{title}
{publish}
{head}
Để bảo vệ môi trường sản xuất, môi trường sinh thái, tạo sản phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe con người, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung đang chuyển dần sang sản xuất theo phương thức canh tác hữu cơ. Đây là hướng sản xuất không mới vì trước đây nông dân đã thực hiện nhưng hiện nay quay trở lại sau hàng chục năm sử dụng phương pháp canh tác vô cơ và chịu tác hại của nó. Tuy nhiên, sự trở lại bây giờ là có ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để xây dựng một nền sản xuất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và mang lại nhiều hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. Sản xuất hữu cơ hiện nay trên địa bàn tỉnh được áp dụng trên nhiều loại cây, con với các mô hình liên kết sản xuất hiệu quả.
Cấy mạ khay trong sản xuất lúa hữu cơ ở Vĩnh Linh thay cho phương pháp gieo thẳng từ trước đến nay của nông dân. - Ảnh: V.T.H
Sau sự thành công của các mô hình hợp tác sản xuất lúa hữu cơ ở Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục hợp tác với Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị triển khai nhân rộng mô hình này ra nhiều địa phương trong tỉnh. Mô hình “Sản xuất lúa hữu cơ sử dụng mạ khay, máy cấy liên kết tiêu thụ sản phẩm” tại HTX Tiên Mỹ, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh diện tích 14 ha, sử dụng giống lúa có phẩm cấp chất lượng cao ST25 trong năm 2023 thành công mỹ mãn.
Ông Nguyễn Văn Tuần là một trong 17 hộ tham gia mô hình tại HTX Tiên Mỹ cho biết, việc triển khai mô hình sản xuất ở HTX khá thuận lợi vì mấy vụ trước các hộ đã sản xuất theo hướng hữu cơ rồi, giờ kỹ thuật đã thuần thục, ruộng chủ động nước. Tham gia mô hình, các hộ được bao tiêu sản phẩm, tạo đầu ra ổn định cho nông dân, mang lại hiệu quả kinh tế, lợi nhuận tối ưu, bảo vệ môi trường sinh thái và gia tăng lợi ích xã hội.
Triển khai thực hiện mô hình, các hộ tham gia được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 50% giống và vật tư, Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị cho mượn 50% số giống và vật tư còn lại đến cuối vụ và thu mua toàn bộ lúa trong mô hình cho nông dân.
Các hộ nông dân được tham gia tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất lúa hữu cơ sử dụng mạ khay, máy cấy và tuân thủ đúng kỹ thuật được hướng dẫn trong quá trình sản xuất. Mạ đưa ra cấy là mạ 3 lá, sử dụng 450 khay/ha (tương đương với 50 kg giống/ha). Trong suốt vụ, cây lúa phát triển khoẻ mạnh, ít sâu bệnh gây hại hơn so với ruộng thông thường.
Nông dân sử dụng chế phẩm sinh học tự làm từ gừng, ớt, tỏi để phòng, trừ sâu bệnh cho lúa thay thế thuốc bảo vệ thực vật, giúp hệ sinh thái đồng ruộng được duy trì, tạo ra sản phẩm an toàn. Công việc phun cũng được thực hiện bằng máy bay không người lái đã giảm sức lao động, lượng chế phẩm phun đồng đều hơn, tập trung hơn.
Nông dân sử dụng chế phẩm như đạm cá, nước thân cây lên men, canxi phốt phát xương, canxi vỏ trứng.... thay cho phân bón hoá học giúp lúa cứng cây, hạn chế được sâu bệnh gây hại. Chế phẩm trứng gà và sữa bổ sung khoáng chất và dinh dưỡng cho hạt gạo thơm ngon, lúa chắc hạt, tỉ lệ lem lép thấp, sản phẩm đạt chuẩn hữu cơ.
Qua quá trình triển khai mô hình cho thấy, cây lúa phát triển tốt, bộ lá màu xanh bền, màu xanh vừa phải từ đầu vụ đến cuối vụ, ít nhiễm sâu bệnh, trổ đều, tập trung, khoe bông, đặc biệt thân lúa cứng cáp, không bị đổ ngã do mưa, gió. Năng suất lúa tươi đạt khoảng 60 - 65 tạ/ha, công ty thu mua tại đồng ruộng, nông dân đạt giá trị hơn 80 triệu đồng/ha, lợi nhuận gần 33 triệu đồng/ha, cao hơn 16 triệu đồng/ha so với lúa canh tác theo phương pháp vô cơ.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị Trần Cẩn cho biết: Mô hình triển khai đã có tác động lớn trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Ngoài tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, việc triển khai mô hình đã nâng cao nhận thức, thay đổi phương thức canh tác của người dân trong việc sản xuất lúa hữu cơ, bền vững, đảm bảo sản phẩm an toàn, môi trường đất, nước không bị ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái đồng ruộng, phù hợp với thích ứng biến đổi khí hậu hiện nay.
Thành công của mô hình là căn cứ để các địa phương khác học tập, áp dụng. Trên cơ sở kết quả đạt được, trong vụ đông xuân năm nay và những năm tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục xây dựng các mô hình, chuyển giao khoa học kỹ thuật canh tác hữu cơ cho nông dân, đặc biệt là trong sản xuất lúa.
Chú trọng xây dựng các mô hình có tổ chức liên kết sản xuất để tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho nông dân và tăng nhanh diện tích sản xuất theo hướng hữu cơ.
Mô hình lúa hữu cơ mà Trung tâm Khuyến nông tỉnh đang triển khai là cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh đạt được 1.000 ha lúa hữu cơ.
Để sản xuất lúa hữu cơ có tính bền vững cần doanh nghiệp cùng tham gia vào trong chuỗi để cùng cung ứng các dịch vụ sản phẩm đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Phú Quốc cho biết: Trong thời gian tới, ngành sẽ đẩy mạnh phối kết hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức tuyên truyền và vận động nông dân có ruộng đủ điều kiện về giao thông nội đồng, tưới tiêu và quy hoạch liền vùng, liền khoảnh để liên kết sản xuất cánh đồng lớn lúa hữu cơ.
Các cơ quan, đơn vị thuộc ngành tập trung hướng dẫn các quy trình, tiến bộ kỹ thuật để nông dân thực hiện mô hình đúng bài bản. Đồng thời, tích cực kêu gọi các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất để đảm bảo đầu vào và đầu ra của sản xuất cho nông dân.
Liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo phương pháp canh tác hữu cơ là hướng đi đem lại nhiều lợi ích và mang tính bền vững, xây dựng thương hiệu gạo hữu cơ Quảng Trị tiêu thụ trong cả nước.
Võ Thái Hòa
QTO - Từ một vùng đất mang trong mình nhiều vết thương chiến tranh và có nhiều nét làng quê thôn dã, sau 15 năm thành lập, đến nay thị trấn Cửa Tùng đã trở...
QTO - Những năm gần đây, KT - XH của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi từng bước phát triển. Tuy vậy, đây vẫn là vùng khó khăn so...
QTO - Công trình Thủy lợi-Thủy điện Quảng Trị có chức năng cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh với diện tích khoảng 27.000...
QTO - Mặc dù huyện Hướng Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để gỡ khó cho cây chuối Hướng Hóa như cấp 9 mã số vùng trồng (MSVT) trên cây chuối (xuất khẩu vào...
QTO - Thời gian qua, các trang trại chăn nuôi xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp, cá nhân nào cũng đủ nguồn...
QTO - Qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Quảng Trị đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nhiều trường hợp có dấu...
QTO - Báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN) là báo cáo tài chính tổng hợp bao gồm báo cáo tình hình tài chính nhà nước dùng để phản ánh toàn bộ thông tin về...
QTO - Trải qua hàng chục năm sử dụng, tuyến kênh thủy lợi N1-11A đi qua địa bàn xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong hiện đã xuống cấp nặng nề. Tuyến kênh bị...
QTO - Cùng với việc đóng mới, nâng cấp tàu thuyền, những năm qua, ngư dân trên địa bàn tỉnh đã đầu tư mua sắm trang thiết bị, ứng dụng nhiều công nghệ mới...
QTO - Đồng chí NGUYỄN ĐỨC ĐỒNG, TUV, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Trị trả lời phỏng vấn
QTO - Với sự kiên trì, tích cực học hỏi để chuyển đổi sản xuất theo hướng liên kết, tại huyện Vĩnh Linh, nhiều nông dân đã lập nghiệp thành công với mô...
Những năm gần đây, kinh tế - xã hội Đắk Nông ngày càng phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao. Nhiều nhà đầu tư, dự án lớn đã chọn Đắk Nông làm nơi dừng chân. Đời...