Cập nhật: Thứ 7, 16/05/2009 | 09:58 GMT+7

Đường Trường Sơn thời công nghiệp hóa (Bài 2)

(QT) - Đường Trường Sơn năm xưa gắn liền với ký ức chiến tranh ngập trong mưa bom, bão đạn quân thù. 50 năm đi qua, tất cả đã trở thành ký ức thẩm đẩm chất huyền thoại của lịch sử dân tộc. Cũng con đường ấy, bây giờ đang trở thành huyết mạch giao thông từng bước đưa đất nước tiến lên trên con đường CNH-HĐH. Bên đường, bản làng, đô thị mọc lên ngồn ngộn trong sắc màu cuộc sống. Bài 2: Những đô thị mới giữa đại ngàn Đường Hồ Chí Minh mở ra thông suốt cũng đồng thời hình thành nên những đô thị mới giữa đại ngàn đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế, thương mại, thực sự tạo động lực phát triển cho cả vùng rừng núi. Nhờ có con đường mà nhiều địa danh một thời từng được xem là chốn heo hút rừng sâu, núi thẳm như Bến Quan (huyện Vĩnh Linh), Tà Rụt (huyện Đakrông)...trở thành đô thị với nhà cửa san sát, phố xá người, xe đi lại sầm uất. Có đường mới có đô thị

Thị trấn Tà Rụt hôm nay. Ảnh: Tiến Sĩ
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Tuyến, Chủ tịch UBND thị trấn Bến Quan (huyện Vĩnh Linh) cho biết: Thị trấn Bến Quan thành lập vào năm 1994. Lúc đó, thị trấn được quy hoạch trên diện tích 400 ha với 12 khu dân cư và có tổng dân số là 3.000 nhân khẩu (người dân thị trấn chủ yếu là con em công nhân, viên chức của Nông trường Quyết Thắng). Nói là thị trấn nhưng trước khi có đường Hồ Chí Minh đi qua, cuộc sống người dân gặp rất nhiều khó khăn bởi đường sá đi lại không thuận tiện nên không thể giao lưu, buôn bán được với các vùng miền khác. Rồi dân cư sống thưa thớt, thiếu tập trung (nhiều khi đi cả một đoạn đường dài mới thấy lác đác vài ngôi nhà) đã ảnh hướng lớn đến sự phát triển chung của thị trấn. Sau khi đường Hồ Chí Minh mở ra thông suốt (chạy qua thị trấn Bến Quan với chiều dài 1 km) đã góp phần thay đổi hoàn toàn diện mạo của thị trấn. Thay đổi đầu tiên dễ nhận thấy nhất đó là sự phân bố dân cư dọc theo tuyến đường với nhà cửa khang trang hơn, gần nhau hơn. Đường Hồ Chí Minh đi qua cũng đã tạo điều kiện cho nhiều người dân thị trấn có điều kiện phát triển dịch vụ, ngành nghề như buôn bán hàng tạp hoá, nghề mộc dân dụng, cơ khí, sửa chữa ô tô, xe máy...(chỉ tính riêng trong năm 2008 trên địa bàn thị trấn có 300 hộ kinh doanh lớn, nhỏ với doanh thu đạt 54 tỷ đồng) để góp phần cải thiện đời sống. Nếu như trước đây, khó khăn về lưu thông hàng hoá từ thị trấn đến các vùng miền khác, thì nay đường Hồ Chí Minh đã nối thị trấn với trung tâm kinh tế của tỉnh là thị xã Đông Hà cũng như nhiều huyện, thị xã khác trên địa bàn tỉnh. Đường Hồ Chí Minh cũng đã góp phần đánh thức tiềm năng đất đai vốn là lợi thế của thị trấn. Điều đó thể hiện ở việc, trước đây nhiều vùng đồi núi còn hoang hoá thì nay trên chính diện tích ấy được phủ xanh bằng cây cao su, cây ăn quả và hiện tại toàn thị trấn có tổng diện tích cao su 1.382 ha, trong đó cao su của Nông trường Quyết Thắng là 488 ha; cao su tiểu điền 894 ha (có 979 ha đang trong thời kỳ khai thác) với sản lượng mủ cả năm 2008 ước đạt 2,9 nghìn tấn; diện tích hồ tiêu 30 ha với năng suất 9 tạ/ha (sản lượng cả năm 2008 là 27 tấn)... Ngoài ra, nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác đang đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân thị trấn. Từ bản lên phố Vượt gần 50 km trên đường Hồ Chí Minh trải nhựa chạy xuyên qua núi đồi, bản làng trù phú nằm dưới tán rừng Trường Sơn, chúng tôi đến thị trấn Tà Rụt (xã Tà Rụt, huyện Đakrông). Sau cái bắt tay cùng nụ cười nồng hậu, hồn nhiên mang đậm chất núi rừng, anh Hồ Trọng Biên, Bí thư Đảng uỷ xã Tà Rụt hồ hởi: Cứ nhìn thị trấn Tà Rụt sầm uất bây giờ thì biết được tầm quan trọng của tuyến đường Hồ Chi Minh lớn đến mức nào. Cách đây 10 năm (năm 1999), thị trấn Tà Rụt là bản Tà Rụt với vài chục hộ đồng bào dân tộc Pa Cô sống rãi rác trong nghèo đói trên những ngọn đồi cạnh con sông Đakrông. Nghèo đòi cũng bởi có trồng được củ sắn, hạt lúa, ngô hay buồng chuối cũng không thể mang đi đâu bán được nên đành để ăn dần hoặc nhiều quá thì chia sẻ cho người cùng bản. Rồi dân bản có nuôi được con lợn, bò, trâu cũng chỉ để cúng giàng, cúng ma hay các dịp lễ hội khác chứ không mua bán. Rồi nhiều tập tục lạc hậu khác cứ đeo đẳng, đồng hành cùng nghèo đói cứ bám lấy người Pa Cô. Đó là chuyện của nhiều năm trước, bây giờ người Pa Cô ở 9 bản trên địa bàn xã Tà Rụt gồm Tà Rụt 1, 2, 3, A Pun, Ka Hẹp, A Đăng, Vực Leng, A Liêng, A Vương đã giảm được đói, thoát được nghèo và có nhiều hộ gia đình đã vươn lên thành hộ khá, hộ giàu. Nguyên nhân của việc người Pa Cô “đổi đời” được bắt đầu từ khi con đường Hồ Chí Minh mở ra, nối thông Tà Rụt với nhiều xã khác trên địa bàn huyện Đakrông tạo nên sự thuận tiện trong giao lưu buôn bán. Hiện tại, người Pa Cô trồng được củ sắn, hạt lúa, ngô...đã có người đến thu mua tận rẫy. Trâu, bò, lợn chăn nuôi được đã có người đến đặt mua tận chuồng chứ không còn việc để dành cúng giàng, cúng ma nữa. Có tiền rồi, người Pa Cô bắt đầu mua sắm được xe máy, ti vi rồi nhiều vật dụng khác. Cũng chính sự thuận tiện trong thông thương, buôn bán mà con đường Hồ Chí Minh mang lại nên có nhiều hộ dân từ dưới đồng bằng đã lên đây sinh sống, lập nghiệp tạo nên diện mạo sầm uất cho thị trấn Tà Rụt hôm nay. Tính đến cuối năm 2008, thị trấn Tà Rụt có 55 hộ tham gia kinh doanh dịch vụ sửa chữa mô tô, xe máy, khai thác cát sạn, gò hàn, giày dép, cưa xẻ gỗ, may mặc, xay xát...góp vào nguồn thu ngân sách hơn 1.118 triệu đồng của toàn xã. Con số trên chưa nói lên hết những đổi thay, phát triển của xã Tà Rụt nhưng phần nào cũng đã minh chứng cho vai trò quan trọng mà đường Hồ Chí Minh mang lại cho xã Tà Rụt. Thị trấn Bến Quan (Vĩnh Linh), thị trấn Tà Rụt (xã Tà Rụt, Đakrông) chỉ là hai trong chuỗi đô thị mới đang từng ngày hình thành theo suốt dọc đại lộ Hồ Chí Minh. Chính những đô thị trẻ này sẽ là động lực để phát triển kinh tế-xã hội cho vùng miền, nơi có con đường đi qua. Bài, ảnh: Minh Đức



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Mẹ hiền” dạy ở bản xa
06:43 03/11/2024

Vẫn còn lưu trong ký ức chưa xa của cô giáo Hồ Thị Táo là hình ảnh trẻ mầm non đồng bào dân tộc Pa Kô trên tay cầm chiếc cặp lồng đựng mì tôm pha sẵn ở nhà ...

Lửa Khe Sanh và màu xanh Hướng Hóa
07:02 05/09/2023

Từ thành phố Đông Hà, chúng tôi ngược đường số 9 lên Hướng Hóa trong cái nắng oi ả vào một ngày cuối tháng Tám. Đường số 9- con đường xuyên Á luôn tấp nập với ...

Đường Trường Sơn thời công nghiệp hóa (Bài 1)

Đường Trường Sơn thời công nghiệp hóa (Bài 1)
07:17 13/05/2009

(QT) - Đường Trường Sơn năm xưa gắn liền với ký ức chiến tranh ngập trong mưa bom, bão đạn quần thù. 50 năm đi qua, tất cả đã trở thành ký ức thẩm đẩm chất huyền thoại của lịch...

Triệu Phong: Năng suất lúa bình quân đạt 54 tạ/ha

Triệu Phong: Năng suất lúa bình quân đạt 54 tạ/ha
12:35 12/05/2009

(QT) - Vụ sản xuất đông xuân năm nay ở Triệu Phong mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến thất thường, dịch cúm gia cầm, dịch bệnh tôm xảy ra gây nhiều trở ngại đối...

Cung ứng hơn 95.000 lít chế phẩm EM

Cung ứng hơn 95.000 lít chế phẩm EM
12:16 12/05/2009

(QT) - Nhằm giúp nông dân thực hiện bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phối hợp với Công ty phát triển công nghệ Nhật- Việt đã sản xuất...

Thời tiết

18°C - 23°C
Có mây, có mưa rào
  • 20°C - 25°C
    Có mây, không mưa
  • 18°C - 25°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long