Cập nhật:  GMT+7

Gặp những chiến sĩ Điện Biên năm xưa

Tròn 70 năm sau Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, những ký ức về một thời “mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn” đầy khí thế vẫn vẹn nguyên trong ký ức của những chiến sĩ, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong của tỉnh Quảng Trị năm xưa.

Dẫn giải tù binh Pháp

Gặp những chiến sĩ Điện Biên năm xưa

Ông Trương Quang Khoa (bên trái) hiện sống với người em trai ruột của mình ở thôn Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh - Ảnh: Đ.V

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với những trận đánh trực tiếp, bộ đội ta còn có thêm nhiệm vụ quản tù binh Pháp.

Với ông Trương Quang Khoa, 89 tuổi ở thôn Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, dù 70 năm đã trôi qua nhưng kỷ niệm về những ngày làm nhiệm vụ dẫn giải tù binh Pháp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn khắc sâu trong ký ức. Ông Khoa là chiến sĩ thuộc Trung đoàn 38, Sư đoàn 312.

Tham gia mặt trận Điện Biên Phủ từ tháng 5/1954, nhiệm vụ chủ yếu của ông lúc bấy giờ là cùng đồng đội dẫn giải tù binh Pháp theo tuyến đường bộ từ Điện Biên về vùng tập trung tại các tỉnh Sơn La, Tuyên Quang, Thanh Hoá.

Ông Khoa kể: “Ngày 15/4 đơn vị tôi bắt đầu đi bộ hành quân ra mặt trận Điện Biên Phủ. Bộ đội tỉnh Quảng Trị ra khá đông với khoảng 2 đại đội. Lính địch bị bắt đông lắm. Những tên địch có chức vụ thì được giải đi bằng xe, còn những lính Pháp được chúng tôi dẫn đi bộ. Tôi thì không biết tiếng Pháp nhưng cũng học vài từ để nói với họ hoặc ra dấu ký hiệu.

Ông Khoa nói rằng: “Đánh Pháp gian khổ, nhưng nhiệm vụ di chuyển những binh lính đã đầu hàng cũng vất vả lắm. Cứ một người của mình phụ trách 15 người họ. Khi ấy mình phải quản lý chặt chẽ, vì sợ họ bỏ trốn. Mỗi người họ được ngủ trên một tấm bạt, chúng tôi quản lý tất cả mọi hoạt động của họ. Ai ăn chưa xong thì mang theo trên đường đi ăn tiếp...”, ông Khoa kể những chi tiết thú vị về nhiệm vụ dẫn giải tù binh Pháp.

Ký ức của người lính đặc công

Gặp những chiến sĩ Điện Biên năm xưa

Vợ chồng ông Tạ Ngọc Oanh ở Khu phố 9, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh sống bình dị giữa đời thường - Ảnh: Đ.V

Ông Tạ Ngọc Oanh, 98 tuổi ở Khu phố 9, thị trấn Gio Linh cho biết, ông nhập ngũ từ sớm, trước khi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông đã tham gia nhiều trận đánh tàu hỏa của Pháp ở Mỹ Chánh, Ái Tử, đánh địch trên Đường 74... Là đơn vị bộ đội chủ lực cơ động trực thuộc biên chế ở Tiểu đoàn 352, Trung đoàn 95, Sư đoàn 325, sau đó được điều động chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ.

Ông Oanh kể, đơn vị của ông hành quân bộ chủ yếu qua đường rừng núi, trong đó có nhiều địa điểm hiểm trở như: đèo U Bò, đèo Móng Gà ở huyện Hương Khê, Hương Sơn (Hà Tĩnh).

Theo ông Oanh, quá trình hành quân của đơn vị ông rất gian khổ, giày dép đứt sờn, thậm chí đi chân không trong rừng thiêng nước độc. Ở Hà Tĩnh, ông và nhiều chiến sĩ được học công tác địch vận, dân vận, sau đó tiếp tục hành quân ra Thanh Hóa, đến Hà Nam Ninh tiếp nhận nhiệm vụ. Đơn vị của ông phụ trách mặt trận Hà Nam Ninh, đây là tuyến đường huyết mạch quân địch chọn để tiếp viện cho chiến trường Điện Biên Phủ.

Theo ông Oanh, thời điểm đó nếu không ngăn chặn được tuyến đường tiếp viện này của Pháp, sẽ rất khó khăn cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. “Nhiệm vụ của Trung đoàn 95 là chặn đánh quân địch khi chúng vận chuyển tiếp tế quân, khí tài, lương thực từ Hải Phòng, Hà Nội lên Điện Biên. Tôi phụ trách ụ súng đại liên. Tôi và đơn vị đã tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng Hà Nam Ninh và góp phần vào chiến thắng Chiến dịch Điện Biên Phủ. Bà con ở ngoài đó hết lời khen ngợi bộ đội Bình Trị Thiên đánh hăng, đánh giỏi”, ông Oanh giọng đầy tự hào.

Nhớ lại một thời hào hùng, góp sức vào thắng lợi chung của Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Oanh cho rằng: Chiến thắng Điện Biên Phủ thật sự vĩ đại, là kết quả của sự đồng lòng, chung sức của quân dân ta. Ta đã không quản ngại hy sinh, gian khổ ngày đêm đào hầm, khoét núi, kéo từng khẩu pháo, gùi từng bao gạo, khẩu súng, thùng đạn... vượt đèo, trèo dốc vào trận địa. Có lẽ ít nước nào trên thế giới làm được như Việt Nam trong chiến dịch lịch sử này.

Tham gia chiến dịch thắng lợi và góp sức tái thiết Điện Biên

Gặp những chiến sĩ Điện Biên năm xưa

Cán bộ xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh thăm hỏi, trò chuyện với ông Trần Trọng Lượng - Ảnh: Đ.V

Nhắc đến một thời tham gia phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ, đôi mắt của người lính già 96 tuổi Trần Trọng Lượng, thôn Huỳnh Công Đông, xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh như sáng lên và những ký ức khó phai lại ùa về.

Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ đang bước vào giai đoạn quyết định cần thêm chi viện, năm 1953 ông và nhiều chiến sĩ ở Quảng Trị tình nguyện xung phong lên đường và được biên chế vào Đại đội công binh thuộc Trung đoàn 74, Sư đoàn 316, Quân đoàn 2.

Đại đội của ông Lượng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ với nhiệm vụ chính là mở đường, san lấp hố bom phục vụ kéo pháo, gùi lương tải đạn, thuốc men vượt đèo dốc vào trận địa và chuyển thương binh ra tuyến sau. “Là đơn vị công binh, nhưng vào thời điểm ác liệt đó đơn vị chúng tôi làm bất cứ nhiệm vụ gì được giao ở tuyến sau như: phụ giúp dân công hỏa tuyến gùi, thồ lương thực, thuốc men, súng đạn. Sau hơn 1 năm tham gia với nhiều cam go, đối mặt với bao hiểm nguy sinh tử, cuối cùng Chiến dịch Điện Biên Phủ giành được thắng lợi hoàn toàn”, ông Lượng nói.

Sau chiến thắng, đơn vị ông được chọn chuyển qua làm công nhân quốc phòng ở lại phục vụ tái thiết Điện Biên. Ông được cử đi học một khóa về xây dựng ở Sơn Tây, Hà Nội, sau đó quay trở lại tham gia việc tái thiết Điện Biên.

Thời điểm đó có nhiều đơn vị thực hiện tái thiết Điện Biên, phụ trách những công việc khác nhau như: đúc gạch ngói, nung vôi, xây dựng... Đơn vị của ông Lượng tham gia trực tiếp xây dựng các công trình, trụ sở chính quyền, cơ quan nhà nước, doanh trại quân đội...

“Sau chiến dịch, Điện Biên bị tàn phá nặng nề hầu như chẳng còn gì. Chúng tôi ở nhờ trong dân rồi từ từ xây dựng các công trình, trụ sở. Sau nhiều năm xây dựng, Điện Biên dần hồi sinh”, ông Lượng nhớ lại. Cuối năm 1963, sau gần 10 năm gắn bó xây dựng, tái thiết Điện Biên, ông xin phục viên trở về đoàn tụ với vợ con.

Trở về từ Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiều người còn tham gia kháng chiến chống Mỹ, tiếp tục hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Sau ngày hòa bình, họ trở về dựng xây tổ ấm, nuôi nấng con cái nên người và sống cuộc đời thật bình dị. Giữa đời thường, những người lính Điện Biên năm xưa tiếp tục phát huy truyền thống, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, trao truyền ngọn lửa cách mạng cho thế hệ mai sau.

Đức Việt

Tin liên quan:
  • Gặp những chiến sĩ Điện Biên năm xưa
    Phát động cuộc thi vẽ tranh chủ đề “Theo bước chân chiến sĩ Điện Biên”

    Chiều nay 19/4, tại TP. Đông Hà, Nhà thiếu nhi tỉnh phối hợp Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Theo bước chân chiến sĩ Điện Biên”. Cuộc thi nhằm hưởng cuộc thi “Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay” do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức.

  • Gặp những chiến sĩ Điện Biên năm xưa
    Những người Quảng Trị góp phần làm nên Chiến thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên ...

    50 năm trôi qua, sự kiện lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” vẫn còn đọng lại trong tâm trí bao người, nhất là thế hệ chúng tôi, những sinh viên mặc áo lính. Cùng với quân và dân Thủ đô Hà Nội, chúng tôi vô cùng tự hào vì mình là một trong những người con của quê hương Quảng Trị vinh dự có mặt cùng chung chiến hào chiến đấu, gian khổ, hy sinh để chia lửa cùng đồng đội, đánh trả và đánh thắng B52 trên bầu trời Hà Nội.


Đức Việt

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Diễn đàn phát huy tính sáng tạo của trẻ em

Diễn đàn phát huy tính sáng tạo của trẻ em
2024-12-14 19:59:00

QTO - Nhằm phát huy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ em và triển khai Dự án 8 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ...

Đảm bảo sức khỏe Nhân dân trong mùa nắng nóng

Đảm bảo sức khỏe Nhân dân trong mùa nắng nóng
2024-05-04 06:00:00

QTO - Thời tiết nắng nóng cực đoan làm gia tăng đột biến số lượng người dân gặp các vấn đề về sức khỏe phải đến cơ sở y tế trên địa bàn để khám và điều...

Cầu mong một phép màu

Cầu mong một phép màu
2024-05-04 05:55:00

QTO - Từng nếm trải nhiều khó khăn, thử thách, từ lâu, chị Hoàng Thị Huyền Trang (sinh năm 1989), trú tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, dần mất đi niềm tin...

Trả nợ rừng xanh

Trả nợ rừng xanh
2024-05-04 05:25:00

QTO - Gần 40% - 50% thành viên các tổ bảo vệ rừng của Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông từng một thời trực tiếp/gián tiếp vào rừng đốn gỗ, săn...

Niềm vui trong những căn nhà mới

Niềm vui trong những căn nhà mới
2024-05-03 05:25:00

QTO - Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó có...

Giúp trẻ em khẳng định tiếng nói

Giúp trẻ em khẳng định tiếng nói
2024-05-02 06:20:00

QTO - Dẫu bận rộn với nhiều nhiệm vụ nhưng thời gian qua, các cấp bộ đoàn trong tỉnh vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long