
{title}
{publish}
{head}
QTO - EU đặt mục tiêu chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga vào năm 2027.
EU có thể sẽ kiện Đức ra tòa nếu như nước này không sửa đổi luật khí đốt, vốn đang bị các nước láng giềng phản đối do cho rằng nó cản trở nỗ lực giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga – một quan chức cấp cao của Ủy ban châu Âu (EC) nói với tờ Politico.
Được Chính phủ Đức thông qua vào năm 2022, luật này đánh thuế đối với tất cả các dòng khí đốt rời khỏi nền kinh tế số một châu Âu, động thái nhằm giúp quốc gia này lấp đầy những lỗ hỏng trong ngân sách. Tuy nhiên, các nước láng giềng cho rằng luật này có thể vi phạm các quy định của EU về dự trữ khí đốt cũng như làm suy yếu thị trường chung của khối khi đẩy giá năng lượng lên cao.
Đức ra luật khí đốt nhằm đối phó thâm hụt ngân sách. Ảnh: Politico
Trước những lo ngại trên, EC cảnh báo biện pháp của Đức có thể không hợp pháp.
Quan chức trên của EC cho biết đây là hành vi vi phạm luật cạnh tranh và các quy tắc thị trường chung, đồng thời nói thêm không loại trừ khả năng EC sẽ có những động thái pháp lý trong thời gian tới.
Theo luật của EU, Ủy ban châu Âu sẽ có động thái pháp lý khi nhận định một quốc gia thành viên vi phạm các quy định của Brussels. Quá trình này có thể dẫn đến việc đưa ra các hình phạt tài chính, dù thường sẽ mất vài tháng hoặc thậm chí là vài năm.
Tranh chấp pháp lý đến từ việc luật của Đức dường như đang vi phạm Hiệp ước Schengen năm 1985 của EU, cho phép công dân và hàng hóa tự do di chuyển trong toàn khối mà không bị kiểm soát.
Vào thời điểm Đức áp dụng thuế, giá khí đốt bán buôn đã ở mức cao kỷ lục sau khi Moscow cắt giảm xuất khẩu khí đốt để đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Việc mua các nguồn cung khí đốt ngắn hạn đã khiến Đức tiêu tốn một lượng tiền khổng lồ, buộc quốc gia này phải áp dụng mức thuế mới.
Ngoài việc làm dấy lên làn sóng phản đối đến từ các nước EU khác, biện pháp này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến nỗ lực của khối trong việc giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga.
Khối này đang đặt mục tiêu chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga vào năm 2027. Cho đến nay, EU đã giảm khoảng 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga, dù một số quốc gia vẫn đang phụ thuộc vào nguồn cung từ Moscow.
Tháng trước, Áo, Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc đã kêu gọi Brussels giải quyết vấn đề liên quan chính sách thuế của Đức tại cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng EU, cho rằng nó đang ảnh hưởng đáng kể đến thị trường khí đốt châu Âu, an ninh năng lượng, khả năng cạnh tranh kinh tế và sự thống nhất về quy định trong khối.
Tuy nhiên, Đức khẳng định họ đang làm đúng luật.
Người phát ngôn của Bộ Kinh tế Đức nói với Politico: “Thuế khí đốt không mang tính phân biệt đối xử và luôn được tính ở mức giống nhau đối với mọi quốc gia. Khoản thuế này đã góp phần đáng kể vào việc ổn định giá cả và ổn định thị trường, không chỉ ở Đức mà còn ở các nước châu Âu khác”.
Quan chức này cũng xác nhận Berlin đang thảo luận với EC liên quan đến tính hợp pháp của đạo luật này.
Luật Anh (Theo Politico)
(Tin Tức) - EU có thể nới lỏng các lệnh trừng phạt liên quan đến nhập khẩu phân bón, xi măng và các sản phẩm khác của Nga.
VOV.VN - Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, EU đã áp đặt nhiều vòng trừng phạt nhằm vào Moscow, nhưng nền kinh tế Nga vẫn đứng ...
(Tin Tức) - Sáu quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo sẽ không chấp nhận bất cứ nỗ lực nào nhằm hạ thấp hơn nữa mức giá trần mà khối sẽ áp với khí đốt ...
Dự thảo luật mới sẽ giúp các công ty EU rút khỏi hợp đồng khí đốt với Nga mà không cần phải trả bất kỳ khoản bồi thường nào.
Một báo cáo gần đây tiết lộ Đức vẫn đang tiếp tục mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga thông qua các quốc gia EU khác, mặc dù Berlin đã từ chối các ...
(NĐT) - Nhóm 7 nước EU mong muốn giới lãnh đạo Kiev sớm chấm dứt xung đột với quân đội Nga, nhà báo Mỹ kỳ cựu đưa tin.
VOV.VN - Trong bối cảnh Nga huy động 300.000 quân dự bị và các nhà lãnh đạo phương Tây tăng cường hỗ trợ Ukraine, khả năng đàm phán giữa Moscow và Kiev để chấm ...
Theo kế hoạch này, EU sẽ sử dụng nguồn tài chính thu được từ những công ty tài chính chưa rời khỏi Nga để duy trì viện trợ cho Kiev.
QTO - Trong bối cảnh Mỹ tạm ngưng siết trừng phạt, Ukraine đang vận động EU đẩy mạnh các biện pháp cứng rắn hơn nhằm gia tăng sức ép lên Moscow, bao gồm cả...
QTO - Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc đua kinh tế kéo dài với Mỹ bằng việc định hình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn 2026 - 2030.
QTO - Chip bán dẫn Mỹ đang “vượt rào” để tiếp cận thị trường Trung Quốc
(Tin Tức) - Tổng giám đốc Tổ chức di cư quốc tế (IOM) Amy Pope ngày 12/4 đã kết thúc chuyến thăm 5 ngày tới Ukraine với lời kêu gọi tăng cườnghỗ trợ nhân đạo cho quốc gia đang...
(Tin Tức) - Giới chức Mỹ, Anh và Đức đang tìm mọi cách để ngăn chặn leo thang căng thẳng giữa Iran và Israel.
VOV.VN - Những giờ qua, khu vực Trung Đông liên tiếp chứng kiến nhiều động thái ráo riết chuẩn bị cho kịch bản leo thang căng thẳng nguy hiểm giữa Israel và Iran.
(Tin Tức) - Quan chức phụ trách biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo các chính phủ, nhà lãnh đạo doanh nghiệp và ngân hàng phát triển chỉ còn 2 năm để hành động...
QTO - Một số môn thi bơi lội có thể tạm hoãn hoặc hủy bỏ nếu chất lượng nước sông không được cải thiện.