{title}
{publish}
{head}
Ảnh hưởng của đợt lũ lụt vừa qua đã gây hư hỏng nhiều công trình giao thông, thủy lợi trên địa bàn huyện Hải Lăng. Hiện chính quyền địa phương đang triển khai các giải pháp khắc phục thiệt hại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và sản xuất của người dân.
Cầu Câu Nhi nối hai xã Hải Sơn và Hải Phong, huyện Hải Lăng bị sụt lún nghiêm trọng gây khó khăn cho việc lưu thông - Ảnh: Đ.V
Cầu Câu Nhi nằm trên tuyến đường ĐH.56 nối 2 xã Hải Phong và Hải Sơn, cũng là điểm kết nối xã Hải Phong ra tuyến Quốc lộ 1, phục vụ đắc lực cho sự phát triển KT-XH và thương mại - dịch vụ trong vùng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt mưa lũ vừa qua đã làm trụ cầu bê tông, dầm sắt và bản mặt cầu bị sụt lún so với mặt cầu cũ gần 1 m, gây nguy hiểm cho người dân và phương tiện lưu thông qua lại.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, lãnh đạo huyện Hải Lăng cùng các ngành chuyên môn trực tiếp kiểm tra, đánh giá mức độ nguy hiểm để có những giải pháp ban đầu nhằm đảm bảo an toàn cho người dân qua lại trên chiếc cầu này.
Sau khi khảo sát thực tế hiện trạng cầu Câu Nhi, Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng Lê Đức Thịnh cho biết: “Giải pháp tạm thời hiện nay là cấm tuyệt đối toàn bộ phương tiện cơ giới qua lại trên cầu. Đồng thời giao cho Ban An toàn giao thông huyện phối hợp với xã Hải Phong và Hải Sơn thông báo, lên phương án tuyên truyền, giải thích cho người dân khi tham gia giao thông trên cầu phải tuyệt đối đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản.
Giao Phòng Kinh tế- Hạ tầng tham mưu UBND huyện báo cáo kịp thời tình hình với UBND tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải để có phương án giải quyết về lâu dài. Huyện cũng đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công công trình cầu mới bên cạnh, phấn đấu đến tháng 6/2024 đưa vào sử dụng để phục vụ việc lưu thông an toàn cho người dân”.
Theo chính quyền và người dân xã Hải Phong cho biết, mỗi ngày có hàng trăm lượt người và phương tiện qua lại trên cây cầu này. Đây cũng là tuyến đường gần nhất kết nối xã Hải Phong với Quốc lộ 1. Chính vì vậy, các phương tiện giao thông, nhất là các phương tiện ô tô vận chuyển hàng hóa luôn chọn lưu thông trên tuyến đường này. Hiện nay, cây cầu bị sụt lún nên nhiều người dân khá hoang mang, lo lắng.
Anh Phạm Tý, người dân xã Hải Phong hiện đang sinh sống, làm việc tại TP. Đông Hà thường xuyên về quê thăm bố mẹ bằng con đường đi qua cầu Câu Nhi. Sau đợt mưa lũ vừa qua, anh Tý về thăm gia đình, chứng kiến cây cầu đã bị sụt lún nghiêm trọng không thể đi bằng ô tô qua được nên hết sức lo lắng.
“Trước đây, muốn về xã Hải Phong thì đi đường từ xã Hải Sơn qua cầu Câu Nhi là thuận tiện và rộng rãi nhất. Tuy nhiên, do cây cầu đã quá cũ kỹ và hiện đã bị sụt lún nghiêm trọng nên phương tiện ô tô không thể qua lại được, rất vất vả cho người dân. Hiện nay muốn về nhà bố mẹ, tôi phải đi đường vòng nhỏ hẹp khá xa hoặc phải gửi ô tô bên này cầu Câu Nhi rồi nhờ người chở về nhà rất bất tiện”.
Trong khi đó, ông Phạm Như Khảm, người dân thôn Câu Nhi, xã Hải Phong bày tỏ: “Đợt lũ lụt vừa qua đã làm cầu Câu Nhi sụt lún nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của bà con. Mong muốn lớn nhất của người dân chúng tôi là Nhà nước quan tâm, kịp thời khắc phục hư hỏng và sớm xây dựng hoàn thành cây cầu mới bên cạnh để bà con yên tâm đi lại và con cháu đi học an toàn”.
Ngoài cây cầu Câu Nhi bị sụt lún, nhiều công trình giao thông, thủy lợi khác trên địa bàn huyện cũng bị thiệt hại nặng do mưa lũ. Trong đó, có 2 điểm sạt lở có nguy cơ ảnh hưởng đến nhà dân tại sông Vĩnh Định và sông Nhùng; gần 200 m đê bao đoạn qua xã Hải Quế và Hải Trường bị sạt lở; nhiều tuyến kênh mương thủy lợi và hệ thống kè đường giao thông nông thôn bị hư hỏng nặng với tổng chiều dài khoảng gần 1.000 m.
Hiện nay, huyện Hải Lăng đang triển khai các giải pháp khắc phục trước mắt, trong đó ưu tiên khắc phục khẩn cấp cầu Câu Nhi; sạt lở bờ sông Vĩnh Định, sông Nhùng, kè đê bao sông cựu Vĩnh Định...
Hiếu Giang
QTO - Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông, từ đường tỉnh đến đường huyện,...
QTO - Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền...
QTO - Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động là 1 trong 5 lĩnh vực đột phá được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Triệu Phong lần thứ...
QTO - Để thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính thông qua việc khai thác và sử dụng...
QTO - Từ một xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Hướng Hóa, những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và sự nỗ...
Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2023 (gọi tắt là Festival Tôm) là lễ hội lớn nhất về ngành hàng tôm, có quy mô cấp khu...
QTO - Trước những thiệt hại do thiên tai từ năm 2020, trung ương đã bố trí nguồn kinh phí tạm cấp cho tỉnh Quảng Trị để khắc phục khẩn cấp hậu quả. Tuy...
QTO - Xác định quảng bá sản phẩm trên nền tảng số là cách nhanh nhất đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng ở trong nước và nước ngoài, thời gian...
QTO - Nhờ mạnh dạn chuyển đổi mô hình kinh tế từ bám biển sang mở trang trại chăn nuôi, anh Ngô Thế Biên (sinh năm 1986), ở thôn Thử Luật, xã Vĩnh Thái,...
QTO - Với lợi thế về ngư trường đánh bắt khá rộng, tỉnh Quảng Trị đã tập trung phát triển ngành thủy sản theo hướng hiện đại, bền vững. Sản lượng thủy sản...
QTO - Địa bàn huyện Triệu Phong có 4 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận và hiện đang hoạt động. Các làng nghề truyền thống đã tạo ra nhiều sản...
QTO - Tại chợ Đông Hà hiện nay, số lô quầy tạm ngừng hoạt động, đóng cửa, trả mặt bằng kinh doanh do vắng khách, buôn bán ế ẩm ngày càng tăng. Thực tế này...