
{title}
{publish}
{head}
Có lần vui miệng, tôi hỏi đùa anh Võ Văn Hưởng, cán bộ văn hóa xã Triệu Thuận (Triệu Phong) rằng, đội đua thuyền nữ của xã anh có sử dụng dopping không mà trong khi đối thủ vừa thả mái chèo xuống là thở không ra hơi thì các vận động viên của anh trông gầy gò, ốm yếu thế mà cứ phởn phơ như không, đặc biệt là cuộc đua nào cũng giành được giải cao? Anh Hưởng cười tủm tỉm, nụ cười như vừa thanh minh vừa pha chút tự hào, rồi kéo tôi ra bờ sông Thạch Hãn lồng lộng gió: "Dopping của chúng tôi đấy. Chị em trong đội đua của tôi đều là dân sông nước, lấy con thuyền làm kế sinh nhai nên chuyện bơi lội họ rành còn hơn cả... đi bộ. Thành ra bảo họ đi đua thuyền chẳng khác nào thách tiều phu đốn củi". Buổi chiều bên bờ sông, những chiếc thuyền sau một ngày lênh đênh tìm kế sinh nhai đang lặng lẽ cập bến. Những người phụ nữ nhỏ thó nhẹ nhàng nhảy lên bờ, vai vác lưới, tay xách giỏ thoăn thoắt trở về nhà. Thật khó tin họ chính là những "tay chèo vàng" của đội đua thuyền nữ xã Triệu Thuận.
"Mong một tấm huy chương bạc..."
Chị Lựu (thôn Đại Lộc B, Triệu Thuận) nghiêng vai hất đống lưới sũng nước xuống mé hiên rồi nhẹ nhàng leo lên xà nhà lôi chiếc mái chèo to tướng xuống, cười xởi lởi: "Lâu rồi không dùng đến nên trông xám xịt thế này chứ nó là cần câu huy chương vàng của tui đó, gần 20 cái huy chương trong tủ kia cũng từ nó mà ra cả đấy". Ngoài 50 tuổi, cái tuổi đã "toan về già" nhưng trông chị vẫn còn hoạt bát lắm, cái hoạt bát của một người chưa khi nào chịu ngồi yên một chỗ. Chị Lựu vẫn còn nhớ như in cái cảm giác lần đầu tiên bước lên chiếc thuyền đua trong đội tuyển đua thuyền nữ của xã: "Đứng trên thuyền để đua với người ta mà tui thấy cứ như đang chèo thuyền đi đánh cá hàng ngày vậy, rất thoải mái và tự tin. Cứ thuộc nằm lòng: đầu ngúc (gật), tay lạu, miệng la, chân chậm (giậm) và... lấy huy chương vàng". 10 năm nay, sau cái lần đầu tiên ấy, từ một tay chèo bình thường đến khi trở thành đội trưởng của đội đua, chị luôn mang bên mình cảm giác thoải mái và tự tin như thế. Và cũng chưa một lần lòng tin phản bội chị bởi mỗi lần họ bước lên thuyền đua là mỗi chiếc huy chương vàng mang về, ở mọi giải đấu. 10 năm, chị Lựu cũng không nhớ nỗi là đội đua thuyền nữ của mình đã tham gia bao nhiêu giải đấu nhưng có một điều mà chị nhớ rất rõ, đó là họ chưa hề thua lần nào. Anh Phạm Quang Trung, huấn luyện viên của đội đua thuyền nữ, kiêm đội trưởng đội đua thuyền nam, kiêm... chồng của chị Lựu, bảo: "Tui làm huấn luyện viên khỏe nhất trên đời vì vận động viên của tui họ bơi lội thành thạo và mẹo mực còn hơn cả đàn ông tụi tui". Anh Trung cũng là một tay chèo có hạng của đội đua thuyền nam xã Triệu Thuận. 18 tuổi đã lên thuyền đua và cùng đồng đội mang về cho Triệu Thuận không ít huy chương nhưng vẫn kém vợ về cái thành tích chỉ toàn vàng ròng. "Hồi trước có người bà con ở xa tới chơi, tui kể thành tích của đội nữ, họ cười bảo chắc là tui nói trạng. Tui nói gì họ cũng không chịu tin. Bực mình, tui học dân Vĩnh Hoàng nói trạng luôn. Tui bảo, có thật toàn vàng ròng hay không thì tui không nhớ lắm nhưng mỗi lần lên thuyền đua là tui mong chỉ nhận được một tấm... huy chương bạc để xem cảm giác về thứ nhì nó như thế nào. Thế mà cũng chưa khi mô có được", chị Lựu nói rồi cùng rung cả... mái chèo.
Thực ra thì cũng có một lần đội đua thuyền nữ xã Triệu Thuận phải chịu khuất phục trước đối thủ. Đó là ở giải đua thuyền truyền thống toàn quốc tổ chức tại Đà Năng năm 2006. Ở giải này, đội quân bách chiến bách thắng của Triệu Thuận phải chịu thua trước đội Kiên Giang do chị em không quen với quy định mới của Ban tổ chức là người cầm lái chỉ được cầm chèo rọc (giữ thăng bằng cho thuyền đi thẳng, không vượt vè như ở ta) chứ không được lạu (lạu là một động tác của người cầm lái, một người lạu có giá trị bằng hai người chèo. Vì vậy người lạu tốt hay vụng có quyết định rất lớn đến việc thắng thua của cả đội). Tuy chỉ giành được huy chương bạc nhưng xung quanh chuyến mang chuông đi đánh xứ người này cũng để lại nhiều giai thoại trong ngành TDTT tỉnh nhà. Đó là lần đầu tiên một đội đua thuyền cấp xã (được lấy từ một thôn Đại Lộc B) đại diện cho tỉnh đi thi đấu ở một giải quốc gia và giành ngay huy chương bạc. Ngày chia tay ở ga Đông Hà tiễn đội lên đường vào Đà Nẵng, một vị lãnh đạo Sở TDTT đã dặn dò huấn luyện viên Trung, rằng "tỉnh đang khao khát một tấm huy chương, chị em lần này đi cố gắng kiếm được tấm huy chương đồng là tốt rồi". Trung trả lời chắc nịch: "Các anh yên tâm, chúng tôi đi lần này nhất định sẽ mang tấm huy chương bạc toàn quốc trở về". Và kết quả đã chứng minh lòng tin của họ chưa bao giờ đặt sai chỗ.
Chị Lựu kể: Tham gia giải đua lần này có cả đội đua của tỉnh B.T vừa đi thi đấu ở SeaGames về. Khi thấy chị em mình gầy gò, ốm yếu, đối thủ có vẻ xem thường. Mấy ngày ở chung khách sạn, chị em lân la hỏi chuyện họ cũng ra mặt đàn chị bày vẻ cho em út một tí. "Đi từ khách sạn ra chỗ thi đấu, trong khi chị em mình phải cuốc bộ và mang theo mấy ổ bánh mì để lót dạ thì họ có xe đưa đón, có người phục vụ. Ra đến nơi họ tập các bài khởi động, gõ mái chèo ràn rạt một cách quá chuyên nghiệp làm người ta phát run. Ây thế mà khi bị thua ngay vòng đầu, trông họ khóc đến tội. Họ không ngờ mình vừa đại diện cho đất nước đi thi đấu ở đấu trường SeaGames về lại bị thua một đội đua cấp xã mà hôm qua họ còn chỉ bảo cho đôi chút về bơi lội". Sau trận này, huấn luyện viên Phạm Quang Trung lại có dịp nói trạng ngất trời với các đồng chí lãnh đạo Sở TDTT tỉnh.
Lấy đam mê làm động lực
Bao giờ cũng vậy, cứ sau mỗi giải đấu, các thành viên trong đội đua thuyền nữ lại quây quần ngồi lại bên nhau, dùng số tiền thưởng ít ỏi tổ chức một buổi liên hoan nhẹ. Xong, mỗi người vác một mái chèo nhẹ tênh ra về. Phần thưởng duy nhất cho họ là tấm huy chương vàng mang về bổ sung vào bộ sưu tập của mình như những vật chứng của niềm tin. Vui miệng, tôi hỏi chị Thương, một thành viên của đội, rằng điều gì khiến những phụ nữ nghèo như chị sẵn sàng bỏ cả một tuần mưu sinh để tập luyện, thi đấu rồi mang về một tấm huy chương mà giá thành không đủ cho con chị một bữa ăn no? Chị Thương cười xòa: "Chú hỏi lạ, khi mô có giải đua chú về đây thấy cả làng, cả xã vắng hoe thì hiểu liền à. Họ ra bờ sông cổ vũ mà. Già, trẻ, gái, trai đều đam mê như thế huống hồ tụi tui là những người trực tiếp cầm mái chèo thi đấu". Anh Hưởng ghé vào tai tôi nói nhỏ: "Nhiều chị em trong đội đang thuộc hộ nghèo của xã, được bữa hôm lo bữa mai, những chị như chị Thương, chị Loan cả gia đình vẫn đang sống chen chúc trên thuyền chứ chưa có nhà. Thế nhưng mỗi lần nghe xã tổ chức đội đua là chị em hưởng ứng rần rần mà không đòi hỏi bất kỳ một cái gì. Người làm cán bộ như mình cũng thấy phấn khởi". Rồi như để chứng minh rằng lòng đam mê chính là động lực để những người phụ nữ quê anh hào hứng thi đấu và chiến thắng, anh Hưởng kể cho chúng tôi nghe câu chuyện: Trong lần đội đua thuyền nữ của xã lên đường vào Đà Nẵng tham dự giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2006, chị Loan lúc đó vừa sinh con nhỏ được 3 tháng. Biết gia đình không đồng ý cho chị đi xa nhưng "máu" quá, chị mới năn nỉ chị em trong đội đến thuyết phục gia đình cho chị tham gia. Ỉ ôi mãi cuối cùng mẹ chồng chị mới đồng ý mua sữa cho cháu bú và trông cháu để con dâu thi đấu vì phong trào chung của xã. Lần ấy, chị Loan là một trong những tay chèo có đóng góp lớn cho thành công của đội. Không chỉ những người trong cuộc, những đức ông chồng tuy không thuộc thành phần của đoàn nhưng cũng họp nhau lại, tự bỏ tiền túi rồi cơm đùm gạo bới theo vào tận Đà Nẵng chỉ để làm một việc là cổ vũ cho vợ thi đấu. Đặc biệt, gia đình anh Trung, chị Lựu ngoài anh Trung là huấn luyện viên thì cả ba mẹ con đều là những tay chèo có hạng của đội đua thuyền nữ xã Triệu Thuận... Đúng là có những thành tích không thể nào đem giá trị giải thưởng ra để so sánh được.
Trong số những cổ động viên trung thành ở xã Triệu Thuận thì ông Phạm Cháu được xem là người mê đua thuyền số một. Ở tuổi 74 nhưng hễ mỗi lần nghe đội đua thuyền của xã chuẩn bị thi đấu là cả tuần đó đêm nào ông cũng thao thức không ngủ được. Ông mê đua thuyền đến độ từ sau ngày giải phóng đến nay, ông đã tự bỏ tiền túi ra sắm mấy chiếc thuyền đua trị giá hàng đống tiền về để... cho con em mượn đi thi. Là một người lớn lên trên sông nước, mê đua thuyền đến quên ăn quên ngủ và luôn hết lòng vì phong trào chung của xã nhà, ông Cháu được trời phú cho một đôi mắt rất tinh tế. Chỉ cần sau một lượt đua, xem con thuyền lướt sóng như thế nào là ông biết ngay thuyền đó tốt hay xấu, có thể giành thắng lợi hay không. Vì vậy, những chiếc thuyền đua của ông mua về bao giờ ông cũng tự tay tháo ra sửa chữa lại với một bí quyết mà chỉ mình ông biết được. Ông bảo: "Mình già rồi, không đua được nhưng niềm đam mê thì lúc nào cũng sục sôi trong huyết quản. Vì vậy truyền cho con em được chút lửa nào hay chút ấy, sau này chết đi thì đó cũng coi như một niềm tự hào, phải không chú?".
Phải. Tôi tin ông cũng như tin rằng, niềm tự hào về quê hương, làng xóm, niềm đam mê với những mái chèo trong trái tim những người phụ nữ nhỏ bé đang cặm cụi đánh cá trên sông kia chính là động lực để họ thi đấu, chiến thắng và mang về những bản thành tích vàng.
THÚY AN - QUANG HUY
Đến hẹn lại lên, sáng nay 25/1 (tức mồng 4 xuân Quý Mão - 2023), làng Mai Xá Chánh cùng thôn Mai Xá và khu dân cư Mai Hà long trọng tổ chức Lễ hội Đua ...
Nhân kỷ niệm 118 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn 7/4 (1907 - 2025), sáng nay 7/4, UBND huyện Triệu Phong tổ chức lễ hội Đua thuyền truyền thống huyện Triệu ...
Làng Tùng Luật, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, là cái nôi sinh ra điệu chèo cạn, một sinh hoạt văn hóa dân gian để cầu mong trời yên biển lặng, mưa thuận gió ...
Sáng nay 30/4, tại bờ Bắc sông Bến Hải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Giải Đua thuyền truyền thống “Lễ hội Thống nhất non sông” tỉnh Quảng Trị năm ...
Sáng nay 30/4, tại bờ Bắc sông Bến Hải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị tổ chức Giải vô địch môn Đua thuyền truyền thống “Lễ hội Thống nhất non sông” ...
Sáng nay 30/4, tại bờ Bắc sông Bến Hải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Giải Đua thuyền truyền thống “Lễ hội Thống nhất non sông” tỉnh Quảng Trị mở ...
Với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân huyện Hải Lăng, môn đua thuyền truyền thống phát triển rộng khắp trong toàn huyện. Nhiều hội ...
Tôi nhập ngũ vào một ngày đầu xuân, tiết trời thật dễ chịu, mưa xuân bay lất phất nhưng dai dẳng. Theo đội trưởng vào nơi đóng quân - thủ phủ sơ tán của Khu ủy ...
QTO - Với sự sáng tạo, năng động, biết tận dụng sức mạnh của mạng xã hội trong thời đại 4.0, nhiều người trẻ ở Quảng Trị có những cách làm riêng để quảng...
QTO - Những năm trở lại đây, nhờ tăng cường chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên cây lúa nước trên địa bàn huyện miền núi...
Cho em thêm một niềm tin...
Gian nan "gieo" chữ
Xót xa trước cảnh nhiều thanh niên dân tộc Vân Kiều đang quay lưng lại với các làn điệu dân ca như Xà nớt, Tà oải... làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc Vân Kiều. Pả Đươn ở bản...
Xây nhà trong ''cơn bão'' giá...