
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Môi trường vui chơi, học tập lý tưởng, trẻ đến lớp được chăm lo chu đáo từ bữa ăn, giấc ngủ, tỷ lệ huy động trẻ đến lớp luôn ở mức cao..., những điều tưởng như khó tìm thấy ở một ngôi trường miền núi, biên giới còn nhiều thiếu thốn, khó khăn song tại Trường Mầm non xã Xy, huyện Hướng Hóa, các em nhỏ đang được sống trong môi trường như thế. Bằng sự tận tâm tận lực, yêu nghề mến trẻ, các giáo viên đã xây dựng cho các em nhỏ môi trường vui chơi, học tập thân thiện.
![]() |
Giờ hoạt động ngoài trời của trẻ |
Những ngày đầu hè, thời tiết ở đây oi bức. Con đường dẫn vào trung tâm xã quanh co khiến chặng đường đến với ngôi trường vùng cao này trở nên xa xôi. Thế nhưng, những mệt mỏi dường như tan biến khi trước mắt chúng tôi là ngôi trường khang trang, sạch đẹp. Đây là ngôi trường vùng cao với 100% trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số, đóng chân ở một địa phương còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đều đặn hàng ngày, vào đầu mỗi giờ học, các cô giáo của Trường Mầm non xã Xy lại về các gia đình xa xôi, khó khăn để hỗ trợ phụ huynh đưa con em họ đến lớp. Việc làm này đã thành thói quen của những giáo viên Trường Mầm non xã Xy.
Để đảm bảo cho trẻ đến trường đạt tỷ lệ cao là một lẽ, song mục đích chính của các cô là làm sao để trẻ ở vùng cao còn nhiều khó khăn này được tiếp cận con chữ, được vui chơi đúng nghĩa mới là động lực chính để các cô đến với các em mỗi ngày. Theo chân các giáo viên của trường đi về các điểm khó khăn để vận động, đưa trẻ đến lớp mới thấy hết tình yêu thương của những giáo viên dành cho trẻ nhỏ nơi đây, đồng thời cảm nhận sự biết ơn của phụ huynh dành cho các giáo viên của trường. Chị Hồ Thị Chơng ở thôn Ka Man, xã Xy có hai con nhỏ đang được theo học ở Trường Mầm non xã Xy. Nhà cách trường hơn 1 km, chồng đi làm xa, chị Chơng lại bận việc nương rẫy, vậy nên 2 con của chị gần như trông cậy cho các giáo viên của Trường Mầm non xã Xy, từ đưa đón, chăm sóc đến dạy dỗ.
Chị Chơng tâm sự: “Gia đình tôi khó khăn, ở xa trường nên không đưa hai con đến trường mỗi ngày được. Nhiều lần tôi cho con nghỉ học nhưng các cô giáo thường khuyên tôi nên cho con đến lớp để được học và chơi với các bạn. Các cô giúp đưa con đến lớp, cho các con ăn, dạy các con chu đáo. Chúng tôi vui, yên tâm và rất cảm ơn các cô”. Tươm tất, sạch sẽ, đó là điểm chung của những em nhỏ đang được học tại Trường Mầm non xã Xy, và cũng là điểm khác biệt với những trẻ vùng cao vốn ít nhận được nhiều sự quan tâm, chăm sóc. Ở ngôi trường này, 100% trẻ được ở bán trú. Đặc biệt, mỗi góc nhỏ, mỗi không gian, các em đều được các giáo viên tự tay sáng tạo nên, tạo điều kiện tiếp cận với những hoạt động bổ ích, hướng các em đến môi trường thân thiện, gần gũi.
Các cán bộ, giáo viên ở đây đa số đều ở vùng đồng bằng và có con nhỏ. Song khi vào nhận công tác ở địa bàn vùng khó, càng chứng kiến những khó khăn, thiếu thốn, các giáo viên của trường càng dành nhiều tâm huyết, tình yêu thương cho các em nhỏ. Thời gian rảnh rỗi, các cô lại tự tay sáng tạo ra đồ dùng, đồ chơi, trang trí lại góc lớp nhỏ, tạo không gian để các em thỏa sức vui chơi, học tập. Cô giáo Phan Thị Thu Thủy đã gắn bó với Trường Mầm non xã Xy hơn 3 năm nay, cho rằng: “Mới đầu vào nhận công tác ở đây tôi cũng rất nản lòng. Bản thân có con nhỏ, đường sá vào trường khó khăn, đặc biệt khi được phân công về các điểm lẻ thì càng khó gấp nhiều lần. Song khi đã gắn bó với các em, nhận thấy các em nhỏ ở đây thiếu thốn về tinh thần và vật chất, chúng tôi rất đồng cảm và muốn được làm gì đó để chia sẻ với các em”.
Trường Mầm non xã Xy được tách ra từ Trường THCS Xy từ năm 2006. Hiện nay, ngoài điểm chính, trường còn có 2 điểm lẻ với tổng số 183 học sinh từ lớp trẻ đến lớp lớn. 100% trẻ được ở bán trú với điều kiện ăn ở chu đáo. Dù địa bàn xa xôi, nhiều trở ngại, song nhiều năm trở lại đây, Trường Mầm non xã Xy được đánh giá là trường có tỷ lệ huy động trẻ đến lớp ở mức cao. Cô giáo Đỗ Uyên Thiên Minh, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Xy cho biết: “Trong những năm qua, với sự đồng lòng, đồng sức và kêu gọi sự hỗ trợ từ nhiều phía, chúng tôi đã xây dựng cho các trẻ ở đây một môi trường học tập tốt, từ đó tỷ lệ huy động trẻ đến lớp luôn ở mức cao. Thời gian tới, nhà trường tiếp tục cố gắng hơn nữa để duy trì việc đưa trẻ đến trường đều đặn, phụ huynh yên tâm khi con họ được đến lớp”. Ba năm liền đạt tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh, liên tục được các cấp khen thưởng trong công tác dạy và học, hiện tại, tập thể cán bộ, giáo viên của Trường Mầm non xã Xy đang phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí để được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia...
Chặng đường phấn đấu của cán bộ, giáo viên ở ngôi trường miền núi này còn dài với nhiều khó khăn, thách thức, và niềm vui, háo hức đến trường hàng ngày của những đứa trẻ nơi đây mới là động lực để các cô không ngừng phấn đấu.
Bích Liên
Gương mẫu, trách nhiệm, tâm huyết và sáng tạo không ngừng…, đó là nhận xét, khen ngợi của đồng nghiệp và lãnh đạo cấp trên dành cho cô Đỗ Uyên Thiên Minh, Hiệu ...
Những năm qua, Trường Mầm non Hiệp Đức (Khối 2, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa) luôn nỗ lực xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đầu tư cơ sở vật chất ...
Thấu cảm trước sự thiếu thốn, khó khăn của học sinh và người dân nơi vùng khó, cô giáo Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non A Dơi, xã A Dơi, ...
Giáo dục trẻ em nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cần thiết, nhằm hướng đến xây dựng một môi trường “Xanh - sạch - đẹp - an toàn” cho chính các ...
Xác định giáo dục mầm non là bậc học nền tảng đầu tiên của hệ thống giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của ...
Nhằm giáo dục cho học sinh về những nét văn hóa tốt đẹp về ngày Tết truyền thống của dân tộc ngay từ bậc mầm non, ngành giáo dục và đào tạo huyện Hướng Hoá đã ...
Từ những ngày đầu thành lập vào năm 1998 với nhiều khó khăn, thiếu thốn, đến nay, Trường Mầm non Hoa Mai (Gio Linh) đã từng bước khẳng định uy tín, thương hiệu ...
Chủ trương xã hội hóa (XHH) giáo dục đang ngày càng phát huy hiệu quả trong khai thác và phát huy được tiềm năng của toàn xã hội cho sự phát triển của giáo dục ...
QTO - Được xây dựng từ năm 1992, cầu Chợ ở xã Phú Trạch (xã Quảng Hợp, huyện Quảng Trạch cũ) đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Hiện chính quyền địa phương đã...
QTO - Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc lựa chọn chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”. Mục đích...
QTO - Ẩn mình trong mây trắng suốt bốn mùa, bản Dốc Mây, xã Trường Sơn được ví von là “bản cuối trời” của phía Tây Quảng Trị. Do đường sá cách trở, trước...
QTO - Thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã, kết thúc hoạt động ĐVHC cấp huyện, cùng với cả nước, ngày 1/7/2025, xã Nam Trạch,...
QTO - Xe điện 4 bánh đi vào hoạt động thí điểm hơn 10 năm trước và chuyên vận chuyển du khách tại nội thành, các khu du lịch trọng điểm trên địa bàn Đồng...
QTO - Với tổng điểm 48,35/50, Nguyễn Thị Thúy Hằng, học sinh Trường THCS Võ Ninh đã xuất sắc trở thành thủ khoa chuyên Hóa và em cũng là thủ khoa của kỳ...
QTO - Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Y dược Huế năm 2016, bác sĩ Phạm Văn Vượng (SN 1991), quê ở xã Ninh Châu, tỉnh Quảng Trị về nhận công tác tại Khoa...
(QT) - Sau bài viết “Người dân Vân Hoà thấp thỏm nỗi lo ung thư” đăng trên Báo Quảng Trị, số 5176, thứ 3, ngày 9/5/2017, phóng viên nhận được thêm khá nhiều thông tin về tình...