
{title}
{publish}
{head}
QTO - Những năm qua, với việc lồng ghép và thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân, diện mạo của xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa đã có sự đổi thay đáng kể, kinh tế - xã hội từng bước phát triển, cơ sở hạ tầng được tăng cường, đời sống tinh thần, vật chất của người dân được cải thiện.
Trụ sở Đảng ủy - HĐND- UBND xã Ba Tầng được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang -Ảnh: Đ.P
Dẫn chúng tôi đi xem nhà ở kiên cố của một số hộ dân được xây dựng từ nguồn hỗ trợ chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) 1719 và vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội; trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND xã; trụ sở của Công an xã được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang và các tuyến đường vào khu sản xuất thôn Măng Sông, thôn Ba Tầng, thôn Trùm, đường vào nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Vầng.
Chủ tịch UBND xã Ba Tầng Hồ Văn Băng cho biết, xã có 894 hộ, 4.584 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Vân Kiều chiếm hơn 96%, sinh sống ở 7 thôn, gồm Loa, Ba Lòng, Ba Tầng, Trùm, Hùn, Măng Sông, Vầng. Trong điều kiện xuất phát điểm thấp, trình độ dân trí chưa đồng đều, xã đã tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên, đặc biệt là lồng ghép hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với các chương trình MTQG: nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 (chương trình MTQG 1719).
Xác định nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực, xã đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tiến hành cải tạo vườn tạp; xây dựng chuồng trại nuôi gia súc nhốt chuồng...
Nhằm đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ, nhờ sự quan tâm của nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi và các mô hình sản xuất lúa nước, xã đã tập trung tuyên truyền người dân khai hoang đất bằng gieo cấy lúa nước hai vụ, đưa phân chuồng vào chăm bón, đưa các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy đại trà, nên diện tích và sản lượng lúa nước đều tăng. Đến nay toàn xã có 122,54 ha lúa nước gieo cấy vụ đông xuân; 89 ha lúa nước gieo cấy vụ hè thu, sản lượng đạt hơn 880 tấn.
Mặt khác, người dân đã tận dụng đất ven triền đồi nương rẫy trồng sắn, ngô, khoai lang và các cây họ đỗ, trồng cây ăn quả, cây cà phê, hồ tiêu và chăn nuôi trâu bò đàn, lợn, dê, các loại gia cầm. Toàn xã đã trồng 95 ha cây cà phê, 17 ha cây cao su, 665 ha sắn, 100 ha lúa rẫy, 36 ha ngô, 9 ha cây ăn quả; đàn trâu 339 con, bò 418 con, 2.383 con dê, hơn 4.800 con gia cầm các loại.
Bên cạnh đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện tốt. Xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho Nhân dân về bảo vệ và phát triển vốn rừng, nâng cao ý thức, chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; thành lập 1 tổ chốt, tuần tra bảo vệ rừng ở thôn Hùn; giao 525,35 ha rừng cho các thôn: Măng Sông, Ba Tầng, Ba Lòng, Ba Tầng, Hùn bảo vệ; giao 124,1 ha rừng cho 10 hộ gia đình thôn Hùn bảo vệ; phối hợp với các đơn vị liên quan và các xã liền kề tăng cường công tác phòng, chống cháy rừng và ngăn chặn các hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Hiện nay, trên địa bàn đã cơ bản không còn tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản và săn bắt động vật hoang dã trái phép.
Nhờ biết cách khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, nên đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo hằng năm đều giảm, cuối năm 2023 giảm 9,24% so với đầu năm 2022.
Cùng với những đổi thay về kinh tế, văn hoá- xã hội có những chuyển biến tích cực. Tỉ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường hằng năm đạt cao; trẻ em 5 tuổi đạt 100%, tiểu học đạt 95%, trung học cơ sở đạt 100%; cơ sở vật chất trường lớp các bậc học đều được đầu tư xây dựng kiên cố khang trang, các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học được tăng cường.
Trạm y tế của xã đã phối hợp với quân y Đồn Biên phòng Ba Tầng triển khai có hiệu quả các chương trình y tế, thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hóa đã được đông đảo Nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia, mang lại hiệu quả thiết thực; các hoạt động tình nghĩa và chính sách xã hội luôn được quan tâm; tình làng nghĩa bản ngày một thắt chặt.
Lực lượng công an, dân quân của xã đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan tăng cường tuần tra, kiểm soát, chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời xử lý các vụ việc xảy ra , đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, huyện và sự nỗ lực vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể, nên đã làm thay đổi đời sống kinh tế, văn hóa của Nhân dân xã Ba Tầng một cách rõ nét. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo được sự đồng thuận trong xã hội, tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào và chương trình hành động của địa phương, cùng góp sức chung lòng xây dựng xã Ba Tầng ngày một phát triển.
Nguyễn Đình Phục
Là một trong 11 xã biên giới của huyện Hướng Hóa, xã Thanh là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Vân Kiều. Những năm trước đây, cơ sở hạ tầng thiếu ...
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, qua 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền ...
Sau hơn 13 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, nhất trí của các tầng lớp nhân dân, ...
Thời gian qua, huyện Đakrông tích cực triển khai thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vùng biên giới bằng nhiều giải ...
Với đặc điểm có tới gần 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỉ lệ hộ nghèo chiếm gần 50%, huyện Hướng ...
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) tỉnh Quảng Trị đã triển khai đầu ...
Thời gian qua, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), các sở, ngành, địa ...
Từ một xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Hướng Hóa, những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và sự nỗ lực của ...
QTO - Nhằm thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP, nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh được triển khai, trong đó có việc chú trọng đưa sản phẩm vào các...
QTO - Khác với không khí phấn khởi vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch hồ tiêu của năm 2024 - khi cây hồ tiêu vừa được mùa vừa được giá, những ngày này, tại...
QTO - Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường rất quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra sử dụng đất của các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê...
QTO - Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân phường An Đôn, thị xã Quảng Trị đã khẩn trương xuống giống, chăm sóc hoa phục vụ nhu cầu tết Nguyên đán Ất Tỵ...
QTO - Việc kết cấu hạ tầng giao thông một số địa bàn thiếu đồng bộ ảnh hưởng đến quá trình phục vụ phát triển KT-XH. Theo rà soát của các huyện, thị xã và...
QTO - Nắm bắt nhu cầu mua sắm hàng hóa để sử dụng và làm quà tặng, biếu của người tiêu dùng, đặc biệt trong thời điểm tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến...
VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC LỢI THẾ CỦA TỈNH, QUY HOẠCH LÀ CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ BÌNH PHƯỚC SẮP XẾP, BỐ TRÍ HIỆU QUẢ CÁC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, HỆ...
QTO - Thời gian qua, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh tích cực hướng về cơ sở, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm nâng...