{title}
{publish}
{head}
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết ngày 21/7/1954, đế quốc Mỹ đã dựng chính quyền tay sai ở miền Nam, ngang nhiên bội ước hiệp định và rắp tâm xâm lược nước ta, biến miền Nam thành bàn đạp để tấn công miền Bắc. Trong bối cảnh đó, phía ta đã thành lập hàng loạt đồn, trạm công an nhân dân vũ trang (CANDVT) giới tuyến dọc theo Vĩ tuyến 17, kéo dài từ Cửa Tùng lên đến Cù Bai. Các đơn vị này được ví như những “mắt thần” ngày đêm canh giữ, bảo vệ toàn vẹn vùng giới tuyến trong những năm tháng căng thẳng nhất.
Lá cờ Tổ quốc treo ở cột cờ Hiền Lương năm xưa được được trưng bày, lưu giữ tại phòng truyền thống của Đồn Biên phòng Cửa Tùng - Ảnh: Đ.V
“Bám dân, giữ đất” nơi biên giới
Ở miền Tây Vĩnh Linh, từ sau hòa bình lập lại ở miền Bắc theo Hiệp định Gieneve, Mỹ - Diệm đã phối hợp với bọn phản động vương quốc Lào nhiều lần lấn chiếm đất và có hành động gây hấn với ta. Điều này đã gây khó khăn trong việc tiếp tế lương thực, đạn dược từ đồng bằng lên miền núi cho các lực lượng bảo vệ biên giới - giới tuyến đóng giữ ở Hướng Lập.
Nhớ lại thời điểm này, Đại tá Nguyễn Thanh Hà, 94 tuổi, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh kể lại: Trước tình hình rất cam go, Liên khu ủy Khu IV đã yêu cầu tỉnh Quảng Bình giúp Vĩnh Linh. Ngày 29 Tết năm 1959, hơn 3.000 đồng bào hai huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh vượt suối, băng rừng ròng rã 20 ngày đường đưa được 60 tấn hàng lên Hướng Lập. Nhờ đó bộ đội và Nhân dân ở Hướng Lập có đủ lương thực, thực phẩm để trấn giữ biên cương Tổ quốc.
Ngày 11/5/1959, bọn phản động thân Mỹ mở cuộc tiến công vào lực lượng cách mạng Lào ở cánh đồng Chum. Đảng Nhân dân cách mạng Lào yêu cầu sự giúp đỡ của Việt Nam. Với tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”, thực hiện mệnh lệnh của cấp trên, CANDVT khu Vĩnh Linh đã tổ chức một đội công tác đi giúp bạn.
Trạm Kiểm soát biên phòng Cù Bai, thuộc Đồn Biên phòng Hướng Lập là địa điểm đóng quân đầu tiên của Đồn Cù Bai năm xưa - Ảnh: ĐV
Đội này phối hợp với Trung đoàn 101 thuộc Sư đoàn 325 và Tiểu đoàn 4 thuộc Trung đoàn 270 đã đánh diệt các đồn Chiềng Túp, Ra Mai, Bản Na, Ra Cồ và bức rút một số đồn khác của quân phản động Lào dọc biên giới, mở rộng vùng giải phóng dọc tuyến biên giới từ Vĩnh Linh đến Quảng Bình, nối liền hành lang chiến lược từ Bắc vào Nam, mở đường qua biên giới sang đất bạn, tạo thế và lực cho cách mạng miền Nam phát triển. Từ năm 1960-1972, cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Đồn CANDVT Cù Bai bắn rơi 8 máy bay Mỹ; trấn áp hiệu quả bọn phản động, diệt và bắt gọn gián điệp, biệt kích.
Trong cuộc chiến “bám dân, giữ đất” nơi biên giới và làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, nhiều CBCS của đơn vị được tuyên dương, trong đó có đồng chí Đào Xuân Hướng được tặng danh hiệu AHLLVTND ngày 3/9/1973. Từ năm 1961-1967, ông Hướng cùng trinh sát xây dựng được mạng lưới cơ sở ngoại biên vững chắc, trực tiếp góp phần giúp đỡ cách mạng Lào ở huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet phát triển...
Ông Hồ Văn Được (78 tuổi) ở bản Cù Bai, xã Hướng Lập - nguyên là cán bộ quân y Đồn CANDVT Cù Bai từng nhiều lần sát cánh với anh hùng Đào Xuân Hướng khám, chữa bệnh cho người dân Lào và điều trị thương binh ở mặt trận Đường 9 - Nam Lào. “Tôi và anh Hướng suýt bị gián điệp bắt sống khi chúng tôi ở tại một nhà dân ở bản Ka Đo, huyện Sê Pôn. Bị truy đuổi, không may anh Hướng trật khớp không đi được, tôi phải vừa cõng đồng đội, vừa cố gắng chạy. May sao chạy một lúc thì gặp khe nước, chúng tôi nhảy ùm xuống rồi thả trôi theo dòng nên đã thoát được sự truy đuổi”, ông Được nhớ lại.
Cũng theo ông Được, quá trình bám địa bàn, ông Hướng đã tự học và nói thành thạo tiếng Lào, học những bài thuốc Nam chữa bệnh. Nhờ đó, ông đã vận động được hơn 100 gia đình người Lào rời khỏi hang (trốn bom đạn chiến tranh) trở về tìm nơi làm nhà, sản xuất ổn định cuộc sống; chữa khỏi cho hàng chục người mắc bệnh hiểm nghèo.
Từ 1972-1975, CBCS Đồn Cù Bai hỗ trợ đắc lực chính quyền địa phương khắc phục hậu quả chiến tranh, vận động Nhân dân từ các khu tản cư, những gia đình đang ở các hang, lèn đá trở về bản làng ổn định sinh sống, làm ăn. Giúp đỡ bà con xây dựng lại nhà cửa, hướng dẫn trồng lúa nước, sắn, ngô; chăn nuôi gà, lợn; hỗ trợ phát triển sản xuất HTX gắn với các loại lâm thổ sản như cây tre, sợi mây, lá cọ; mở các lớp xóa mù chữ, vận động Nhân dân dần bỏ các hủ tục...
Với những chiến công vẻ vang, đồn vinh dự 2 lần được tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
Để ngọn cờ mãi tung bay
Ngược dòng thời gian, Đại tá Nguyễn Thanh Hà, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Trị kể lại: Đầu tháng 8/1954, theo quyết định của Ban Liên hiệp đình chiến Trung ương và Bộ Tư lệnh Liên khu 4, Quảng Trị thành lập Đại đội bảo vệ giới tuyến quân sự tạm thời. Do tính chất quân sự tạm thời nên đại đội lấy tên CANDVT, phân thành 2 phân đội.
Đại tá Nguyễn Thanh Hà, nguyên Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Quảng Trị với những ký ức bảo vệ giới tuyến năm xưa - Ảnh: ĐV
Ông Hà được giao nhiệm vụ phân đội trưởng phân đội 1, phụ trách các đồn, trạm từ Hiền Lương về đến Cửa Tùng. Sau khi Mỹ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, cự tuyệt hiệp thương tổng tuyển cử, bắt đầu chuỗi ngày “ngăn sông cấm chợ” khiến tình hình ở khu giới tuyến trở nên rất căng thẳng. Theo ông Hà, từ thời điểm này cả hai phía bờ Nam và bờ Bắc đều tăng quân số, cắt đứt quan hệ.
Trong khoảng thời gian này đã diễn ra những cuộc đấu tranh không tiếng súng nhưng căng thẳng và quyết liệt giữa hai bên. Trong đó có cuộc “đấu cờ” giữa ta và địch kéo dài từ tháng 8/1954 đến năm 1973. Từ sau năm 1967 trở đi, Đồn CANDVT Hiền Lương vừa chiến đấu bảo vệ giới tuyến, vừa bảo vệ cột cờ.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Lập dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ thanh niên xung phong N237- Ban XD 67 Trường Sơn – Thanh Hóa ở địa danh Ngã ba dân chủ trên địa bàn xã - Ảnh: BPHL
Trong khi đó, Đồn Liên hợp Cửa Tùng cũng trở thành một vọng gác vững chắc bảo vệ giới tuyến, biên giới biển. Đồn đã có những biện pháp ngăn chặn hiệu quả người dân bị địch dụ dỗ, ép di cư vào Nam. Do đó, những năm 1954 -1959, không có một hiện tượng vượt tuyến vào Nam của Nhân dân trên địa bàn. Các chiến sĩ của đồn một mặt nỗ lực về nghiệp vụ đánh địch bí mật, ra sức quán xuyến địa bàn, quán xuyến đối tượng, mặt khác dựa vào mạng lưới bảo vệ của Nhân dân để có một phong trào bảo vệ trị an vững chắc.
Tính đến năm 1959, các chiến sĩ giới tuyến đã phát hiện và bắt 22 gián điệp ngụy tung sang bờ Bắc, chặn bắt 7 đối tượng phản động âm mưu vượt tuyến vào Nam. Từ năm 1966, Đồn Liên hợp Cửa Tùng vừa phải đảm bảo an ninh giới tuyến và biên giới, vừa phải chiến đấu bảo vệ địa bàn, bảo vệ Nhân dân trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ và bảo đảm vượt tuyến chi viện cho miền Nam, cho Cồn Cỏ. Ngày 3/9/1973, Đồn Liên hợp Cửa Tùng được tuyên dương đơn vị Anh hùng LLVTND.
Đức Việt
Bài 2 : Viết tiếp bản hùng ca thời bình
QTO - Đảng bộ tỉnh Quảng Trị là một trong những Đảng bộ được thành lập sớm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (21/4/1930) và là tỉnh đầu tiên ở Trung Kỳ...
QTO - Xác định công tác dân tộc và chính sách dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thời gian qua, huyện Đakrông tích cực triển khai...
QTO - Ngày 22/11/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 63-SL. Theo đó, nước Việt Nam đặt hai thứ cơ quan: Hội...
QTO - Kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống lực lượng vũ trang Quảng Trị 23/8 (1945 - 2024): Phát huy tinh thần sáng tạo, vượt mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
QTO - Thời gian qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Vĩnh Linh phối hợp chặt chẽ với đoàn thể chính trị -xã hội trong huyện triển khai đồng bộ các giải pháp xây...
QTO - Xác định cải cách hành chính là chủ trương lớn của Nhà nước, nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị - xã hội, thời gian qua, huyện Vĩnh Linh...
Sáng 20/8, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Hà Nội, Báo Nhân Dân đã khai trương Trang thông tin đặc biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo có tâm, có tầm của Đảng và Triển...
QTO - Đảng bộ xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh gồm 12 chi bộ trực thuộc với 148 đảng viên. Vượt qua những khó khăn của một xã miền núi, năm 2023 Vĩnh Ô là 1...
QTO - Mùa thu tháng Tám năm 1945, tại đình Tân Trào, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Quốc dân Đại hội thông qua chủ trương tổng khởi nghĩa...
(QĐND) - Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đưa lịch sử dân tộc sang trang mới, đánh dấu bước nhảy vọt vĩ đại trong quá trình phát...
QTO - Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp CNH, HĐH quê...
QTO - Cuộc kháng chiến 9 năm của quân và dân ta chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc bằng việc ký kết Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954). Giới tuyến quân sự...