Cập nhật:  GMT+7

Đồng hành, hỗ trợ thanh niên vùng cao phát triển nghề

Nhằm khuyến khích thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm gần đây, Huyện đoàn Hướng Hóa đã tích cực phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan có nhiều hoạt động, hình thức hỗ trợ đoàn viên thanh niên trên địa bàn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.

Đồng hành, hỗ trợ thanh niên vùng cao phát triển nghề

Máy CNC ứng dụng công nghệ chạm khắc trong nghề mộc giúp xưởng sản xuất đồ gỗ của anh Hoàng Công Minh hoạt động hiệu quả hơn -Ảnh: M.L

Xưởng mộc của anh Hoàng Công Minh (sinh năm 1988), ở thôn Tân Tài, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa thành lập năm 2020, chuyên sản xuất bàn ghế, tủ, giường, đồ gỗ gia dụng... hiện có 5 lao động thường xuyên. Thời gian đầu, thị trường tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh nhưng gần đây anh Minh đã mở rộng, đưa sản phẩm vào tiêu thụ ở một số tỉnh như Đắk Lắk, Bình Định. Kết quả này có được một phần nhờ sản phẩm đồ gỗ của xưởng anh Minh ngày càng đa dạng, phong phú và đẹp nhờ có máy CNC.

Khi chưa có máy móc hỗ trợ, việc chạm trổ chi tiết trên sản phẩm gỗ phải làm thủ công và thợ lành nghề mới thực hiện được nên tốn thời gian, nhân công, chi phí sản xuất tăng lên rất nhiều. Nhờ sự kết nối của Huyện đoàn Hướng Hóa và Tỉnh đoàn, anh Minh đã tiếp cận được nguồn vốn chương trình khuyến công tỉnh cho thanh niên phát triển kinh tế từ Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh. Kinh phí đầu tư hệ thống máy CNC trên 220 triệu đồng, anh Minh được hỗ trợ 100 triệu đồng.

“Sau khi ứng dụng máy CNC, cơ sở giảm từ 30%-50% chi phí nhân công. Máy có thể cho ra nhiều chi tiết chỉ trong một thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu điêu khắc, chạm trổ những hoa văn tinh xảo lên các sản phẩm đồ gỗ nội thất gia đình cần độ tỉ mỉ, sắc nét, đồng đều vừa đáp ứng tính thẩm mỹ, nâng cao chất lượng sản phẩm vừa tiết kiệm được thời gian, nhân công”, anh Minh cho biết.

Đúng dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, anh Võ Quốc Phương (sinh năm 1990), ở thôn Tân Hào, xã Tân Liên khai trương cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực phục vụ khách du lịch theo hướng trải nghiệm. Anh Phương cho biết, trên diện tích đất này, trước đây gia đình anh trồng hoa màu, thu nhập tương đối bấp bênh. Thời gian gần đây, nhận thấy khách du lịch đến Hướng Hóa ngày càng đông nên anh Phương đã tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư mô hình kinh doanh dịch vụ ẩm thực theo hình thức khép kín.

“Trong bối cảnh dịch vụ ẩm thực phát triển, hàng quán ăn uống ngày một nhiều như hiện nay, tôi cố gắng tìm lối đi riêng nên thực hiện kinh doanh theo phương thức “từ trang trại đến bàn ăn”. Để thực hiện dịch vụ kinh doanh này, gia đình tôi tự sản xuất nguyên liệu để chế biến các món ăn ở quán. Từ cá, gà cho đến các loại rau tôi đều tự nuôi, tự trồng. Khách đến quán nếu muốn có thể câu cá rồi đặt quán chế biến món theo ý thích của mình”, anh Phương chia sẻ.

Ngoài việc bố trí lại khu đất hợp lý từ khu vực chăn nuôi gà, đào ao hồ nuôi cá nước ngọt, đất trồng rau... anh Phương còn xây dựng 7 chòi quán xen kẽ giữa khuôn viên để mang lại sự gần gũi, giúp khách hàng dễ quan sát, trải nghiệm các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở quán, yên tâm hơn khi sử dụng thực phẩm.

Nhận thấy đề án phát triển kinh tế của anh Phương khả thi, Huyện đoàn Hướng Hóa đã hướng dẫn, hỗ trợ anh hoàn thiện thủ tục vay 100 triệu đồng vốn từ chương trình giải quyết việc làm tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để phát triển mô hình.

“Tôi vay vốn nhờ có đoàn thanh niên đứng ra tín chấp nên không cần tài sản đảm bảo. Mỗi tháng trả lãi ngân hàng 700 nghìn đồng, gửi tiết kiệm từ 500 nghìn đến 1 triệu để sau này trừ dần vào tiền trả nợ gốc nên tôi không bị áp lực trả nợ. Thanh niên khởi nghiệp được hỗ trợ vốn như thế này tôi thấy rất thiết thực, ý nghĩa. Tuy nhiên, tôi mong muốn được ngân hàng nâng hạn mức cho vay nguồn vốn này đối với thanh niên thì sẽ đáp ứng nhu cầu thực tế và hiệu quả hơn”, anh Phương bộc bạch.

Theo chị Nguyễn Thị Hoài Ly, Phó Bí thư Huyện đoàn Hướng Hóa, năm 2023, đơn vị đã chỉ đạo các cơ sở đoàn trên địa bàn rà soát các mô hình phát triển kinh tế trong thanh niên cần hỗ trợ để tìm kiếm các nguồn lực giúp đỡ phù hợp với nhu cầu thực tế. Ngoài kết nối được nguồn vốn từ kinh phí khuyến công tỉnh để hỗ trợ cho xưởng mộc của anh Minh, Huyện đoàn đã hỗ trợ 8 mô hình kinh tế trong thanh niên vay vốn ưu đãi từ chương trình giải quyết việc làm với tổng vốn 650 triệu đồng.

Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan như: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dịch vụ việc làm, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh tổ chức 6 hội nghị tuyên truyền, định hướng giải quyết việc làm với sự tham gia của hơn 1.000 lượt đoàn viên, thanh niên.

Phối hợp với Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Hướng Hóa tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm; chỉ đạo 100% đoàn khối trường học chủ động phối hợp với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài tỉnh tổ chức các hoạt động ngoại khóa với nội dung tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Qua đó, đã giới thiệu giải quyết việc làm mới cho 1.320 lao động, trong đó giới thiệu 66 thanh niên tham gia xuất khẩu lao động.

Mai Lâm

Tin liên quan:
  • Đồng hành, hỗ trợ thanh niên vùng cao phát triển nghề
    Hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế

    Nhằm hỗ trợ cho thanh niên phát triển kinh tế, thời gian qua, Tỉnh đoàn và Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cùng các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã có các chính sách về vốn vay ưu đãi, qua đó giúp cho hàng nghìn thanh niên có điều kiện làm ăn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

  • Đồng hành, hỗ trợ thanh niên vùng cao phát triển nghề
    Đồng hành với thanh niên yếu thế

    Phát huy vai trò, vị trí, thời gian qua, Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã để lại dấu ấn thông qua nhiều hoạt động, phong trào. Tuần lễ cao điểm “Đồng hành với thanh niên yếu thế” vừa diễn ra là một trong những minh chứng sinh động cho nỗ lực kết nối, hướng về cộng đồng của tổ chức hội.

  • Đồng hành, hỗ trợ thanh niên vùng cao phát triển nghề
    Hỗ trợ thanh niên ở huyện Đakrông xuất khẩu lao động

    Thanh niên dân tộc thiểu số nếu tự mình tìm hiểu thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) để giải quyết việc làm của bản thân là vấn đề không hề dễ dàng vì nhiều nguyên nhân. Chia sẻ khó khăn này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH), UBND huyện Đakrông cũng như nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã về đến tận các xã để hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số XKLĐ đúng pháp luật. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa được nhiều người quan tâm, ủng hộ.


Mai Lâm

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

An Mỹ - làng quê khởi sắc bên sông Hiếu

An Mỹ - làng quê khởi sắc bên sông Hiếu
2023-12-04 05:18:00

QTO - Làng An Mỹ, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ nằm bên bờ sông Hiếu ăm ắp phù sa, xanh mát những hàng cây, thửa ruộng. Làng vừa “cận thị” vừa “cận giang” và...

Khởi sắc ở một xã vùng biên giới

Khởi sắc ở một xã vùng biên giới
2023-12-01 05:10:00

QTO - Từ một xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Hướng Hóa, những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và sự nỗ...

Festival tôm Cà Mau 2023

Festival tôm Cà Mau 2023
2023-11-30 16:49:00

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2023 (gọi tắt là Festival Tôm) là lễ hội lớn nhất về ngành hàng tôm, có quy mô cấp khu...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long