{title}
{publish}
{head}
Dự thảo luật mới sẽ giúp các công ty EU rút khỏi hợp đồng khí đốt với Nga mà không cần phải trả bất kỳ khoản bồi thường nào.
EU lên kế hoạch trao cho các quốc gia thành viên quyền chấm dứt nhập khẩu khí đốt từ Nga và Belarus, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine sắp bước vào năm thứ hai.
Cụ thể, theo một dự thảo luật của Brussels, bất kỳ thành viên EU nào cũng có thể cấm các công ty của mình mua khí đốt thông qua các đường ống dẫn hay các kho khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG của Nga và Belarus.
Châu Âu quyết tâm thực hiện mục tiêu nói không với khí đốt Nga vào năm 2027. Ảnh: The Financial Times
Một quan chức cấp cao EU cho biết đề xuất này sẽ tạo điều kiện cho các công ty năng lượng của khối có thể rút khỏi hợp đồng với các nhà cung cấp khí đốt Nga mà không phải trả bất kỳ khoản bồi thường nào.
Trong khi hầu hết các thành viên EU đã giảm dần việc phụ thuộc vào năng lượng của Nga kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, khối này vẫn nhận được khoảng 1/10 nguồn cung khí đốt từ Nga, bao gồm cả những đợt vận chuyển LNG.
Ủy ban châu Âu (EC) vẫn không ngừng thúc đẩy các nước thành viên cắt giảm lượng khí đốt nhập khẩu còn lại. Trong đó, một số nước như Ba Lan, các quốc gian vùng Baltic liên tục yêu cầu phải có hành động cứng với Moscow.
Theo dự thảo luật trên, các nước thành viên EU sẽ được phép hạn chế một phần hoặc có thể là toàn bộ quyền của các nhà khai thác khí đốt trong việc tiếp cận cơ sở hạ tầng của Nga và Belarus nếu cần để bảo vệ an ninh và lợi ích thiết yếu.
Dự thảo văn bản này dự kiến sẽ được các quốc gia thành viên và nghị viện châu Âu phê duyệt vào thứ Sáu.
Thay vì cấm hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt từ Nga, điều có thể gây ra những bất ổn đối với thị trường và khiến một số quốc gia ít lựa chọn thay thế phản đối, EC đang cố gắng thuyết phục các nước cần đa dạng hóa nguồn khai thác nhiên liệu, hướng tới mục tiêu EU không sử dụng nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027.
Theo Eurostat, trong quý 3/2023, Nga đã chiếm khoảng 12% tổng lượng khí đốt nhập của EU.
Trong năm qua, việc nhập khẩu LNG từ Nga luôn là mối lo ngại đặc biệt của EU khi đây chính là nguồn tài trợ quan trọng của Moscow trong cuộc chiến với Kiev.
Vào tháng 8, tờ The Financial Times cho biết EU đang nhập khẩu một lượng LNG khổng lồ từ Nga bất chấp những mục tiêu giảm dần phụ thuộc vào Moscow của khối.
Kadri Simson, ủy viên năng lượng của EU, đã nhiều lần thúc giục khối cần phải có đường lối cứng rắn hơn, trong đó có đề cập đến việc các quốc gia thành viên cần giảm xuất khẩu LNG từ Nga, sau đó tiến tới loại bỏ hoàn toàn nguồn nhiên liệu này.
Trong năm nay, Bỉ và Tây Ban Nha, những quốc gia có các trạm tái hóa khí LNG khổng lồ, đang là một trong những nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất của Nga, chỉ sau Trung Quốc. Những quốc gia này cho phép việc tiếp tục nhập khẩu và tái xuất khẩu LNG từ Nga khi cho rằng các công ty của mình khó có thể rút lui khỏi các hợp động hiện tại.
Trong khi đó, Hà Lan đã cấm các hợp đồng vận chuyển LNG của Nga, liên quan đến việc vận chuyển khí đốt giữa các tàu phá băng Bắc Cực của Nga và các tàu chở nhiên liệu tới các nước ôn đới khác, đặc biệt là châu Á.
Một số nước khác, bao gồm cả Đức, đang sử dụng LNG nhập khẩu từ các nước Tây Âu.
Tinne Van der Straeten, Bộ trưởng năng lượng Bỉ cho biết: “Chúng tôi vẫn đang sử dụng các thiết bị để hỗ trợ đưa khí LNG vào. Không chỉ chúng tôi mà các nước láng giềng cũng đang cần lượng khí này”.
Đối với mục tiêu cắt đứt hoàn toàn khí đốt từ Nga vào năm 2027, vị quan chức này cho biết rằng châu Âu cần phải có những đối sách hợp lý để loại bỏ những vết tích cuối cùng của nguồn nhiên liệu từ Moscow.
Luật Anh (Theo The Financial Times)
QTO - Căng thăng Nga - Mỹ khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản trú ẩn an toàn, phản ánh lo lắng về nguy cơ xảy ra xung đột địa chính trị.
QTO - Người dân Ấn Độ hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao và sự chênh lệch mức sống giữa các khu vực nông thôn và thành thị.
(PLO)- Chuyến công du của Tổng thống Putin đến UAE và Saudi Arabia được giới quan sát đánh giá là giúp củng cố vị thế của Nga ở Trung Đông.
GD&TĐ - Tình hình khu vực châu Mỹ Latin đang nóng bỏng và có khả năng bùng phát một cuộc xung đột vũ trang mới.
QTO - Theo người đứng đầu Nhà Trắng, Washington cần phải viện trợ cho Kiev nếu không muốn mọi thứ ngày càng tồi tệ hơn.
QTO - Lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ tư hứa hẹn việc thúc đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân an toàn, bền vững trên toàn cầu.
(Vietnam+) - Hai Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Mỹ đã có cuộc điện đàm, trong đó nhấn mạnh cần thúc đẩy quan hệ Trung-Mỹ phát triển theo hướng lành mạnh, ổn định và bền vững.
(Tin Tức) - Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch tổ chức 6 chuyến bay nhân đạo mới để cung cấp viện trợ thiết yếu cho những người gặp khó khăn...
QTO - Washington khuyến cáo Israel “cần làm nhiều hơn” để bảo vệ dân thường Palestine tại một trong những khu vực hỗn loạn bậc nhất thế giới.
(Tin Tức) - Các sự cố dường như cho thấy sự sẵn sàng và khả năng của Ukraine trong việc tiến hành các cuộc tấn công phá hoại sâu bên trong nước Nga và làm gián đoạn hoạt động...
(Tin Tức) - Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 5/12, ông Richard Peeperkorn, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine, cho...
QTO - Khủng hoảng ngân sách Đức có thể ảnh hưởng đến kế hoạch trợ cấp hàng tỷ euro của chính phủ nước này cho các nhà sản xuất chip, cản trở tham vọng...