
{title}
{publish}
{head}
Hướng đến nông thôn thông minh nên Trưởng thôn Hưng Nhơn (xã Hải Phong, huyện Hải Lăng) Nguyễn Như Khoa đã sáng kiến ra mã QR gắn đầu các kiệt. Các mã QR này không chỉ định vị để giúp tìm địa chỉ một cách dễ dàng mà còn cập nhật số lượng và vị trí hộ dân trong mỗi con kiệt, rất tiện ích.
Từ khi có mã QR, việc tìm địa chỉ ở Hưng Nhơn rất thuận tiện - Ảnh: QUANG HẢI
Nhiều tiện ích từ một sáng kiến ý nghĩa
Các đô thị thông minh nhờ ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu trong quản lý, điều hành của chính quyền cũng như trong vận hành hạ tầng, phục vụ mọi lĩnh vực từ sản xuất, kinh doanh đến đời sống hằng ngày của người dân. Vậy thì tại sao nông thôn lại không thể thông minh như thành phố trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay? Câu hỏi đó cứ đeo đuổi mãi trong đầu anh Nguyễn Như Khoa và trách nhiệm của một trưởng thôn khiến anh phải đi tìm câu trả lời cho bằng được.
Và rồi câu trả lời tình cờ đến trong lần anh Khoa tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm 20 năm nhập ngũ tại thôn của mình vào năm 2024. “Khi đó các bạn hỏi đường về địa điểm tổ chức ở Hưng Nhơn, ban đầu tôi nghĩ ngay đến vẽ bản đồ gửi như cách người ta hay làm trong các thiệp mời đám cưới, hoặc chuyển định vị qua zalo. Nhưng cách này cũng chưa tối ưu lắm nên tôi nghĩ phải làm cái gì cho hay hơn. Vậy là mã QR ra đời”, anh Khoa kể.
Nhưng mã QR chỉ cần cho người ở xa còn dân ở tại Hưng Nhơn thì không cần. Thế là anh Khoa nghĩ đến việc đưa số hộ dân, độ dài kiệt cập nhật vào mã QR. Nghĩ là làm ngay, anh nhờ các anh em ở Huyện đoàn Hải Lăng hướng dẫn làm mã QR và tự mình vẽ sơ đồ thôn để cập nhật. Sau khi hoàn thành, anh gửi vào Đà Nẵng đặt hàng làm các tấm bảng có mã QR. Mỗi bảng giá 120 ngàn đồng bằng nguồn kinh phí của thôn và một số người dân ủng hộ.
“Những tấm bảng in mã QR này được làm bằng inox, có độ bền cao. Trên bảng có 2 mã QR, một tích hợp thông tin chi tiết về vị trí và số lượng 275 hộ dân, chiều dài kiệt, vị trí của các công trình công cộng như trường học, chợ, chùa, đình làng, nhà thờ...; một hiển thị tọa độ địa lý. Tất cả 16 kiệt trong thôn đều được gắn mã QR từ tháng 4/2025”, anh Khoa giới thiệu.
Hướng đi mới cho nông thôn thông minh
Anh Nguyễn Như Khoa sinh năm 1982. Năm 2004, anh đi nghĩa vụ quân sự. Sau hai năm hoàn thành nghĩa vụ, anh trở về quê hương làm ăn sinh sống và tham gia công tác đoàn thể. Năng động, sáng tạo, nhiệt tình nên năm 2015 anh được người dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn. Suốt 10 năm qua, ngoài thời gian gắn với tiệm ảnh nhỏ trước chợ Hải Hòa thì anh Khoa luôn phấn đấu hoàn thành trách nhiệm của một trưởng thôn.
Khi mới làm trưởng thôn, anh Khoa đã phát động xây dựng cổng kiệt, đặt tên kiệt. “Hồi đó mỗi hộ đóng góp 100 ngàn đồng, việc xây dựng thì dân tự làm. Đặt tên kiệt giúp dễ quản lý địa bàn hơn và cũng tiện cho việc tìm địa chỉ liên lạc. Hơn nữa đặt kiệt giúp dân dựa vào đó sinh hoạt và phấn đấu, ví dụ kiệt nào sạch hơn chẳng hạn”, anh Khoa chia sẻ.
Những sáng kiến của anh Khoa đã góp phần làm đổi thay bộ mặt nông thôn ở Hưng Nhơn, được người dân ghi nhận và hoan nghênh. “Từ khi có mã QR rất tiện, đặc biệt đối với những người giao hàng. Dân ở trong kiệt nhà nào cũng có vị trí trên mã QR, làm kinh doanh rất tiện. Trước đây khi gắn số kiệt đã tiện, giờ có thêm mã QR càng tiện hơn, tìm đường dễ hơn cả thành phố. Đây là sáng kiến của người đứng đầu thôn. Dân rất hoan nghênh”, anh Nguyễn Đức Phú ở Kiệt 11 nhận xét.
Cùng suy nghĩ, anh Nguyễn Đức Trí ở Kiệt 6 nói: “Hiện nay người dân mua hàng qua mạng rất nhiều, có mã QR này giúp nhân viên giao hàng tiết kiệm thời gian tìm địa chỉ. Hay các đám hiếu hỷ có thể gửi mã QR cho bạn bè xa để họ tựtìm về dự, rất thuận tiện. Ngay như nhà tôi bây giờ muốn bán lúa cho thương lái ở xa chỉ cần gửi mã QR là họ tìm đến ngay. Sáng kiến của anh Khoa rất ý nghĩa, có ích cho thôn”.
Đi một vòng Hưng Nhơn, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện thú vị xung quanh cái mã QR gắn ở kiệt thôn. Ví như hôm nọ có gia đình bất ngờ không hiểu vì sao nhân viên điện máy đến giao hàng cho mình và đọc đúng địa chỉ. Hóa ra người con làm ăn ở xa đặt hàng online rồi chuyển mã QR cho nhân viên giao hàng. Một đám cưới trong thôn vừa diễn ra, trên thiệp mời có in mã QR để khách ở xa tiện tìm đường đến dự...
Có thể nói, sáng kiến của Trưởng thôn Nguyễn Như Khoa thật độc đáo và tiện lợi. Có người nói vui mà thật: số hóa đã vào tận từng ngõ, từng nhà dân ở nông thôn. Hay nói cách khác, đó chính là chuyển đổi số ở nông thôn. Gắn mã QR định vị ngay các kiệt đang mở ra hướng đi mới cho nông thôn thông minh.
Quang Hải
QTO - Phong trào “Bình dân học vụ số” ra đời có nghĩa là chuyển đổi số (CĐS) là hướng đi bắt buộc, tất yếu trong tiến trình phát triển quê hương, đất nước...
QTO - Trường THCS và THPT Đakrông được thành lập vào năm 2008. Từ đó đến nay, tập thể trường không ngừng phấn đấu đạt nhiều thành tích trong công tác giáo...
QTO - Không thể phủ nhận tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo (AI) khi nó dần trở thành nền tảng cốt lõi của cuộc cách mạng công nghệ, thúc đẩy những đổi...
QTO - Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia....
QTO - Hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số, thời gian qua, các cấp bộ đoàn trong tỉnh sớm vào cuộc, tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân. Nỗ...
QTO - Với những hiệu quả tích cực mang lại, nhiều mô hình, cách làm hay đang được các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc...
QTO - Trong quá trình triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh luôn chú trọng đổi mới cách làm, trong đó, chuyển đổi số...
QTO - Với quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo”, tỉnh Quảng Trị luôn đề cao vai trò của công tác chuyển đổi số,...
QTO - Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, ngành nghề hiện nay. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của cả hệ thống chính trị và toàn xã...
QTO - Hiện nay, tỉnh Quảng Trị đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về...