
{title}
{publish}
{head}
Con đường dân sinh dài gần 1,5 km, nối từ trung tâm Khóm 3 đi vào phần đất canh tác của người dân trên địa bàn thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh đã có từ nhiều năm nay. Con đường này không chỉ phục vụ cho nhu cầu đi lại, sản xuất của nhiều hộ dân huyện Vĩnh Linh nói chung mà còn là con đường quen thuộc của một số hộ dân sinh sống trên địa phận huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thế nên tại đây luôn có hàng chục lượt người qua lại mỗi ngày. Tuy nhiên, đến nay, con đường này vẫn đang là đường đất, chưa được bê tông hóa, nên việc đi lại của người dân gặp khó khăn.
Đường dân sinh ở Khóm 3, thị trấn Bến Quan chưa được bê tông hóa khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn - Ảnh: T.N
Từ phản ánh của một số hộ dân về tình trạng lầy lội của con đường dân sinh này, phóng viên Báo Quảng Trị đã cùng với cán bộ UBND thị trấn Bến Quan đến kiểm tra thực trạng. Ghi nhận thực tế, cứ cách vài mét, mặt đường lại xuất hiện dày đặc hố nước lớn, sình lầy. Nhiều hầm hố do vết xe cơ giới gây ra nhão nhoét bùn đất, nhiều đoạn đất bùn đặc quánh tràn lấp ra đường khiến việc đi lại của người dân trở nên nguy hiểm, đặc biệt về ban đêm.
Thời điểm phóng viên đang tác nghiệp, có nhiều lượt xe di chuyển qua lại. Nhiều chủ xe máy vừa điều khiển phương tiện một cách cẩn thận, vừa phải rà chân trên mặt đường để xe không bị sa lầy, mất thăng bằng. Không ít trường hợp không may té ngã, cả người và xe đều lấm lem bùn đất.
Anh Nguyễn Sông Hồng, ở Khóm 3, thị trấn Bến Quan cho hay: “Để đi vào phần đất sản xuất của mình, mỗi ngày tôi đều phải đi trên con đường này. Nhiều năm trở lại đây, do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ cộng với lưu lượng xe tải chở tràm, cao su, nông sản của người dân thường xuyên lưu thông qua lại đã làm hư hỏng tại nhiều điểm. Đường chưa được đầu tư bê tông hóa nên việc đi lại rất gian nan. Trời khô ráo còn thấy được chỗ trũng để tránh chứ mùa mưa đến, đất đỏ lầy lội, có khi chúng tôi phải dắt xe đi bộ”.
Ông Nguyễn Lương, người chuyên vận chuyển nông, lâm sản của người dân tại đây bộc bạch: “Vất vả nhất là chở hàng vào mùa mưa, đường nhão nhoẹt. Đoạn đường gần 1,5 km, nếu bình thường đi khoảng 5 phút thì mưa xuống phải mất gấp đôi, thậm chí gấp ba thời gian mới đi hết con đường. Đường đất hư hỏng ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, đến đời sống, kinh tế của người dân”.
Anh Phạm Đăng Toàn, ở Khóm 3, thị trấn Bến Quan cho biết: “Tôi không nhớ mình đã ngã trên đường này bao nhiêu lần dù đã quá quen địa hình, đường sá. Không chỉ tôi mà tất cả những ai đi trên con đường này đều mong muốn có được con đường cứng cáp, kiên cố. Trong khi khắp nơi thì bê tông hóa đường nội đồng, còn ở chỗ chúng tôi, tôi đến đường dân sinh còn phải đi đường đất. Nếu được các cấp, các ngành đầu tư, hỗ trợ vật liệu, mọi người đều sẵn sàng chung sức, góp công, góp của để làm đường”, anh Toàn bày tỏ.
Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND thị trấn Bến Quan Dương Đình Quang cho biết, dù không phải tuyến đường chính song con đường dân sinh nằm trên địa phận Khóm 3 vẫn có rất nhiều phương tiện qua lại mỗi ngày, đặc biệt là xe trọng tải lớn. Điều này khiến đường dễ hư hỏng nghiêm trọng hơn, nhất là vào mùa mưa.
Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, để khắc phục tình trạng “ổ voi”, “ổ gà”, hằng năm, địa phương đã vận dụng nguồn quỹ sự nghiệp giao thông. Cứ đoạn nào hư hỏng, thị trấn Bến Quan đều sửa chữa bằng cách đổ cát sỏi và bê tông vụn của các công trình để người dân tiện đi lại trước mắt. Vào mùa nắng, thị trấn vận động Nhân dân san lấp lại các điểm hư hỏng. Tuy nhiên, không được bao lâu thì tình trạng đường xuống cấp lại tiếp tục tái diễn.
“Đó chỉ là giải pháp tạm thời nhưng kéo dài liên tục trong những năm qua. Kinh phí sự nghiệp giao thông đã ít, lại phải chi cho những phương án tạm khiến việc đầu tư các công trình giao thông bị hạn chế. Cũng như người dân, địa phương rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị có liên quan để đầu tư bê tông hóa con đường cho người dân. Qua đó, giúp việc đi lại, sản xuất của người dân trên địa bàn được thuận lợi, hiệu quả hơn, đặc biệt vào mùa mưa”, ông Quang nói.
Thế Nhật
Đề cập đến nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư trường phổ thông nội trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở tại...
QTO - Ngày 19/7, Tuổi trẻ xã Trường Ninh tổ chức ra quân hưởng ứng “Ngày chủ nhật xanh” bảo vệ môi trường và phát động đợt cao điểm “Đền ơn đáp nghĩa -...
QTO - Ngày 19/7, Phó Giám đốc Sở Y tế Phan Thanh Hải cho biết: Sở vừa có công văn chấn chỉnh công tác khám, chữa bệnh (KCB) trên địa bàn tỉnh.
Ngày 19/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành Công điện số 4594/CĐ-BNNMT về việc ứng phó với bão trên Biển Đông.
QTO - Ngày 18/7, đoàn công tác Sở Y tế Quảng Trị do ông Trần Văn Thịnh, Phó Giám đốc làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác phòng, chống sốt rét trên địa...
QTO - Với quyết tâm chủ động từ sớm, từ xa, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đang triển...
Hồi 13 giờ ngày 18/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 123,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão...
QTO - Ngót một buổi chiều rong ruổi với Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng Phan Giáo, tôi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với những cựu chiến...
Từ 1.9.2025, toàn bộ học sinh cả nước từ mầm non từ 3 tháng tuổi, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở và học sinh THPT công lập sẽ được miễn học phí. Vậy học sinh các...
QTO - Nhiều năm qua, Tổ tự quản tàu thuyền an toàn Khu phố 2, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, luôn duy trì được nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa...
QTO - Nhắc đến ông Lê Văn Lâm (sinh năm 1962) ở thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, hẳn nhiều người không còn xa lạ. Từ tay trắng ông đã gầy dựng...
QTO - Trong những thành tựu đã đạt được về mọi mặt trên chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển kể từ ngày huyện Hải Lăng được hoàn toàn giải phóng, có...