
{title}
{publish}
{head}
QTO - Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết ngày 20/7/1954 là một thắng lợi to lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng của cách mạng nước ta. Lần đầu tiên, Chính phủ Pháp và mỗi nước tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ cam kết tôn trọng, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đầu những năm 1950, chiến tranh lạnh từ Châu Âu lan sang Châu Á, các nước lớn tìm cách tránh xung đột quân sự trực tiếp và dần chuyển sang hòa hoãn với nhau. Ngày 8/5/1954, Hội nghị Giơne-vơ về chấm dứt chiến sự và lập lại hòa bình ở Đông Dương khai mạc, có 9 bên tham dự gồm: Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia. Các nước đến dự Hội nghị Giơ-ne-vơ có những lợi ích, chiến lược và những mục tiêu khác nhau. Do tương quan lực lượng quốc tế lúc đó, hội nghị đã bị các nước lớn chi phối. Song chúng ta vẫn kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ thể hiện trong việc xác định mục tiêu, nguyên tắc đàm phán, nhưng linh hoạt về sách lược và bước đi, chúng ta phải làm tất cả những gì có thể làm để đạt được lợi ích của mình.
![]() |
Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 bàn về lập lại hòa bình ở Đông Dương -Ảnh: TƯ LIỆU |
Ngay từ ngày hội nghị bắt đầu, đoàn Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều hoạt động ngoại giao và vận động quốc tế. Song song với đấu tranh trên bàn đàm phán, ta đã tích cực làm việc với các đoàn, tổ chức họp báo, gặp gỡ hàng trăm đoàn thể nhân dân và chính giới Pháp để bày tỏ thiện chí và quyết tâm của ta, tố cáo hành động hiếu chiến và âm mưu phá hoại của các lực lượng thù địch. Các hoạt động này đã góp phần làm cho dư luận Pháp và quốc tế ủng hộ lập trường của Việt Nam. Trong nước, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã bước vào giai đoạn quyết định. Nhờ có đường lối chiến tranh nhân dân, quân và dân ta từ thế bị động chuyển sang thế chủ động tiến công và liên tiếp giành thắng lợi. Ngày 7/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, làm rung chuyển chính trường và xã hội Pháp, thúc đẩy phong trào chống chiến tranh của nhân dân Pháp lên cao trào, tạo phân hóa trong chính giới Pháp, đặc biệt trong Quốc hội Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ tăng thêm sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Nhân dân Việt Nam; tạo thế vững vàng cho Việt Nam bước vào Hội nghị Giơ-ne-vơ.
Qua 75 ngày đàm phán căng thẳng, với 31 phiên họp, cùng rất nhiều cuộc gặp, tiếp xúc song phương và đa phương bên lề hội nghị, cuối cùng các bên tham gia hội nghị (trừ Mỹ) đã thỏa thuận và ký kết được các văn bản. Kết quả hội nghị phản ánh được tương quan lực lượng giữa ta và đối phương trong hoàn cảnh lúc đó, cả trên chiến trường lẫn trên bàn đàm phán. Thắng lợi trong việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ là thắng lợi vẻ vang của nền ngoại giao cách mạng non trẻ của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á - Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nguyên nhân hàng đầu quyết định thắng lợi cơ bản trên là do đường lối chính trị, đường lối quân sự và đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt quân đội và Nhân dân ta đã đoàn kết nhất trí, chiến đấu anh dũng suốt 9 năm, giành thắng lợi của cuộc tổng tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, buộc đế quốc, thực dân phải ngồi vào bàn hội nghị, cam kết chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
67 năm đã đi qua, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi, nhưng Hiệp định Giơ-ne-vơ vẫn luôn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau. Đó là, trước tình hình quốc tế hết sức phức tạp, các nước lớn chi phối các quan hệ quốc tế, cần phải nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; kiên định về nguyên tắc, linh hoạt, mềm dẻo về sách lược, “dĩ bất biến, ứng vạn biến” theo tư tưởng Hồ Chí Minh; tăng cường tiềm lực, nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước, là nhân tố bên trong có ý nghĩa quyết định, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đối ngoại để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì hòa bình, ổn định cùng phát triển; phát huy vai trò của công tác đối ngoại, tăng cường đối thoại, tận dụng hết khả năng sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp, xung đột trong quan hệ với các nước, phù hợp với luật pháp quốc tế, ra sức giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định vì lợi ích của Nhân dân ta và nhân dân thế giới; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại; tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, các lực lượng yêu chuộng hòa bình và công lý trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, việc thực hiện đường lối và các chủ trương, chính sách đối ngoại không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành đối ngoại mà trở thành nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Vì vậy, cùng với việc tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại có phẩm chất chính trị và tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đảng, Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt trong việc nâng cao năng lực và ý thức của tất cả các tổ chức, cơ quan, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp và từng người dân trong xử lý những vấn đề liên quan hoặc có yếu tố nước ngoài, tạo lòng tin và tình cảm tốt đẹp của nhân dân các nước đối với Việt Nam, cùng góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta.
Tự hào với truyền thống ngoại giao hòa bình, hòa hiếu, hữu nghị nhưng kiên định bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chúng ta làm hết sức mình để duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển, đồng thời không ngừng đề cao cảnh giác, làm thất bại mọi mưu toan xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của đất nước ta.
Hoài Trường
QTO - Chính phủ yêu cầu tiếp nhận đội viên Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn...
QTO - Với phương châm bảo đảm công việc liền mạch, thông suốt, các xã mới sau sắp xếp đã ưu tiên tập trung mọi nguồn lực phục vụ người dân đến làm thủ tục...
QTO - Theo kết quả rà soát, giai đoạn 2021 - 2025, huyện Vĩnh Linh có 668 hộ gia đình người có công với cách mạng cần hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở. Phó...
QTO - Ngay từ đầu năm 2021, UBND huyện Triệu Phong ban hành Kế hoạch số 223 về cải cách hành chính của huyện năm 2021 cũng như các văn bản chỉ đạo, điều...
QTO - Dẫu biết sẽ đối diện với khó khăn và cả nguy cơ lây nhiễm COVID-19 nhưng nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh vẫn tình nguyện tham gia các...
Với phương châm “không bỏ ai ở lại phía sau”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đưa ra 3 đề xuất quan trọng cho hợp tác APEC.
(Chinhphu.vn) – Sáng 17/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 đã giao ban trực tuyến ngắn với TPHCM để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
QTO - Những năm trở lại đây, phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn huyện Cam Lộ đã có những bước phát triển tích cực. Nhiều mô hình, điển...
Trước sức nóng và tình hình lây lan nhanh, khó kiểm soát của dịch COVID-19 trên cả nước, đã có rất nhiều tỉnh, thành phố buộc phải áp dụng các chỉ thị về giãn cách xã hội, hạn...
(ĐCSVN) – Trong lúc dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay, nhất là tại TP Hồ Chí Minh, thì người dân cần phải bình tĩnh, không hoang mang; phải tuyệt đối chấp...
(Chinhphu.vn) – Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 186/TB-VPCP ngày 15/7/2021 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với Thành phố Hồ Chí...
QTO - Năm 2020, bão lũ gây thiệt hại rất nặng nề nhà cửa, tài sản của người dân, các công trình hạ tầng của nhà nước. Để nhanh chóng ổn định đời sống, phát...