điều chỉnh cần thiết trong bối cảnh các chính trị gia châu Âu ngày càng cảnh giác đối với mối đe dọa đến từ xe điện Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng việc đầu tư ở Hungary hay Mexico không chỉ là động thái phản ứng trước sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ, mà còn cho thấy tham vọng vươn tầm toàn cầu của nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc, khi hai quốc gia trên đều có những ưu thế riêng biệt.
Từ một quốc gia nhỏ không giáp biển với dân số ước chừng 9,6 triệu người, Hungary đang dần trở thành điểm đến quan trọng ở châu Âu của các nhà sản xuất ô tô từ những khu vực khác, đặc biệt là Trung Quốc. Trong những năm gần đây, các công ty Trung Quốc, như gã khổng lồ sản xuất pin CATL và nhà sản xuất ô tô Nio, hay các đối thủ đến từ Đức: Mercedes, BMW và Audi đang thúc đẩy sản xuất tại nước này. BYD cũng đã triển khai hoạt động tại quốc gia Đông Âu, với việc mở cơ sở xe buýt điện tại thành phố Komárom vào năm 2017. Không những vậy, với một nhà máy mới tại Szeged, công ty này sẽ ngày càng tăng cường sự hiện diện tại cửa ngõ quan trọng bậc nhất của châu Âu.
Bên cạnh Hungary, Mexico cũng là một quốc gia quan trọng mà BYD hướng đến nếu muốn tiếp cận với thị trường Bắc Mỹ rộng lớn. Hiện tại, ông lớn này gần như không thể “len lõi” vào thị trường xe chở khách tại Mỹ, nơi mà ô tô do Trung Quốc sản xuất phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao 27,5%.
Tuy nhiên, vấn đề sẽ có thể được giải quyết nếu nhà sản xuất ô tô này thiết lập cơ sở sản xuất và bán xe bus, ô tô tại Mexico. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc quốc gia Bắc Mỹ này là một phần của Thỏa thuận thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) vào năm 2020. Theo đó, để tránh thuế quan tại thị trường Mỹ, 75% hàm lượng phương tiện chở khách phải được sản xuất ở Bắc Mỹ.
Bên cạnh những lợi ích liên quan đến chi phí lao động và vận chuyển thấp, BYD có thể sẽ hưởng được nhiều lợi ích từ Mexico do Tesla, khách hàng sử dụng pin quan trọng của công ty Trung Quốc này, đang xây dựng một cơ sở nhà máy tại đây.
Vào tháng 9, trả lời phỏng vấn của hãng tin Mexico El Sol de México, Phó chủ tịch điều hành BYD Stella Li cho biết công ty đang xem xét việc xây dựng một nhà máy ở nước này, mặc dù điều đó sẽ phụ thuộc vào nhu cầu từ thị trường.
“Nếu cảm thấy nhu cầu thị trường lớn, chúng tôi sẽ xem xét sản xuất xe ở đây” – Ông cho biết.
An Thái
QTO - Nhiều công ty đang chuyển hướng sang đầu tư ở Malaysia, bởi lo ngại về chính sách thuế quan mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
QTO - Theo IMF, lời đe dọa áp thuế thương mại của ông Donald Trump đang đẩy chi phí vay dài hạn lên cao, làm gia tăng áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.
VOV.VN - Ngoại trưởng Pakistan Jalil Abbas Jilani ngày 19/1 đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Iran Hossein Amir-Abdollahian để tìm cách hạ nhiệt căng thẳng trong quan hệ...
(Tin Tức) - Lượng lúa mì vận chuyển qua Kênh đào Suez đã giảm gần 40% trong nửa đầu tháng 1/2024, xuống còn 500.000 tấn, do lo ngại về các vụ tấn công tàu chở hàng trên Biển Đỏ...
QTO - Sự kiện này sẽ là chìa khóa thúc đẩy du lịch tại quốc gia khắc nghiệt bậc nhất vào mùa đông?
(NLĐ) - Pakistan hôm 18-1 thông báo đã tiến hành một loạt cuộc tấn công nhằm vào nơi ẩn náu của phiến quân ly khai tại tỉnh Sistan và Baluchestan ở phía Đông Nam Iran.
QTO - Bảy người thiệt mạng trong cuộc tấn công vào sáng thứ Năm của quân đội Pakistan, được cho là nhằm đáp trả lại đợt công kích trước đó của Iran.
QTO - Theo báo cáo được Cơ quan Hải quan Liên bang Nga (FCS) công bố trong tuần này, thương mại của Nga và các nước châu Phi tiếp tục tăng trong năm 2023.
QTO - Xung đột địa chính trị, suy thoái kinh tế tại châu Âu và Trung Quốc là những rủi ro tiềm ẩn được dự đoán sẽ làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu.
(Tin Tức) - Ngày 17/1, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên tại Davos (Thụy Sĩ), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo một cuộc đối đầu tổng lực...
QTO - Cuộc kiểm kê tổng hỗ trợ của các thành viên EU đối với Ukraine diễn ra trong bối cảnh nhiều nước đang dần mệt mỏi với cuộc chiến.
QTO - Các cuộc bầu cử, thảm họa khí hậu, thách thức kinh tế, AI và xung đột địa chính trị dự báo sẽ là những vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của thế giới...