{title}
{publish}
{head}
Câu chuyện về người bán hàng rong ở Hà Nội “chặt chém” du khách nước ngoài được lan truyền trên các trang mạng xã hội đúng vào dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, khi lượng khách du lịch trong và ngoài nước tăng cao. Vụ việc ban đầu được nhiều người chia sẻ là người bán hàng rong đã bán 3 quả dứa cho nữ du khách nước ngoài với giá 500 ngàn đồng. Vậy nhưng khi cơ quan công an vào cuộc đã làm rõ người này chỉ bán với giá 50 ngàn đồng. Tuy bản chất sự việc không giống những gì mạng xã hội lan truyền trước đó nhưng từ lâu, tình trạng “chặt chém” du khách không phải là chuyện hiếm.
Gần đây nhất là vụ việc người bán hàng rong “hét giá” 100.000 đồng cho 4 chiếc bánh rán, 200 ngàn đồng cho một túi táo nhỏ đã bị cơ quan chức năng xử lý.
Ngoài những câu chuyện bị phát hiện và chia sẻ rộng rãi, trên thực tế, việc nâng giá đối với khách nước ngoài hẳn nhiều hơn thế.
Không ít người bán có quan điểm, bán cho người nước ngoài thì phải có mức giá khác. Có thể vì thế nên một số du khách nước ngoài khi đến Việt Nam đều có tâm lý cảnh giác khi mua bán hàng hóa.
Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây thu hút ngày càng đông khách nước ngoài đến tham quan, trải nghiệm. Chỉ tính riêng trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, mặc dù thời tiết nóng bức, nhưng một số địa phương như Hà Nội, Quảng Nam, Đà Lạt... ghi nhận số lượng khách quốc tế đến tham quan, du lịch tăng cao.
Cụ thể Hà Nội tăng 48%; Quảng Nam tăng 10% và Đà Lạt tăng 60% so với cùng kỳ năm trước. Ngành du lịch đã cố gắng xây dựng thương hiệu để các điểm đến ở Việt Nam đều để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách.
Trước đó, một khảo sát của Ngân hàng HSBC International cho thấy, châu Á là nơi thân thiện nhất để người nước ngoài sinh sống và làm việc, trong đó Việt Nam đứng thứ hai trong top 10 quốc gia thân thiện nhất thế giới.
Ngành du lịch xác định xây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc Việt Nam dựa trên nguồn lực con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa lịch sử, trong đó yếu tố con người rất quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh đẹp đẽ của đất nước Việt Nam ra bạn bè quốc tế.
Vì vậy, tình trạng “chặt chém” du khách nếu không được xử lý triệt để sẽ là câu chuyện “con sâu làm rầu nồi canh”, ảnh hưởng đến những kết quả mà ngành du lịch nỗ lực phấn đấu suốt thời gian qua.
Thực ra, so với những năm trước đây, tình trạng “chặt chém” du khách giảm đi rất nhiều. Điều đó cho thấy ngành du lịch đã làm tốt công tác tuyên truyền và có biện pháp xử lý nghiêm, kịp thời đối với hành vi này, từ đó nâng cao ý thức của người kinh doanh.
Tuy nhiên, tình trạng này không chấm dứt hoàn toàn mà thỉnh thoảng vẫn tiếp diễn, nhất là đối với những người bán hàng rong.
Vì thế, một số cơ sở chuyên cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách nước ngoài thường tư vấn khách nên mua sắm ở các cửa hàng có niêm yết giá sẵn, còn nếu mua hàng rong thì phải tìm hiểu giá rồi mặc cả để tránh bị nâng giá.
Không chỉ du khách nước ngoài, tình trạng “chặt chém” cũng xảy ra đối với du khách Việt. Trong mỗi mùa cao điểm về du lịch, dư luận liên tục chia sẻ những bức xúc khi phải trả tiền cho một dịch vụ hay món hàng nào đó không đúng với giá trị thật của nó.
Có cảm giác bất cứ ai đều có nguy cơ rơi vào những “cái bẫy” nâng giá trong hành trình du lịch, khám phá và trải nghiệm các danh lam thắng cảnh.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ của các điểm đến. Bởi một điểm đến muốn để lại ấn tượng trong lòng du khách thì phải kết hợp hài hòa giữa các yếu tố: cảnh quan, môi trường, dịch vụ và thái độ của người dân.
Đa số vụ việc đều xuất phát từ việc những người bán/người cung cấp dịch vụ hàng hóa lợi dụng tâm lý chủ quan, ngại hỏi giá trước của khách hàng để tính thêm tiền, thổi giá sản phẩm cao hơn nhiều lần so với thực tế.
Chỉ riêng dịch vụ taxi, du khách đến Hà Nội, nếu không lựa chọn các hãng uy tín thì kiểu gì cũng bị tài xế tự động nâng giá, thậm chí có trường hợp xin thêm tiền bồi dưỡng.
Trong những tình huống như vậy, dẫu biết bị nâng giá nhưng không phải ai cũng bình tĩnh để xử lý thông tin. Nhiều người có tâm lý trả tiền cho xong chuyện vì sợ gặp phải những đối tượng côn đồ. Nhưng cũng có trường hợp khi khách hàng có phản hồi, thắc mắc về giá cả thì nhận lại thái độ thiếu thiện cảm, đe dọa, thách thức từ phía người cung cấp dịch vụ.
Từ những vụ việc “chặt chém” du khách được dư luận phản ánh cho thấy một số người chỉ vì món lợi nhỏ trước mắt mà đánh mất hình ảnh đẹp của đất nước, con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Đó là kiểu kinh doanh, buôn bán không bền vững vì sớm muộn cũng bị khách hàng phát hiện, tẩy chay. Kích cầu du lịch không chỉ chú trọng đến sự hoàn thiện cơ sở vật chất của các điểm đến và dịch vụ đi kèm mà còn bao gồm nhiều câu chuyện xung quanh điểm đến đó.
Đôi khi, một nụ cười thân thiện của người bán, một món quà quê dân dã mang hồn quê hương cũng có thể gieo vào lòng du khách ấn tượng sâu đậm.
Chưa nói đến khách nước ngoài, phần lớn người dân trong nước khi bị “chặt chém” thường im lặng cho qua hoặc trút sự bực tức của mình trên trang mạng xã hội chứ không muốn đôi co, cãi nhau tại nơi xa lạ. Vì vậy, việc công khai số điện thoại đường dây nóng của cơ quan chức năng địa phương tại các điểm du lịch rất cần thiết cho du khách.
Trường hợp phát hiện người bán có hành vi nâng giá, không chỉ người trong cuộc mà bất cứ ai cũng có thể liên lạc với cơ quan chức năng để kịp thời xử lý và bảo vệ du khách trong trường hợp xảy ra tranh chấp, xô xát.
Tuy nhiên, sự phản ánh ở đây phải trung thực, khách quan, không được làm méo mó bản chất sự việc. Như trong câu chuyện về người bán dứa ở trên, một số người dân có mặt tại thời điểm đó tuy chưa biết rõ bản chất sự việc nhưng cũng hùa vào chỉ trích người bán.
Nếu cơ quan chức năng không kịp thời vào cuộc thì sự việc cứ thế lan truyền xa hơn và vô hình trung, chính người Việt làm xấu đi hình ảnh của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế.
Thủy Ba
QTO - Ngày 29/11/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định 204-QĐ/TW phê duyệt Đề án chuyển đổi số trong các cơ quan đảng. Mục tiêu của đề...
QTO - Một ngày trước khi bước qua năm mới 2025, UBND huyện Triệu Phong công bố quy hoạch các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn (1558 - 1626) vào sáng...
QTO - Trong tháng 4/2024, Bộ Nội vụ lần lượt công bố xếp hạng năm 2023 của 3 chỉ số cấp tỉnh trên toàn quốc, gồm: Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR...
QTO - Trên dặm đường Bắc - Nam, chúng tôi đã từng có dịp đặt chân đến nhiều trạm dừng nghỉ được xây dựng trên tuyến cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ. Đây là các...
QTO - Đã một tuần từ khi kết thúc Giải chạy Marathon TP. Đông Hà năm 2024 - Hành trình bứt phá trên miền đất lửa, nhưng dư âm của giải vẫn còn rạo rực...
QTO - Ngày 17/4/2024, tại TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các...
QTO - Vì lý do công việc, tôi thường di chuyển bằng tàu hỏa trên những chặng đường khá dài. Trên những chuyến tàu xuyên đêm, khi khách đi tàu không còn mãi...
QTO - Sau khi Luật Quy hoạch được thông qua, quy hoạch về công chứng được bãi bỏ từ ngày 1/1/2019. Bỏ quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng...
QTO - Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc...
QTO - Những ngày qua, thông tin về vụ nhóm lừa đảo dùng công nghệ cao, xưng danh cơ quan bảo vệ pháp luật để lấy đi của bà Nguyễn Thị Giang Hương, Chủ tịch...
QTO - Gia nhập thị trường là một trong 10 chỉ số thành phần của bộ chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Chỉ số này được xây dựng nhằm đánh giá sự...
QTO - Quảng Trị là địa phương giàu truyền thống cách mạng. Từ một tỉnh nằm ở tuyến đầu chịu nhiều hậu quả nặng nề sau chiến tranh, điều kiện thiên nhiên...