Cập nhật:  GMT+7

Góp phần lan tỏa văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc

Quảng Trị là vùng đất địa linh nhân kiệt, có bề dày văn hóa lịch sử lâu đời. Với vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, những năm qua, Báo Quảng Trị đã góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người mới theo nội dung cơ bản trong Nghị quyết số 33 NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Góp phần lan tỏa văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc

Truyền dạy các làn điệu dân ca cho thế hệ trẻ tại xã Tà Rụt, huyện Đakrông - Ảnh: H.V.A

Để thực hiện nhiệm vụ trên, Báo Quảng Trị nỗ lực đảm nhiệm vai trò là cầu nối quan trọng, tích cực chuyển tải, giới thiệu, quảng bá hơi thở, sức sống, giá trị văn hóa địa phương, đồng thời phát huy, “kích hoạt” nét đặc trưng văn hóa Quảng Trị thông qua các hoạt động hướng đến bảo tồn giá trị văn hóa.

Bằng các chuyên trang, chuyên mục văn hóa, văn nghệ, Báo Quảng Trị đã thông tin tuyên truyền sâu rộng về truyền thống văn hóa, lịch sử, góp phần nâng cao nhận thức của Nhân dân, ý thức bảo vệ, gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị cốt lõi cũng như những thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung và con người Quảng Trị nói riêng.

Phản ánh đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán vùng miền, kịp thời đăng tải những sự kiện, vấn đề liên quan đến đời sống, tâm tư, tình cảm của người dân Quảng Trị cũng như việc phản ánh, cổ vũ, tuyên dương những tấm gương điển hình trong cuộc sống và sản xuất; góp phần ngăn chặn những tệ nạn xã hội, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong xã hội...

Việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống luôn được báo coi là nhiệm vụ trọng tâm, đặt lên hàng đầu, bởi đây là một trong những tiêu chí quan trọng. Báo Quảng Trị đã tập trung đăng tải nhiều bài viết có nội dung đề cao tính tư tưởng, nhân văn, các giá trị văn hóa truyền thống, làng nghề truyền thống, không gian văn hóa cộng đồng, danh nhân văn hóa, du lịch văn hóa, ẩm thực; tôn vinh những cá nhân, tập thể có ý thức và hành động cụ thể, thiết thực trong việc quảng bá, giữ gìn, phổ biến các vẻ đẹp văn hóa, con người Quảng Trị...

Trong những năm gần đây, trên các ấn phẩm báo Quảng Trị hằng ngày cũng như các số báo cuối tuần, cuối tháng, báo điện tử thường xuyên đổi mới nội dung, mở các chuyên trang, chuyên mục, tập trung nhiều bài viết có nội dung hấp dẫn, thuyết phục đáp ứng được nhu cầu của công chúng, thực hiện tốt vai trò dẫn dắt dư luận đối với sự phát triển đời sống văn hóa của địa phương.

Ở các chuyên trang về văn hóa, văn nghệ, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống được thể hiện linh hoạt thông qua các hình thức khác nhau: các bài giới thiệu chân dung nghệ sĩ, bút ký, truyện ngắn, tản văn, thơ... góp phần đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của bạn đọc.

Báo Quảng Trị luôn chú trọng tuyên truyền về việc xây dựng nét đẹp gia đình/làng xã/môi trường văn hóa lành mạnh, kế thừa, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, khơi gợi, nhân lên lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc... đi đôi với việc đấu tranh, phê phán các tệ nạn xã hội, hủ tục, những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, những hành vi lệch lạc.

Đặc biệt, phát huy vai trò, sứ mệnh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Báo Quảng Trị đã tổ chức các tuyến tin, bài thông tin kịp thời đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị chống phá Đảng và Nhà nước ta, trong đó, có các luận điệu sai trái, xuyên tạc, bịa đặt trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng.

Trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi báo các cấp ủy đảng, chính quyền tiếp tục tuyên truyền sâu rộng các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu của Nghị quyết số 33-NQ/TW gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”... đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống, phẩm chất tốt đẹp con người Quảng Trị; tăng cường tuyên truyền về những tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện Nghị quyết 33-NQ/ TW; kịp thời phản ánh những vấn đề nổi cộm, nhạy cảm, phát sinh liên quan đến lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh để các cơ quan chức năng có giải pháp tháo gỡ.

Tăng cường sự chỉ đạo và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực văn hóa, con người trên địa bàn tỉnh cho đội ngũ báo chí, phát huy tối đa thế mạnh của mỗi cơ quan báo chí để phục vụ hiệu quả cho việc thông tin, tuyên truyền đến với các tầng lớp nhân dân.

Có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, đồng bộ giữa cơ quan chỉ đạo, quản lý về văn hóa với cơ quan chỉ đạo, quản lý về báo chí trong định hướng và quản lý thông tin báo chí, truyền thông về văn hóa. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giá trị văn hóa truyền thống không chỉ là trách nhiệm của báo chí mà còn cần sự chung tay của các cơ quan, ban, ngành cũng như toàn xã hội.

Chí Nhân

Tin liên quan:
  • Góp phần lan tỏa văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc
    Góp phần lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

    Nếu như trước đây, Hồ Văn Hồi, người dân tộc Vân Kiều ở Khóm 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa được biết đến là một trong số ít nghệ nhân tâm huyết với nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở địa phương thì gần đây, những việc làm sáng tạo, thiết thực của anh tiếp tục tạo sự quan tâm đối với nhiều người. Đó là, anh đã dành nhiều thời gian tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật, sáng tác dân ca, chế tác nhạc cụ truyền thống... của người Vân Kiều theo cách riêng của mình. Đặc biệt, thông ...

  • Góp phần lan tỏa văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc
    Những người góp phần lan tỏa văn hóa đọc

    Có một thực tế là công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đời sống càng được nâng cao thì văn hóa đọc của người dân lại ít được chú trọng. Song, tại các thư viện huyện vẫn có những người miệt mài bảo quản sách, báo, tài liệu; lặng thầm lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng. Họ là những nhân viên thư viện.

  • Góp phần lan tỏa văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc
    Lễ hội văn hóa - thể thao truyền thống: Lưu giữ nét xuân đặc sắc

    Sau thời gian dài ảnh hưởng bởi COVID-19, nhiều địa phương trong tỉnh đồng loạt tổ chức trở lại các lễ hội văn hóa, hoạt động thể thao truyền thống và trò chơi dân gian nhân dịp Tết đến, xuân về. Tất cả tạo nên bức tranh ngày Tết đặc sắc và ấn tượng, đồng thời gìn giữ và quảng bá nét đẹp văn hóa của quê hương đến bạn bè trong và ngoài nước. Các lễ hội cũng là dịp gắn kết cộng đồng, mang lại niềm vui và hy vọng một năm mới ấm no, hạnh phúc vẹn toàn.


Chí Nhân

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Trở gió đông về

Trở gió đông về
2024-11-05 09:58:00

QTO - Tôi bỏ lại mùa thu vào một ngày tháng Mười trời trở gió. Đưa tay chạm vào miền ký ức, ngập ngừng gọi khẽ khúc giao mùa. Bao năm rời xa chốn cũ, vẫn...

Quả bóng vàng 2024 bắt đầu cuộc đua

Quả bóng vàng 2024 bắt đầu cuộc đua
2024-11-05 06:56:00

(NLĐ) - Đến hẹn lại lên, Giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam 2024 do Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức đã chính thức khởi động vào đầu tháng 11-2024.

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long