Cập nhật:  GMT+7

Họp báo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023

Chiều nay 24/1, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng và các phó chủ tịch UBND tỉnh: Hà Sỹ Đồng, Lê Đức Tiến chủ trì buổi họp báo về tình hình phát triển KT - XH năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Họp báo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng phát biểu tại buổi họp báo - Ảnh: Lê Minh

Nhiều lĩnh vực ghi nhận sự phát triển vượt bậc

Báo cáo tại buổi họp báo, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trương Chí Trung cho biết: Năm 2023, tỉnh Quảng Trị có 15/18 chỉ tiêu KT - XH đạt và vượt kế hoạch, 3/18 chỉ tiêu tiệm cận với kế hoạch đề ra.

So với năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tính tăng 6,68%; GRDP bình quân đầu người tăng 9,06%, ước tính đạt 71 triệu đồng; các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ ổn định; chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 3,41%; huy động vốn trên địa bàn tăng 11,38%, ước đạt 35.000 tỉ đồng; tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế tăng 2,47%, đạt 52.000 tỉ đồng, nợ xấu chiếm dưới 1%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 3.800 tỉ đồng, đạt 94% dự toán địa phương và 96% dự toán trung ương.

Một số lĩnh vực ghi nhận sự phát triển vượt bậc: Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 30,6 vạn tấn, cao nhất từ trước đến nay, lần đầu tiên vượt ngưỡng 30 vạn tấn. So vớ năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 10%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 30.534,70 tỉ đồng, tăng 14,45%; số lượt khách lưu trú ước tính đạt 801.130 lượt, tăng 65,04%.

Công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật, với 74/101 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm tỉ lệ 73,26%), trong đó có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Xúc tiến thu hút đầu tư có nhiều tiến bộ, đến hết năm 2023, đã có 52 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với số vốn 3.439,1 tỉ đồng. Trong đó, trong khu công nghiệp, khu kinh tế có 5 dự án với số vốn đăng ký là 1.409,16 tỉ đồng và có 2 dự án FDI đăng ký đầu tư mới với vốn đăng ký 30,52 tỉ đồng.

Về mục tiêu trong năm 2024, nhiều chỉ tiêu đặt ra tăng cao so với năm 2023 gồm tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (theo GRDP) 7%-7,5%; GRDP bình quân đầu người đạt từ 78 triệu đồng; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 27.000 tỉ đồng; tổng thu ngân sách trên địa bàn 4.000 tỉ đồng... Để đạt mục tiêu đề ra, UBND tỉnh đã xây dựng 9 nhóm giải pháp.

Xử lý các vấn đề báo chí quan tâm

Tại buổi họp báo, nhiều vấn đề được các phóng viên quan tâm như: thu ngân sách bị sụt giảm; giải ngân vốn đầu tư công chậm; các dự án triển khai chậm, cần có giải pháp mạnh tay đối với những dự án này; dự án Nhà máy nhiệt điện tại Khu kinh tế Đông - Nam Quảng Trị đã có thông báo dừng triển khai, giải pháp tiếp theo là gì; giải pháp lâu dài trong việc bảo vệ nguồn nước trên sông Sa Lung.

Việc không chuyển mục đích sử dụng đất của người dân dẫn đến sử dụng đất sai mục đích, làm ngân sách thất thu tiền chuyển quyền sử dụng đất và phá vỡ quy hoạch; thiếu đất vật liệu san lấp và doanh nghiệp không xuất hóa đơn hoặc chỉ xuất 50% khi bán đất này; vấn đề ở một số đơn vị chưa tạo điền kiện về cung cấp thông tin cho báo chí, như việc tác nghiệp của phóng viên nhằm tuyên truyền về nỗ lực của tỉnh trong phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại nhưng gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin.

Giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); cần đẩy nhanh các khu tái định cư phục vụ cho dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ; xử lý sai phạm trong việc xây dựng các trụ tuabin điện gió không đúng với vị trí được cấp của 2 dự án điện gió Hướng Linh 1 và Hướng Linh 2; sớm giải quyết kiến nghị về đất đai của ông Nguyễn Quang Minh ở Khối phố 1, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa...

Họp báo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023

Phóng viên Cái Văn Long, Báo Nhà báo và Công luận đề nghị UBND tỉnh cần có các biện pháp quyết liệt đối với các nhà đầu tư chây ì, chậm triển khai dự án - Ảnh: Lê Minh

Những nội dung trên được lãnh đạo các sở, ngành giải trình, đồng thời đưa ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Theo đó, đối với tăng nguồn thu ngân sách, nguyên nhân chính giảm nguồn thu là do khó khăn chung của nền kinh tế và chính sách miễn giảm thuế, thị trường bất động sản đóng băng, đặc biệt trong cơ cấu nguồn thu của địa phương thiếu ổn định.

Để tăng nguồn thu trong năm 2024, địa phương sẽ làm việc với trung ương để kiến nghị các giải pháp tăng nguồn thu, trong đó sẽ có cơ chế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển, đồng thời đẩy mạnh hoạt động thương mại qua 2 cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và La Lay để tăng nguồn thu thuế xuất nhập khẩu và xin được giữ lại phần vượt thu, xây dựng các giải pháp hâm nóng thị trường bất động sản.

Đối với lĩnh vực nâng cao chỉ số PCI, UBND tỉnh sẽ giao các cơ quan phụ trách lĩnh vực tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý ngành, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ các khó khăn cho nhà đầu tư.

Liên quan đến tiến độ các công trình, nguyên nhân chậm có phần xuất phát từ công tác quản lý đất đai của cấp cơ sở vẫn còn lỏng lẻo, đặc biệt là phần đất do địa phương quản lý, dẫn đến có tình trạng sử dụng đất sai mục đất dẫn đến nhiều khó khăn trong giải quyết kiến nghị, bồi thường giải phóng mặt bằng. Đối với vật liệu san lấp sẽ tiếp tục lập đoàn kiểm tra liên ngành để thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Họp báo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trương Chí Trung thông tin về giải pháp xử lý đối với các dự án chậm triển khai - Ảnh: Lê Minh

Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, đồng thời sớm hoàn thành các khu tái định cư để người dân di chuyển đến nơi ở mới, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Đối với các dự án chậm triển khai, nhiều nhà đầu tư năng lực hạn chế, pháp luật về đầu tư còn bất cập. Chính vì vậy, trong thời gian tới kiên quyết thu hồi đối với các dự án do nhà đầu tư chây ì, vi phạm pháp luật.

Liên quan đến sự việc ô nhiễm nguồn nước trên sông Sa Lung, các cơ quan chức năng đã kịp thời kiểm tra, phát hiện nguyên nhân và xử lý các doanh nghiệp gây ô nhiễm, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp phải đầu tư biện pháp xử lý chất thải, mặt khác đầu tư lắp đặt các thiết bị giám sát, cảnh báo thường xuyên; trường hợp tái diễn vi phạm sẽ xử lý nghiêm.

Vụ việc các tuabin điện gió được xây dựng sai vị trí được cấp, thiếu sót của doanh nghiệp là khi có văn bản đồng ý điều chỉnh của cấp có thẩm quyền nhưng doanh nghiệp không phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan để điều chỉnh hoàn thiện các thủ tục. Hiện nay, cơ quan chức năng đang tiếp tục kiểm tra, rà soát, tham mưu UBND tỉnh xử lý theo quy định.

Lãnh đạo các sở, ngành phải kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí

Phát biểu tại buổi họp báo, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh: Những chỉ tiêu, kết quả đạt được trong năm 2023 trên các lĩnh vực của địa phương có sự đóng góp của báo chí, kịp thời truyền tải, phản ánh trung thực tình hình đời sống, KT - XH của địa phương, tạo đồng thuận, lan tỏa năng lượng tích cực, tạo niềm tin xã hội. Đồng thời ghi nhận các ý kiến đóng góp của các cơ quan báo chí.

Họp báo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng lưu ý lãnh đạo các sở, ngành tăng cường phối hợp, kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí - Ảnh: Lê Minh

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh: Năm 2024 là năm “tăng tốc” để “về đích” trong năm 2025 các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm (2021 - 2025) với tinh thần “Năm quyết tâm”.

Chính vì vậy, cùng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp, mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục ủng hộ, đồng hành, chia sẻ và có nhiều tin, bài trên tất cả các lĩnh vực, nhiệm vụ.

Trong đó, tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển KT - XH, đảm bảo QP - AN năm 2024; tập trung tuyên truyền đối với các công trình, dự án đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương thống nhất chủ trương và nhà đầu tư đồng thuận, ký kết, khởi động, khởi công.

Tập trung tuyên truyền, giới thiệu, lan tỏa mạnh mẽ các giá trị lịch sử, truyền thống, hình ảnh quê hương, con người, văn hóa, thành tựu của tỉnh nhân kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh 25/8, 35 năm lập lại tỉnh Quảng Trị 1/7 và đặc biệt là năm đầu tổ chức Lễ hội Vì hòa bình 2024.

Chú trọng công tác truyền thông nhằm thúc đẩy chuyển đổi số của tỉnh, để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng những thành quả từ chuyển đổi số mang lại và không bị bỏ lại phía sau trong công cuộc chuyển đổi số. Chuyển đổi số báo chí, xem không gian mạng là mặt trận chính, kịp thời đưa tin, đấu tranh, phản biện với những thông tin xấu, độc, đảm bảo không gian mạng lành mạnh.

Đặc biệt, lưu ý lãnh đạo các sở, ngành tăng cường phối hợp, kịp thời cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí nhằm tạo thuận lợi đưa các chính sách của địa phương đi vào thực tiễn, góp phần phát triển KT - XH, đưa Quảng Trị ngày càng phát triển bền vững.

Lê Minh

Tin liên quan:
  • Họp báo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023
    Các cơ quan báo chí tiếp tục chung sức, đồng lòng cùng với tỉnh tuyên truyền ...

    Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang tại hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức vào sáng nay 18/1. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam tham dự hội nghị.


Lê Minh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06

Sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06
2024-01-24 14:24:00

QTO - Sáng nay 24/1, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác định điện...

Tin liên quan

Gợi ý