Cập nhật:  GMT+7

Nỗ lực đào tạo nghề cho lao động người dân tộc thiểu số ở Hướng Hóa

Đào tạo nghề theo các chương trình mục tiêu quốc gia cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn và giải quyết việc làm góp phần cải thiện đời sống người dân. Thời gian qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Hướng Hóa luôn có nhiều giải pháp phù hợp để tổ chức đào tạo nghề cho lao động người DTTS trên địa bàn.

Nỗ lực đào tạo nghề cho lao động người dân tộc thiểu số ở Hướng Hóa

Học viên người dân tộc thiểu số thực hành nghề trồng sắn tại xã Lìa, huyện Hướng Hóa -Ảnh: TÚ LINH

Chị Hồ Thị Đơ (sinh năm 1983), ở tại thôn A Rông, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, là học viên lớp nghề kỹ thuật trồng sắn do Trung tâm GDNNGDTX huyện Hướng Hóa tổ chức dạy tại xã Lìa theo nhu cầu của người học.

Trước đây, do thói quen của mình, chị Đơ cứ chặt hom sắn và cắm xuống đất, khoảng cách giữa các cây khi dày, khi thưa, chăm bón không đúng cách nên cây sắn yếu ớt, hay bị dịch bệnh cây trồng, năng suất chưa cao.

Nay được giáo viên dạy lý thuyết và thực hành trồng sắn nên chị cũng như các học viên nắm được kiến thức và áp dụng vào thực tế trồng trọt của mình.

“Chúng tôi đã biết cách chọn hom sắn khỏe mạnh rồi chặt từng đốt khoảng bằng gang tay; ước lượng khoảng cách hàng cách hàng, cây cách cây đều đặn rồi đào rãnh, bỏ phân và đặt hom xuống trồng. Người dân chúng tôi mong muốn có những lớp học nghề như thế này để có thêm kiến thức trong chăn nuôi, trồng trọt nhằm có việc làm, tăng thêm thu nhập và cải thiên đời sống”, chị Hồ Thị Đơ chia sẻ.

Thầy Võ Khánh Ngọc, giáo viên dạy nghề tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hướng Hóa cho biết, lao động nông thôn người DTTS lâu nay thường trồng trọt, chăn nuôi theo tập quán nên năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao. Do đó, công tác đào tạo nghề nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cho người lao động là yêu cầu cấp thiết.

Thời gian qua, thầy Ngọc trực tiếp đứng lớp dạy kỹ thuật trồng rau an toàn, trồng sắn và chăn nuôi cho người DTTS học tại thôn, xã với phương châm “bắt tay chỉ việc”. Sau khi học xong lý thuyết, học viên thực hành nghề ngay tại ruộng, rẫy nên rất hào hứng.

Theo thầy Ngọc, tâm lý các lao động người DTTS rất muốn được trang bị kiến thức nghề để từng bước làm chủ công việc trong cuộc sống hằng ngày. Khi được học nghề, nhiều người đã áp dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế trồng trọt, sản xuất của gia đình một cách hiệu quả. Đặc biệt có không ít người triển khai nghề học được để phát triển quy mô lớn, giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hướng Hóa Đinh Văn Dũng cho biết: Từ đầu năm 2023 đến nay, trung tâm đã tổ chức 30 lớp dạy nghề cho hơn 600 học viên là người DTTS trên địa bàn, gồm các nghề: kỹ thuật trồng chuối, trồng sắn, nuôi và phòng trị bệnh cho dê, nuôi cá nước ngọt, trồng rau an toàn, trồng rừng...

Để có được kết quả như trên, trung tâm đã phối hợp các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền về tận cơ sở các nội dung, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; điều tra, khảo sát người lao động trong độ tuổi có nhu cầu tham gia học nghề hoặc chưa qua đào tạo nghề để thực hiện công tác tuyển sinh và tổ chức lớp đào tạo nghề đạt hiệu quả.

Đặc biệt, trung tâm chú trọng công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân hiểu rõ về các chính sách của Nhà nước trong đào tạo nghề, nhất là các chủ trương về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trung tâm còn cử cán bộ, giáo viên về trực tiếp thôn, bản để khảo sát, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của lao động nông thôn về học các nghề, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, sức lao động, sức khỏe, từ đó tiến hành lập danh sách học viên đăng ký học nghề.

Khi lớp học nghề được tổ chức, các giáo viên dạy nghề của trung tâm luôn tận tụy với học viên, dạy theo mô hình kết hợp giữa việc học lý thuyết và thực hành tại chỗ. Điều kiện vật tư thực hành được trung tâm đầu tư, trang bị đầy đủ đảm bảo cho các học viên thành thạo kỹ năng nghề, qua đó tạo sự hấp dẫn thu hút học viên tham gia học.

Vì vậy, thời gian qua, nhiều lao động người DTTS tham gia học nghề được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản để vận dụng vào phát triển sản xuất của gia đình. Không ít lao động tìm kiếm được việc làm mới sau khi học nghề, có thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa Phạm Trọng Hổ cho biết, huyện có dân số hơn 96 nghìn người, trong đó 50% là người DTTS; người trong độ tuổi lao động chiếm 54% dân số toàn huyện. Là huyện nông nghiệp nên vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động người DTTS luôn được huyện quan tâm. Thời gian qua, huyện đã chỉ đạo Trung tâm GDNN-GDTX chủ động tổ chức đào tạo nghề cho lao động người DTTS.

Từ năm 2020 đến nay, hàng nghìn lao động người DTTS được đào tạo nghề, tìm được việc làm. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa tương xứng so với nhu cầu, nhiều lao động người DTTS vẫn chưa tìm được việc làm phù hợp. Vì vậy, trung tâm cần tổ chức tuyên truyền tốt hơn nữa các nội dung, chính sách khuyến khích đào tạo nghề để ngày càng có nhiều hơn lao động người DTTS được tham gia học nghề, tạo việc làm và góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Tú Linh

Tin liên quan:
  • Nỗ lực đào tạo nghề cho lao động người dân tộc thiểu số ở Hướng Hóa
    Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Hướng Hóa

    Những năm qua, thực hiện các chương trình, dự án của Chính phủ, tỉnh, huyện, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được huyện Hướng Hóa quan tâm. Qua đào tạo nghề, nhiều lao động được tiếp cận kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Vì vậy, đời sống của người lao động được nâng cao, an sinh xã hội được đảm bảo tốt hơn.

  • Nỗ lực đào tạo nghề cho lao động người dân tộc thiểu số ở Hướng Hóa
    Nỗ lực đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Cam Lộ

    Cùng với việc thực hiện chính sách theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện Cam Lộ ban hành Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động trực tiếp đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025 nhằm tăng cường hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân.


Tú Linh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Lắng nghe cán bộ, hội viên, phụ nữ nói

Lắng nghe cán bộ, hội viên, phụ nữ nói
2023-12-07 05:50:00

QTO - Đối thoại và tuyên truyền chính sách là một trong những nội dung quan trọng của Dự án 8 về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp...

Người mẹ tảo tần nuôi 3 con ăn học

Người mẹ tảo tần nuôi 3 con ăn học
2023-12-06 05:10:00

QTO - Ở thôn Đạo Trung, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, nhiều người vẫn dành sự cảm phục khi nhắc về câu chuyện của chị Phan Thị Nhung (sinh năm 1972)....

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long