{title}
{publish}
{head}
Sau vụ nhóm thanh thiếu niên (mà nhiều trong số đó chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện mô tô) phóng nhanh, vượt ẩu, đâm vào một cô gái đứng chờ đèn đỏ khiến nạn nhân tử vong, Công an TP.Hà Nội đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để phát hiện sớm và ngăn chặn triệt để tình trạng này. Thông qua việc phát hiện, bắt giữ các đối tượng vi phạm, lực lượng chức năng tập trung xác minh làm rõ trách nhiệm của các bậc phụ huynh và chủ phương tiện khi giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.
Thời gian qua, mặc dù công an các địa phương trong cả nước đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vụ việc thanh thiếu niên chưa đủ tuổi, chưa đủ điều kiện điều khiển xe mô tô nhưng vẫn chưa ngăn chặn triệt để tình trạng này.
Trên đường phố hiện nay, không khó để bắt gặp hình ảnh học sinh cấp 2, cấp 3 điều khiển các loại mô tô, xe máy khác nhau, trong đó nhiều xe có dung tích trên 50cc. Ban đêm, nhiều em còn vô tư lái xe mà không đội mũ bảo hiểm, lạng lách đánh võng trên đường... khiến nhiều người không khỏi lo ngại.
Các vụ tai nạn liên tiếp xảy ra phần nào cho thấy sự lo ngại đó là có cơ sở. Mới đây nhất, cũng tại Hà Nội xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa 3 xe máy làm 2 người chết, 4 người bị thương, tất cả các nạn nhân ở độ tuổi từ 14-18 đều chưa có giấy phép lái xe mô tô. Tại Quảng Trị, từ đầu năm đến nay, cơ quan công an đã lập biên bản đối với 3.709 hành vi vi phạm liên quan đến lứa tuổi học sinh, tạm giữ 1.353 phương tiện (trong đó có 799 trường hợp giao phương tiện cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông; 1.048 trường hợp chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện; 14 trường hợp không có giấy phép lái xe).
Có nhiều lý do để phụ huynh sẵn sàng giao xe mô tô, xe máy cho con em mình đi học, đi chơi. Điều kiện kinh tế ngày càng phát triển nên việc mua một chiếc xe máy đối với nhiều gia đình không quá khó khăn. Phụ huynh lại bận rộn với công việc, không thể đưa đón con mỗi ngày nên giao xe cho con với suy nghĩ để con cái chủ động trong việc đi lại, học hành.
Bên cạnh đó, một số phụ huynh chưa nhận thức đúng về trách nhiệm của mình trong việc quản lý con cái; không hiểu rõ quy định pháp luật hoặc chủ quan cho rằng “tai nạn sẽ không xảy ra với con mình”. Thực tế cho thấy, sự nuông chiều và thiếu giám sát từ gia đình có thể dẫn đến những quyết định sai lầm trong việc cho phép trẻ điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi chưa đủ điều kiện.
Những vụ tai nạn thương tâm xuất phát từ lý do trên thường để lại nỗi đau, sự hối tiếc cho các bậc phụ huynh, đồng thời có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý nghiêm trọng. Ở đây không chỉ là trách nhiệm quản lý con cái với vai trò phụ huynh mà còn là trách nhiệm của công dân trong việc tuân thủ đúng pháp luật về giao thông đường bộ.
Mới đây, một người đàn ông ở Hải Phòng bị khởi tố hình sự vì giao phương tiện cho con trai chưa đủ tuổi tham gia giao thông gây tai nạn, dù con trai ông đã tử vong. Trong trường hợp này, ngoài việc đối mặt với án phạt tù, người đàn ông đó còn phải sống trong sự hối hận, dằn vặt suốt cuộc đời vì mình là một trong những nguyên nhân khiến con trai mất đi mạng sống khi tuổi còn quá trẻ.
Pháp luật quy định rõ: “Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 . Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự”.
Tuy nhiên, do đối tượng vi phạm là những thiếu niên chưa đủ 18 tuổi nên mức xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (được chỉnh sửa, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) được cho là khá nhẹ.
Cụ thể, theo Điều 21, Nghị định 100, với người từ 14-16 tuổi điều khiển xe máy sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo; với người từ 16 đến dưới 18 tuổi điều khiển xe từ 50 cm3 trở lên sẽ bị phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng.
Người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 82, Nghị định 100. Phải chăng mức xử phạt này chưa đủ sức răn đe, chưa tác động sâu sắc đến nhận thức của các đối tượng thanh thiếu niên nói chung và người giao phương tiện nói riêng?
Về trách nhiệm của chủ phương tiện, nhẹ thì bị xử phạt hành chính, nặng thì bị truy tố hình sự với mức hình phạt từ phạt tiền cho đến cao nhất 7 năm tù. Tuy nhiên, lâu nay cơ quan chức năng ở một số địa phương chưa xem xét triệt để trách nhiệm của chủ phương tiện hay người giao phương tiện, dẫn đến tâm lý chủ quan khi cho rằng chỉ xử phạt hành chính là xong.
Tai nạn giao thông liên quan đến thanh thiếu niên cần được giải quyết nghiêm túc, triệt để. Đó là mong muốn của nhiều người. Bởi mỗi vụ tai nạn không chỉ là một con số thống kê mà còn là nỗi đau, sự mất mát của cả gia đình và xã hội. Để ngăn chặn tình trạng này cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp.
Theo đó, cần có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh. Các hoạt động giáo dục pháp luật về giao thông cần được tổ chức thường xuyên, tiếp cận đến từng gia đình.
Trên thực tế, phụ huynh hoàn toàn có thể quản lý được việc sử dụng phương tiện của con cái và hướng con cái từ nhỏ phải có ý thức chấp hành pháp luật. Việc xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật về giao thông ngay từ khi còn nhỏ sẽ tạo nên những công dân có trách nhiệm và góp phần tạo dựng một xã hội an toàn hơn cho tất cả mọi người.
Hãy là những công dân có trách nhiệm với xã hội bằng việc tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về giao thông!
Thủy Ba
QTO - Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, (thay thế cho Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành năm 2010)...
QTO - Trong công tác cán bộ, khâu đánh giá cán bộ có vai trò quan trọng, được xem là khâu mở đầu mang tính quyết định. Đánh giá đúng cán bộ sẽ là cơ sở cho...
QTO - Theo số liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, tính đến năm 2023, tỉnh Quảng Trị có gần 70 sản phẩm, dịch vụ được cấp bằng nhãn hiệu tập thể (năm 2024 chưa có...
QTO - Trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức của Đảng ta về vị trí, vai trò của văn học nghệ thuật (VHNT) đối với xây...
QTO - Sinh thời, Bác Hồ từng nói về bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Người chỉ rõ: “Tham ô có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn: Nó tai hại hơn...
QTO - Tháng 12/2023, UBND tỉnh Quảng Trị có quyết định phê duyệt Đề án thí điểm thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm...
QTO - Theo Chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ...
QTO - Từ sáng đến trưa ngày 27/10/2024, có hai người dầm mưa đứng chặn đường, huơ tay làm hiệu cho các phương tiện phải quay trở lại vì đoạn đường phía...
QTO - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố then chốt, có tính đột phá để phát triển KT - XH, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững ở vùng...
QTO - Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện chức năng bảo...
QTO - “Tuần lễ hiến ghép mô, tạng Việt Nam 2024” được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày mồng 7-12/10. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức tuần lễ này,...
QTO - Thu nhập là một trong những tiêu chí quan trọng, giữ vai trò “đòn bẩy”, tạo động lực hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn...