Cập nhật:  GMT+7

Hiệu quả thực hiện bình đẳng giới ở Đakrông

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện trên địa bàn huyện miền núi Đakrông, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (Dự án 8) đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới (BĐG) và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em (PN&TE) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Hiệu quả thực hiện bình đẳng giới ở Đakrông

Ra mắt mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” tại xã A Bung, huyện Đakrông -Ảnh: HỘI LHPN A BUNG

Đakrông là huyện miền núi, biên giới, có 13 đơn vị hành chính cấp xã. Tính đến cuối năm 2023, toàn huyện có 12.098 hộ với 49.919 nhân khẩu, trong đó hộ DTTS chiếm gần 80%, chủ yếu là đồng bào Vân Kiều, Pa Kô; tỉ lệ hộ nghèo chiếm 38,04%. Thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, cơ sở hạ tầng của huyện đã được đầu tư xây dựng, đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện có nhiều thay đổi.

Tuy nhiên, do đặc thù huyện miền núi, huyện nghèo, đời sống của người dân trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn. Một số tập quán lạc hậu trong ma chay, cưới hỏi, tảo hôn... vẫn còn tồn tại ở địa bàn dân cư. Bất BĐG vẫn xảy ra trong nhiều thôn, bản, gia đình. Bạo lực gia đình, tệ nạn ma túy, mại dâm, các vụ, việc xâm hại, bạo lực với PN&TE ngày càng tinh vi, phức tạp, nghiêm trọng... Những vấn đề đó đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống và sự phát triển toàn diện của PN&TE.

Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm 10 dự án thành phần, trong đó giao Hội LHPN Việt Nam chủ trì Dự án 8. Dự án 8 được thực hiện tại 51 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có Quảng Trị. Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc PN&TE. Thực hiện mục tiêu BĐG và tập trung giải quyết hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của PN&TE tại vùng đặc biệt khó khăn. Triển khai thực hiện Dự án 8 tại huyện Đakrông, UBND huyện đã chỉ đạo Hội LHPN huyện chọn địa bàn để chỉ đạo điểm và thực hiện các mô hình của dự án.

Chủ tịch Hội LHPN huyện Đakrông Nguyễn Thị Ty cho biết: “Hội LHPN huyện đã ban hành kế hoạch về triển khai Dự án 8, trong đó chọn xã Húc Nghì để chỉ đạo triển khai các hoạt động và xây dựng các mô hình điểm như mô hình “tổ truyền thông cộng đồng”; mô hình “địa chỉ tin cậy” ở cộng đồng; thành lập CLB “thủ lĩnh của sự thay đổi” tại trường TH&THCS Húc Nghì.

Trên cơ sở những kết quả bước đầu từ mô hình điểm, đến nay, Hội LHPN huyện đã hỗ trợ thành lập 44 tổ truyền thông cộng đồng tại 44 thôn thuộc 12 xã, thị trấn; thành lập 2 mô hình địa chỉ tin cậy ở cộng đồng ở xã Húc Nghì và A Bung (mỗi mô hình có 2 chủ địa chỉ); thành lập 6 CLB thủ lĩnh của sự thay đổi ở các trường.

Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động; xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy BĐG và giải quyết những vấn đề cấp thiết cho PN&TE; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của PN&TE trong các hoạt động phát KT-XH của cộng đồng; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị theo định hướng của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, hướng dẫn của Hội LHPN tỉnh và phù hợp với thực tế tại địa phương”.

Dự án 8 đã mang lại những hiệu quả rõ nét trong thực hiện BĐG và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với PN&TE tại xã A Bung. Chủ tịch Hội LHPN xã A Bung Hồ Thị Thêu thông tin: “Hiện tại, Hội LHPN xã có trên 800 hội viên, phân bố ở 9 chi hội. Sau khi Dự án 8 được triển khai đã góp phần nâng cao nhận thức trong cộng đồng về giới và BĐG. Tỉ lệ sinh con thứ 3, nạn tảo hôn trên địa bàn giảm so với 2 năm trước. Đặc biệt, tình trạng bạo lực gia đình giảm rõ nét.

Thông qua việc đẩy mạnh tuyên truyền đã từng bước tạo ra sự thay đổi trong nếp nghĩ, cách làm của người dân, góp phần xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục có hại cho PN&TE. Hiện tại, trên địa bàn đã xây dựng được 4 tổ truyền thông cộng đồng, 2 mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng và 1 CLB thủ lĩnh của sự thay đổi tại trường học. Trong thời gian tới, với sự hỗ trợ của dự án, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình tại các thôn nhằm tiếp tục thay đổi nhận thức, hành động của người dân địa phương về BĐG cũng như giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với PN&TE”.

Các hoạt động của Dự án 8 tại huyện Đakrông đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ và các tầng lớp nhân dân về BĐG, dần thay đổi định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc PN&TE. Các mô hình, hoạt động của dự án được người dân đón nhận, ủng hộ và được các cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao.

Qua đó, từng bước tạo chuyển biến tích cực về nhận thức của toàn xã hội, huy động sự tham gia vào cuộc của các cấp, ngành và người dân trong giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với PN&TE vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Thời gian tới, huyện Đakrông sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Dự án 8 để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, cán bộ, công chức và người dân trong việc triển khai, tổ chức thực hiện nhằm thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

Đồng thời, tăng cường công tác vận động, lồng ghép các nguồn lực trong thực hiện Dự án 8, nhất là lồng ghép việc thực hiện các chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án, chính sách phát triển KT-XH khác. Thúc đẩy sự quan tâm của các cấp, ngành đối với vấn đề BĐG, quan tâm giải quyết những vấn đề cấp thiết của PN&TE, đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của PN&TE trong các hoạt động phát triển KT-XH tại địa phương.

Thanh Lê

Tin liên quan:
  • Hiệu quả thực hiện bình đẳng giới ở Đakrông
    Bình đẳng giới, nhìn ở góc gần!

    Hôm qua, thứ Sáu ngày 11 tháng 3 năm 2022, Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII đã bế mạc sau 3 ngày làm việc (từ 9 đến 11/3) tại Hà Nội. Một trong những nội dung quan trọng tại đại hội lần này là chương trình đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề “Đối thoại 2030 - Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ”.

  • Hiệu quả thực hiện bình đẳng giới ở Đakrông
    Giúp thiếu niên thay đổi nhận thức, thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới

    Là 1 trong 4 mô hình cơ bản của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” thu hút sự hưởng ứng, tham gia tích cực của lứa tuổi thanh thiếu niên ở các trường học vùng DTTS và miền núi. Được sự hỗ trợ tích cực của Hội LHPN tỉnh và sự tham gia hướng dẫn hoạt động của giáo viên các trường TH&THCS, nhiều CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” thành lập và đi vào hoạt động bước đầu mang lại hiệu quả tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề của trẻ em.

  • Hiệu quả thực hiện bình đẳng giới ở Đakrông
    Chuyển biến trong công tác bình đẳng giới ở Hải Lăng

    Xác định công tác bình đẳng giới (BĐG), vì sự tiến bộ của phụ nữ là nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy KT - XH phát triển, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hải Lăng đã triển khai nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong mọi lĩnh vực. Từ đó, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của Nhân dân về công tác BĐG.


Thanh Lê

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đảm bảo sức khỏe Nhân dân trong mùa nắng nóng

Đảm bảo sức khỏe Nhân dân trong mùa nắng nóng
2024-05-04 06:00:00

QTO - Thời tiết nắng nóng cực đoan làm gia tăng đột biến số lượng người dân gặp các vấn đề về sức khỏe phải đến cơ sở y tế trên địa bàn để khám và điều...

Cầu mong một phép màu

Cầu mong một phép màu
2024-05-04 05:55:00

QTO - Từng nếm trải nhiều khó khăn, thử thách, từ lâu, chị Hoàng Thị Huyền Trang (sinh năm 1989), trú tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, dần mất đi niềm tin...

Trả nợ rừng xanh

Trả nợ rừng xanh
2024-05-04 05:25:00

QTO - Gần 40% - 50% thành viên các tổ bảo vệ rừng của Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông từng một thời trực tiếp/gián tiếp vào rừng đốn gỗ, săn...

Niềm vui trong những căn nhà mới

Niềm vui trong những căn nhà mới
2024-05-03 05:25:00

QTO - Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó có...

Giúp trẻ em khẳng định tiếng nói

Giúp trẻ em khẳng định tiếng nói
2024-05-02 06:20:00

QTO - Dẫu bận rộn với nhiều nhiệm vụ nhưng thời gian qua, các cấp bộ đoàn trong tỉnh vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo...

Từ chuyện kéo pháo vào, kéo pháo ra!

Từ chuyện kéo pháo vào, kéo pháo ra!
2024-05-02 05:45:00

QTO - Tôi và doanh nhân Trần Thanh Lâm, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam (EPMA) cùng về thăm huyện Châu...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long