Cập nhật:  GMT+7

Hỗ trợ người hưởng trợ cấp thất nghiệp tái gia nhập thị trường lao động

Hỗ trợ học nghề là một trong các chế độ của chính sách Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), giúp người lao động có thể chuyển đổi nghề nghiệp nhằm tạo sinh kế hoặc tăng cơ hội tìm kiếm việc làm mới, sớm quay trở lại thị trường lao động. Để giúp người thất nghiệp có cơ hội tìm kiếm việc làm, bảo đảm cuộc sống, bên cạnh các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm thất nghiệp, công tác đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng cho người lao động được tỉnh Quảng Trị chú trọng.

Hỗ trợ người hưởng trợ cấp thất nghiệp tái gia nhập thị trường lao động

Lớp dạy Kỹ thuật trang điểm cho người lao động được hưởng trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh -Ảnh: H.N

Tại Quảng Trị, số người có quyết định hỗ trợ học nghề đến ngày 30/11/2023 là 227 người. Chỉ tính riêng trong năm 2023, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh đã mở 6 lớp dạy nghề cho lao động thất nghiệp. Các nghề được hỗ trợ học trong năm 2023 bao gồm lái xe ô tô hạng B2, hạng C; kỹ thuật pha chế đồ uống; kỹ thuật chế biến món ăn; kỹ thuật trang điểm thẩm mỹ.

Theo Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (QĐ 77), người lao động được hỗ trợ 4,5 triệu đồng đối với khóa học dưới 3 tháng; không quá 1,5 triệu đồng/tháng đối với khoá học từ 3 tháng đến 6 tháng; người lao động thất nghiệp được hỗ trợ một lần để học một nghề.

Chị Nguyễn Thị Kim Thủy (sinh năm 1992) ở thị trấn Gio Linh là học viên lớp trang điểm thẩm mỹ hiện đang mở tại Trung tâm DVVL. Trước đây, chị làm kế toán ở TP. Hồ Chí Minh. Sau khi được công ty chuyển đến làm việc ở địa phương khác, do hoàn cảnh gia đình, chị Thủy đã xin nghỉ việc. Trở về quê, với tấm bằng kế toán trong tay, ai cũng nghĩ chị sẽ tiếp tục xin làm công việc từ trước đến nay mình vẫn làm.

Vậy nhưng chị lại chọn việc học trang điểm thẩm mỹ làm hành trang cho tương lai của mình. “Lý do khiến tôi không tiếp tục theo nghề kế toán vì tôi vốn đam mê công việc làm đẹp và muốn được tự do trong cuộc sống cũng như có không gian, thời gian của riêng mình. Không chỉ học trang điểm, tôi còn học làm nail. Tôi dự định sẽ mở một spa làm đẹp tại quê nhà nhưng trước mắt cần phải học để có kiến thức và tay nghề vững vàng”, chị Thủy cho biết.

Trung tâm DVVL Quảng Trị bắt đầu mở lớp dạy nghề cho lao động hưởng trợ cấp BHTN từ năm 2014. Đây là đầu mối kết nối giữa học viên và cơ sở đào tạo, do đó khả năng tư vấn cũng như định hướng nghề học cho người lao động, thẩm định cơ sở đào tạo được thực hiện một cách bài bản, đúng quy trình. Hiện trung tâm có 3 cơ sở tiếp nhận hồ sơ BHTN ở TP. Đông Hà, thị xã Quảng Trị và huyện Hướng Hóa.

Vì thế, người lao động hưởng trợ cấp BHTN ở các địa phương đều có cơ hội tham gia các lớp học nghề miễn phí. Công tác phối hợp giữa cơ sở đào tạo nghề và BHXH tỉnh trong việc chi trả hỗ trợ học nghề được thực hiện chặt chẽ và minh bạch.

Bản chất việc học nghề chủ yếu là thực hành, “bắt tay chỉ việc”, do đó 100% người học sau khi hoàn thành khoá học đều có kiến thức, kỹ năng cơ bản để làm được việc. Bên cạnh đó, trình tự, thủ tục giải quyết việc hỗ trợ học nghề được thực hiện đơn giản hoá, tạo thuận lợi cho người học.

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động hưởng trợ cấp BHTN cũng gặp một số khó khăn nhất định. Hiện nay, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh còn ít, ngành nghề kém đa dạng, do đó chưa thu hút người lao động tham gia học nghề. Nhiều người lao động không lựa chọn học nghề tại các cơ sở đào tạo do phần lớn họ muốn vừa học, vừa làm tại các cơ sở kinh doanh để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Ngoài ra, tâm lý một bộ phận người lao động học nghề chủ yếu nâng cao kỹ năng cho bản thân chứ chưa chú trọng đến việc tạo ra thu nhập từ nghề được học. Thời gian đào tạo của các lớp nghề thường ngắn hạn, nếu muốn học nâng cao, người lao động cần nhiều thời gian hơn, trong khi chế độ chỉ hỗ trợ tối đa 6 tháng.

“Việc lựa chọn nghề cũng có xu hướng phân chia theo giới khi đa số phụ nữ chọn các nghề như pha chế, trang điểm, nấu ăn, còn nam giới tập trung vào đăng ký học lái xe, trong khi nghề này khó tìm được việc làm hơn.Nói chung, một số lao động chưa hướng đến những công việc thị trường cần mà chỉ hướng đến công việc bản thân họ muốn. Ngành nghề đào tạo cũng chưa đa dạng, ví dụ trong làm đẹp chỉ mới dạy trang điểm thẩm mỹ trong khi nhu cầu học làm nail, làm tóc của người lao động khá nhiều”, chị Nguyễn Thị Vân, chuyên viên BHTN, Trung tâm DVVL tỉnh cho biết.

Cũng theo chị Vân, mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia BHTN theo QĐ 77 tăng hơn so với quy định trước đây, tạo điều kiện cho người lao động tham gia học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống.

Do vậy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh cần cung cấp các thông tin về quy mô, nội dung, loại hình đào tạo để Trung tâm DVVL Quảng Trị thực hiện tư vấn, hướng dẫn người lao động thất nghiệp tham gia học nghề nhằm thụ hưởng các chế độ theo QĐ 77.

Thị trường lao động những tháng cuối năm 2023 vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, chủ yếu do các doanh nghiệp thiếu đơn hàng sản xuất. Vì vậy, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tăng, tình trạng lao động buộc nghỉ giãn việc, thôi việc, mất việc vẫn tiếp diễn.

Để giúp nhóm lao động này có cơ hội tái gia nhập thị trường lao động, đảm bảo cuộc sống, bên cạnh việc quan tâm đến đào tạo nghề cần nâng cao kỹ năng cho người lao động. Người lao động cần được trang bị kỹ năng mềm, tác phong công nghiệp, ý thức, thái độ khi tiếp cận với vị trí việc làm... để sẵn sàng tiếp cận các vị trí việc làm mới.

Tại Quảng Trị, theo số liệu thống kê dự báo cung - cầu lao động năm 2023 cũng như năm 2024, toàn tỉnh có hơn 250 đơn vị có nhu cầu tuyển dụng. Đây là những thông tin quan trọng cho người lao động nói chung, lao động thất nghiệp nói riêng để tìm hiểu ngành nghề cần tuyển dụng, chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng trong tìm kiếm việc làm.

Thủy Ba

Tin liên quan:
  • Hỗ trợ người hưởng trợ cấp thất nghiệp tái gia nhập thị trường lao động
    Tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề cho người lao động hưởng trợ cấp ...

    Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những công cụ để thực hiện chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Sau 14 năm triển khai thực hiện, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

  • Hỗ trợ người hưởng trợ cấp thất nghiệp tái gia nhập thị trường lao động
    Tạo thuận lợi cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp

    Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đóng vai trò trụ cột đảm bảo an sinh xã hội, trợ giúp người lao động (NLĐ) vượt qua khó khăn khi không may rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp, bị mất việc làm, nhất là trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Để tạo thuận lợi cho NLĐ nhanh chóng tiếp cận chính sách, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu.


Thủy Ba

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nguy cơ gia tăng bệnh hen phế quản khi trời rét

Nguy cơ gia tăng bệnh hen phế quản khi trời rét
2023-12-09 06:15:00

QTO - Ghi nhận tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh trong những ngày gần đây cho thấy có sự gia tăng đáng kể số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý về hô hấp....

Khó khăn chất chồng

Khó khăn chất chồng
2023-12-09 06:10:00

QTO - Vợ mất, một mình anh Lê Phước Thình (sinh năm 1976), hiện đang sống tại thôn Lâm Lang 1, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ, vừa là lao động chính trong nhà,...

Lắng nghe cán bộ, hội viên, phụ nữ nói

Lắng nghe cán bộ, hội viên, phụ nữ nói
2023-12-07 05:50:00

QTO - Đối thoại và tuyên truyền chính sách là một trong những nội dung quan trọng của Dự án 8 về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long