{title}
{publish}
{head}
Bảo vệ môi trường hệ sinh thái, đa dạng sinh học, giảm nguy cơ cháy rừng, đồng thời mang lại giá trị kinh tế cao hơn trên cùng một diện tích canh tác là hiệu quả kép mà trồng rừng chứng chỉ FSC mang lại!
Rừng được cấp cấp chứng chỉ FSC mang lại hiệu quả trên nhiều mặt - Ảnh: L.M
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phan Văn Phước cho biết, việc thực hiện quản lý rừng bền vững với các nguyên tắc, tiêu chí theo quy định của tổ chức cấp chứng chỉ FSC sẽ góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, qua đó bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu xã hội và kinh tế.
Với nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường châu Âu và Hoa Kỳ về chống phá rừng và suy thoái rừng (EUDR, Đạo luật Lacey,...), đòi hỏi ngày càng cao về truy xuất nguồn gốc gỗ của các công ty chế biến gỗ xuất khẩu, việc thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng có cơ hội tiếp cận, được các đơn vị chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu ra thị trường quốc tế, có thương hiệu, uy tín cao thu mua.
Giám đốc Hợp tác xã Hà Xá (Triệu Ái, Triệu Phong) Trịnh Minh Hóa cho biết, năm 2013, đơn vị đã tiến hành đăng ký trồng rừng chứng chỉ FSC diện tích 406 ha, với 110 hộ dân tham gia. Ban đầu nhiều xã viên Hợp tác xã Hà Xá còn em ngại vì quy trình đánh giá tiêu chuẩn FSC còn xa lạ với người nông dân, đồng thời quy định quản lý rất chặt chẽ, nên người dân còn e ngại.
Tuy nhiên, với sự tuyên truyền, hướng dẫn của cơ quan chức năng đối với lợi ích bảo vệ môi trường, hiệu quả kinh tế rừng mang lại về lâu dài, đặc biệt là lợi ích từ việc phòng chống cháy rừng hiệu quả, bảo vệ sinh thái, nguồn lợi từ rừng, người dân mới yên tâm tham gia. Đến nay, hợp tác xã có 406 ha rừng được quản lý theo chứng chỉ FSC.
Người lao động của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải được trang bị bảo hộ lao động trong quá trình khai thác gỗ rừng trồng - Ảnh: L.M
Quảng Trị là một trong những địa phương đi đầu trong việc trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC hơn 10 năm trước, với tổng diện tích rừng tham gia đánh giá và cấp chứng chỉ đến nay là 26.135,65 ha. Các đơn vị, cá nhân tham gia trồng rừng chứng chỉ FSC gồm: Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đường 9 là 4.229,8 ha; Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Bến Hải với diện tích 8.069,3 ha; Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Triệu Hải có diện tích 4.063,91 ha; Hợp tác xã Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong 406 ha/110 hộ gia đình; Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị có 5.396,64 ha (rừng trồng: 3.251,79 ha; rừng tự nhiên: 2.144,85 ha); Nhóm hộ Chứng chỉ rừng huyện Hải Lăng có 3.970 ha/444 hộ gia đình.
Đánh giá về hiệu quả của việc trồng rừng chứng chỉ FSC, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải Hoàng Ngọc Thành cho biết, đơn vị tham gia trồng rừng chứng chỉ FSC từ năm 2011. Quy trình đánh giá chứng chỉ FSC được thực hiện khá nghiêm ngặt hàng năm nhưng về lâu dài có tính bền vững và lợi ích kép.
Trong đó, tổ chức đánh giá về khâu quy hoạch trồng rừng, việc trồng rừng phải đảm bảo kỹ thuật, góp phần khôi phục hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo sự tồn tại và phát triển đa dạng sinh học trong tự nhiên; về mặt xã hội phải đảm bảo quyền lợi của người lao động trồng rừng như điều kiện làm việc, bảo hộ lao động, thu nhập...; điều kiện khai thác đảm bảo trữ lượng không được vượt quá sản lượng rừng sản sinh...
Về hiệu quả kinh tế, thông thường chu kỳ trồng rừng truyền thống khoảng từ 5-6 năm là thu hoạch, với giá trị khoảng 80 triệu đồng/ha nhưng với rừng chứng chỉ FSC từ 8-10 năm, giá trị thu được là 200 triệu đồng/ha, cao hơn gấp 2 lần so với giá rừng thông thường. Trong khi đó trồng rừng thông thường với thời gian 10 năm để đạt giá trị 160 triệu đồng/ ha, phải mất 2 chu kỳ canh tác và chi phí đầu tư 2 lần. Như vậy có thể thấy, hiệu quả kinh tế khi trồng rừng chứng chỉ FSC cao hơn so với trồng rừng truyền thống.
Tổ chức quốc tế kiểm tra đánh giá hiện trạng việc trồng rừng chứng chỉ FSC của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải - Ảnh: L.M
Về đầu ra sản phẩm gỗ rừng chứng chỉ FSC trên địa bàn tỉnh đã thiết lập được chuỗi liên kết tiêu thụ gỗ rừng trồng có chứng chỉ FSC giữa các chủ rừng với doanh nghiệp có chứng chỉ CoC như Công ty Chế biến gỗ Thu Hằng, Công ty Nguyên Phong, Công ty Thương mại Quảng Trị, Công ty Scansia Pacific (Thành phố Hồ Chí Minh). Các doanh nghiệp này đã ký cam kết bao tiêu toàn bộ sản lượng gỗ có chứng chỉ của Hội FSC Quảng Trị nói chung và các hợp tác xã nói riêng với giá cao hơn với so với giá gỗ không có chứng chỉ từ 10-12%.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phan Văn Phước cho rằng, lợi ích về việc trồng rừng chứng chỉ FSC khá rõ ràng nhưng việc phát triển diện tích rừng quản lý theo tiêu chuẩn FSC gặp rất nhiều khó khăn. Với phần lớn diện tích rừng trồng sản xuất hiện nay thuộc đối tượng quản lý chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân với quy mô nhỏ, phân bố không tập trung gây khó khăn trong công tác lập hồ sơ, sản xuất và quản lý rừng theo các tiêu chuẩn, nguyên tắc của chứng chỉ rừng quốc tế.
Với điều kiện kinh tế suy thoái toàn cầu, thị trường biến động mạnh nên giá cả có biên độ chênh lệch thấp, chưa khuyến khích được các chủ rừng quy mô nhỏ. Các quy định về quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện nghiêm ngặt, khiến cho người trồng rừng chưa mặn mà tham gia. Tư duy của người trồng rừng muốn trồng rừng trong thời gian ngắn, nhanh thu hoạch, tự chủ quản lý nên vẫn còn tâm lý e ngại không tham gia thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng.
Để phát triển trồng rừng theo chứng chỉ FSC có tính bền vững, mang lại lợi ích kép, cần sớm có giải pháp khả thi, lâu dài, trong đó cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội và đặc biệt là trực tiếp đối với người trồng rừng. Bên cạnh đó, cần chú trọng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua chế biến để việc bao tiêu sản phẩm trở thành khâu đột phá trong phát triển trồng rừng FSC.
Lê Minh
QTO - Vùng miền núi Quảng Trị có lượng mưa hằng năm khá lớn, trong khi dân cư phân bố ở hầu khắp các khu vực có địa hình đồi núi cao, nhiều sông suối. Vì...
QTO - Hiện nay, nhiều hạng mục hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh đang bị xuống cấp, hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, đặc biệt khi mùa mưa bão đến. Để bảo...
QTO - Những mô hình chăn nuôi hiệu quả, những ngôi nhà khang trang mọc lên tại rẻo vùng cao Đakrông là minh chứng sống động cho sự vươn lên thoát nghèo của...
QTO - Ban Quản lý Bảo trì giao thông (QLBTGT) trực thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị được giao quản lý, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường,...
QTO - Xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2018. Tuy nhiên, căn cứ theo Quyết định số 1738, ngày 4/7/2022 của...
QTO - Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn...
QTO - Quảng Trị là tỉnh thường xuyên gánh chịu sự tàn phá của thiên tai với tần suất và mức độ lớn. Các loại hình thiên tai xảy ra nhiều nhất là bão lũ,...
QTO - Tăng tỉ lệ che phủ rừng, đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân-đó là những lợi ích kép khi triển khai hiệu quả chính sách chi trả dịch...
QTO - Dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu TP. Đông Hà vay vốn Cơ quan Phát triển Pháp...
QTO - Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Do vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương...
QTO - Quảng Trị là một trong những địa phương có thời tiết khắc nghiệt, bão lũ xảy ra thường xuyên, hạn hán thất thường đã làm cho nguồn tài nguyên nước...
QTO - Xác định giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH gắn với công tác an sinh xã hội, huyện Vĩnh Linh đã thực hiện có...