
{title}
{publish}
{head}
QTO - Sau sản phẩm hạt tiêu được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi và ưa thích ở thị trường trong và ngoài nước nhờ được bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL), năm 2023, Quảng Trị có thêm một sản phẩm được bảo hộ thành công CDĐL “Quảng Trị” là chè vằng. Để tiếp nối thành công đó, hiện Sở KH&CN đang phối hợp để xác lập bảo hộ CDĐL cho sản phẩm cà phê Khe Sanh cùng với xây dựng những giải pháp để khai thác có hiệu quả những sản phẩm đã được cấp bảo hộ CDĐL.
Nhiều địa phương trong tỉnh phát triển vùng tiêu đạt chất lượng tốt -Ảnh: T.C.L
CDĐL là dấu hiệu phân biệt về mặt địa lý có quyết định đến chất lượng của sản phẩm, nói lên sự gắn kết sản phẩm với tên một vùng miền và hình thành danh tiếng của sản phẩm. Vì thế CDĐL không phải sự sáng tạo mà là sự lưu truyền qua thời gian cần được thừa nhận, phát triển và được Nhà nước bảo hộ.
Phần lớn sản phẩm được bảo hộ CDĐL là nông sản nên việc bảo hộ có ý nghĩa kinh tế quan trọng là góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong thực tế, sản phẩm được bảo hộ CDĐL mang đến hiệu quả rất lớn, đó là giá trị và uy tín của sản phẩm gia tăng đáng kể, sau khi bảo hộ CDĐL, kiểm soát nguồn gốc, chất lượng, quảng bá, sản phẩm đã tăng giá lên rất nhiều lần...
Đây là động lực giúp nông dân thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô thương mại. Việc bảo hộ CDĐL thực tế đã chứng minh được vai trò, lợi ích là: góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế thông qua việc thương mại hóa sản phẩm; bình ổn chất lượng và danh tiếng của sản phẩm; CDĐL cũng được coi là công cụ marketing quan trọng trong cạnh tranh thị trường.
Ngoài ra, việc bảo hộ CDĐL đóng vai trò quan trọng để phát triển hình ảnh tốt đẹp của sản phẩm tới người tiêu dùng. CDĐL là động lực góp phần cải thiện nền nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa. Việc xây dựng hệ thống bảo hộ CDĐL đã góp phần cải thiện nền nông nghiệp, nông thôn vì nó là điều kiện phát huy các lợi thế riêng có của địa phương đó để phát triển sản phẩm đặc sản. Đây được coi là cách thức hiệu quả nhất để có được sự thành công trong việc phát triển sản phẩm nông nghiệp. Bảo hộ CDĐL đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho đặc sản địa phương.
Ở nước ta nói chung, Quảng Trị nói riêng là vùng nông nghiệp nhiệt đới, phong phú, đa dạng sinh học, nên có đầy đủ điều kiện phát triển nền nông nghiệp dựa trên cơ chế bảo hộ CDĐL… Bảo hộ CDĐL cho các sản phẩm đặc sản đang là một hướng đi có hiệu quả nhằm bảo vệ tên tuổi và nâng cao giá trị hàng hoá trong nước, xúc tiến xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài làm tăng kim ngạch xuất khẩu.
Bảo hộ CDĐL giúp đảm bảo quyền và lợi ích cho người sản xuất và tiêu dùng. CDĐL đang được xem là một công cụ quan trọng cung cấp sự đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, khi một CDĐL được bảo hộ, cơ chế quản lý và kiểm soát việc sử dụng CDĐL cũng như việc duy trì, đảm bảo chất lượng sản phẩm mang CDĐL sẽ tạo ra công ăn việc làm cho số lượng lớn người lao động của địa phương đó, khắc phục tình trạng thất nghiệp.
CDĐL còn giúp bảo vệ và giữ gìn các di sản truyền thống lâu đời về ẩm thực, đặc sản, nghề thủ công… Vì vậy, việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa của địa phương góp phần quan trọng vào sự phát triển công nghiệp du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái của vùng, thu hút lượng khách du lịch quan tâm tìm hiểu ngành nghề truyền thống, đồng thời, góp phần phát triển các ngành dịch vụ phụ trợ, đem lại nguồn lợi ích kinh tế cao cho cư dân địa phương thông qua các hoạt động xuất khẩu tại chỗ.
Mặt khác, CDĐL được bảo hộ còn có thể thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp du lịch sinh thái. Du lịch kết hợp với tham quan vùng thôn, bản, làng nghề đang trồng chăm sóc, sản xuất chế biến các sản phẩm đặc sản như: hạt tiêu, cà phê, chè vằng... góp phần thúc đẩy phát triển, quảng bá thương hiệu các sản phẩm mang CDĐL, đồng thời giúp ngành du lịch sinh thái phát triển hơn nữa.
Để khai thác có hiệu quả CDĐL các sản phẩm của Quảng Trị, cần xác định hành lang pháp lý chung đối với việc tổ chức và quản lý CDĐL như: xây dựng bộ công cụ để quản lý, khai thác và phát triển CDĐL, hệ thống nhận diện sản phẩm...
Cần thể chế hoá các mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về CDĐL, thúc đẩy các hình thức liên kết doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thâm nhập, phát triển thị trường. Cần cơ chế hỗ trợ tài chính trong giai đoạn đầu xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mang CDĐL.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giải đáp tư vấn các vấn đề về thương hiệu và kinh doanh sản phẩm mang CDĐL đến tận các địa phương cấp xã, huyện nơi có khoanh vùng CDĐL để kịp thời cung cấp các kiến thức cần thiết về thương hiệu cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất, đồng thời nắm bắt được thực trạng hoạt động bảo hộ quyền sử dụng đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương.
Xây dựng thành công CDĐL “Quảng Trị” cho 2 sản phẩm là hạt tiêu và chè vằng đã góp phần làm tăng thêm danh tiếng, uy tín, nâng cao giá trị của sản phẩm được sản xuất ở địa phương phát triển rộng khắp thị trường trong nước và thế giới là cần thiết và thiết thực. Trên cơ sở những đặc trưng hiếm có của nông sản Quảng Trị, thời gian tới, Sở KH&CN tiếp tục hỗ trợ các địa phương xây dựng hồ sơ, thủ tục để đề nghị công nhận CDĐL cho một số đặc sản mang chất lượng cạnh tranh ít nơi nào có được, để góp phần vào việc phát triển kinh tế của tỉnh.
Trần Cát Linh
QTO - Sáng nay 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức hội thảo khoa học về Luật Sở hữu trí tuệ liên quan đến công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, thúc đẩy các giải pháp bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ ở địa phương; công bố Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè vằng của tỉnh Quảng Trị.
QTO - Từ đề tài “Xác lập quyền chỉ dẫn địa lý đối với “Chè vằng Quảng Trị” cho các sản phẩm chè vằng của tỉnh Quảng Trị” do Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quảng Trị Dương Mạnh Tường làm chủ nhiệm, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh đã xây dựng thành công bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL) “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng. Ngày 19/1/2023, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 39/QĐ-SHTT về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00126 cho sản phẩm “Chè vằng Quảng Trị”. Sở KH&CN là tổ chức quản lý CDĐL này.
QTO - Tự hào là “thủ phủ” của TP. Đồng Hới (cũ) những năm kháng chiến chống Mỹ, qua những lần sáp nhập, nay phường Đồng Sơn được mở rộng quy mô về diện...
QTO - Năng động với cơ chế mới và chú trọng đầu tư phát triển theo hướng bền vững, hiện đại giúp Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Thống...
QTO - Từ kinh nghiệm của bản thân, sau một thời gian nghiên cứu, anh Đào Văn Huy ở thôn Đại An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng chế tạo thành công máy...
QTO - Cửa khẩu La Lay được nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế từ tháng 6/2014. Tuy nhiên, đến nay việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở đây vẫn còn manh mún,...
QTO - Khai thác lợi thế về đất đai của vùng ven đô, những năm qua nhiều hộ nông dân ở phường Đông Giang, TP. Đông Hà đã đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng...
QTO - Cùng với sự phát triển của ngành lâm nghiệp cả nước, ngành Lâm nghiệp Quảng Trị cũng không ngừng phát triển và đạt được những kết quả đáng ghi nhận....
QTO - Ngày 21/5/1973, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 101/ CP Quy định hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng kiểm lâm nhân dân; từ...
QTO - Thúc đẩy đô thị hóa vùng vành đai TP. Đông Hà thông qua đầu tư hạ tầng, phát triển các khu đô thị, khu dân cư mới là yêu cầu tất yếu, tác động đến...