Cập nhật:  GMT+7

Đẩy mạnh chuyển đổi số báo chí để làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền

Tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam và đại biểu các cơ quan báo chí mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam chú trọng hoạt động tập hợp, xây dựng đội ngũ những người làm báo, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho hội viên để phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Đồng thời, Thủ tướng cũng đề nghị đẩy mạnh chuyển đổi số báo chí gắn với kinh tế số và kinh tế báo chí truyền thông; tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và các công nghệ mới vào hoạt động báo chí, truyền thông. Bám sát các xu hướng tất yếu trong báo chí, truyền thông thế giới để đổi mới và làm tốt vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 348/QĐTTg ngày 6/4/2023 phê duyệt Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Mục tiêu của chuyển đổi số báo chí là nhằm xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; đảm bảo vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số.

Phấn đấu đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước); 90% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động; 100% cơ quan báo chí hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ và các mô hình phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số. Các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó 50% cơ quan báo chí tăng doanh thu tối thiểu 20%.

Đẩy mạnh chuyển đổi số báo chí để làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền

Để đạt được mục tiêu trên, Chiến lược đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền; rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật; phát triển các sản phẩm báo chí số; phát triển nền tảng số; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm của các quốc gia có nền báo chí số phát triển mạnh.

Về phát triển các sản phẩm báo chí số, Chiến lược triển khai thiết kế, sáng tạo các mô hình sản phẩm thông tin mới trên các nền tảng khác nhau để tăng độ tương tác với độc giả, phân phối nội dung thông tin nhanh hơn, rộng hơn và chính xác theo nhu cầu của độc giả; phát triển sản phẩm báo chí số chất lượng cao, đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; xây dựng các gói sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng độc giả.

Để phát triển nền tảng số, Chiến lược xây dựng các công cụ thu thập, xử lý dữ liệu, đánh giá, dự báo, theo dõi, giám sát chất lượng báo chí; xây dựng chỉ số đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí; thúc đẩy hình thành và phát triển nền tảng phát thanh số (trực tuyến) và nền tảng truyền hình số (trực tuyến) quốc gia; nền tảng báo chí điện tử. Thúc đẩy phát triển nền tảng số cho các cơ quan báo chí thực hiện phân phối nội dung báo chí, chia sẻ dữ liệu báo chí; khuyến khích cơ quan báo chí có đủ tiềm lực về công nghệ, tài chính xây dựng nền tảng riêng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Hỗ trợ các cơ quan báo chí đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tác nghiệp thông qua ứng dụng nền tảng quản lý tòa soạn điện tử tại các cơ quan báo chí; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số lĩnh vực báo chí qua các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia.

Chuyển đổi số trước hết phải chăm lo để có thông tin tốt, nhanh, hay, có ích. Lãnh đạo các cơ quan báo chí phải có tầm nhìn xa, bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thực tiễn đổi mới, sự phát triển của đất nước; phát huy dân chủ, kỷ cương, tăng cường phản biện xã hội để đưa đường lối của Đảng vào thực tiễn.

Một loạt vấn đề đặt ra cho báo chí hiện nay là phải góp phần để thúc đẩy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Cùng với đó là khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Mặt khác, tập trung phát hiện những vấn đề nóng, nhạy cảm, mới xuất hiện, các nút thắt, điểm nghẽn đang được dư luận quan tâm, đi vào những vấn đề khó, phức tạp. Phản ánh sinh động, khách quan, đa chiều, toàn diện, khoa học, sâu sắc và có giải pháp cho từng vấn đề.

Không né tránh những vấn đề tiêu cực, góp phần đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nhưng đưa tin theo hướng xây dựng, tìm ra cách khắc phục, giải quyết theo hướng nhân văn, theo đường lối của Đảng và quy định của pháp luật để mang lại niềm tin, cái nhìn và kết quả tích cực hơn cho cộng đồng. Báo chí phải làm tốt vai trò giám sát, phản biện; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, trung thực, minh bạch cho bạn đọc. Tăng cường thông tin phân tích, phát huy vai trò báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp.

Trong chuyển đổi số báo chí, một vấn đề đặt ra là kinh phí và nguồn nhân lực để duy trì hoạt động, phát triển. Khó khăn nhất hiện nay là nguồn nhân lực, bởi các cơ quan báo chí lâu nay do cách làm báo truyền thống chỉ chú trọng phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập, nhân lực có trình độ công nghệ thông tin cao còn hạn chế. Chưa kể hiện nay nhiều cơ quan Báo Đảng lại đang thực hiện tinh giản biên chế theo chủ trương chung nên nhiệm vụ chuyển đổi số càng khó khăn thêm. Nhưng đã là quy luật phát triển thì không thể không làm.

Suy cho cùng, chuyển đổi số báo chí chính là phân bổ nguồn thông tin tốt, bạn đọc thấy cần, thông tin báo chí xuất hiện mọi lúc mọi nơi, trở thành món ăn tinh thần của xã hội. Do đó cần xây dựng đội ngũ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, ngày càng khẳng định vai trò, sứ mệnh của nền báo chí cách mạng nước nhà.

Phương Minh

Tin liên quan:
  • Đẩy mạnh chuyển đổi số báo chí để làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền
    Thư viện tỉnh đẩy mạnh chuyển đổi số

    Nhằm phục vụ nhu cầu bạn đọc khai thác thông tin mọi lúc, mọi nơi, nhanh chóng và thuận lợi nhất, Thư viện tỉnh Quảng Trị đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số cũng như công tác phục vụ độc giả, tiến tới hình thành mạng lưới thư viện hiện đại trên địa bàn tỉnh.

  • Đẩy mạnh chuyển đổi số báo chí để làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền
    Đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển kinh tế - xã hội

    Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong chuyển đổi số, hướng tới xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, thời gian qua, tỉnh Quảng Trị nỗ lực khắc phục khó khăn, áp dụng công nghệ số để rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền với người dân, tạo sự công khai, minh bạch trong thực hiện các giao dịch hành chính công.

  • Đẩy mạnh chuyển đổi số báo chí để làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền
    Đẩy mạnh chuyển đổi số một cách nhanh chóng, hiệu quả và thực chất

    Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số tại phiên họp thứ ba được tổ chức theo hình thức trực tuyến toàn quốc vào sáng nay 8/8 nhằm sơ kết công tác chuyển đổi số trong 6 tháng đầu năm; xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm 2022 và thời gian tới. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng chủ trì hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị.


Phương Minh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã
2023-05-26 05:14:00

QTO - Việt Nam là một trong những quốc gia được xếp hạng cao về đa dạng sinh học. Mới đây, theo công bố của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF),...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết