{title}
{publish}
{head}
Đà Lạt - thành phố du lịch nổi tiếng, quanh năm mát mẻ, con người hiền hòa, thanh lịch, mến khách. Đà Lạt đang lưu giữ hơn 2.000 biệt thự cổ, ẩn mình giữa đại ngàn thông xanh, luôn làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Bởi, kiến trúc Đà Lạt mang đậm phong cách châu Âu thế kỷ XIX, là sự hoài niệm của người Pháp ở Đông Dương.
Tôi yêu Đà Lạt qua sách báo, phim ảnh, âm nhạc từ nhỏ. Đà Lạt “Thành phố trong rừng, rừng trong thành phố” đẹp và thơ mộng đến nao lòng. Đà Lạt như “Mảnh châu Âu” mà tạo hóa ban tặng cho Việt Nam.
Vì vậy, năm 1984 tôi chuyển hẳn vào Đà Lạt sinh sống và lập nghiệp. Được ở một phần biệt thự 12 Nguyễn Du, thật hạnh phúc và tiện ích. Biệt thự hai tầng này, tường xây gạch rất dày, bốn mái lợp ngói, có ba lò sưởi, sàn và trần nhà làm bằng gỗ, ba cửa chính và tám cửa sổ (trong kính ngoài chớp) tạo sự mát mẻ khi trời nắng, ấm áp khi trời lạnh, có ban công nhìn ra rừng thông tuyệt đẹp. Dọc hai bên đường Nguyễn Du, Quang Trung, Phan Chu Trinh, Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ, Huỳnh Thúc Kháng, Lê Lai... còn có hàng ngàn biệt thự cổ khác, tuyệt mỹ hơn nhiều.
Ban đầu, tôi ngỡ rằng Đà Lạt được xây dựng từ một “Cuộc thi kiến trúc châu Âu”. Bởi, hơn 2.000 biệt thự cổ (không thấy hai biệt thự giống hệt nhau), như 2.000 bông hoa khác nhau nở giữa rừng thông Đà Lạt. Tìm hiểu kỹ hơn mới biết, khi người Pháp sang Việt Nam, họ mang theo “Bản vẽ nhà mình” xây trên đất Đà Lạt, để đỡ nhớ quê hương. Đây là sự hoài niệm thật đáng yêu.
Theo giới chuyên môn, kiến trúc Đà Lạt ảnh hưởng đậm nét kiến trúc châu Âu thế kỷ XIX. Hệ thống biệt thự Đà Lạt, được xem là linh hồn làm nên nhan sắc Đà Lạt. Với khí hậu ôn đới, từng biệt thự thường cải tiến chút ít về diện tích, mái nhà, ống khói, ban công cho phù hợp với Đà Lạt sáu tháng mưa, sáu tháng nắng. Loạt biệt thự đầu tiên (đầu thế kỷ XX) chủ yếu là nhà gỗ lợp ngói hoặc tôn, thường giữ nguyên kiến trúc nơi cố quốc. Nếu có thay đổi, chỉ là số ít khung sườn bằng gỗ tốt xây chèn gạch, sàn và trần nhà bằng gỗ ghép rất khéo, đó là kiến trúc Bắc Pháp. Phổ biến là các biệt thự quanh đường Trần Hưng Đạo, Pasteur, Huỳnh Thúc Kháng, Lê Lai...
Thời gian đầu, xi măng chưa được mang lên Đà Lạt, nên việc xây nhà toàn bằng gạch với vôi tôi, trộn nhớt từ lá cây giã ra. Tường gạch xây chèn khung gỗ vẫn tốt, không nứt nẻ, mặc dù đã gần 100 năm. Ở độ cao 1.500m Đà Lạt ít có mối mọt, nếu thanh gỗ nào mục thì thay thanh đó, mà tường không nứt đổ. Giai đoạn 1900 - 1954, ở Đà Lạt gỗ nhiều, thép ít (thép phải nhập từ Pháp sang và đưa từ Sài Gòn lên), nên ít dùng thép trong xây cất nhà cửa.
Người Pháp quy hoạch Đà Lạt là Trung tâm Nghỉ dưỡng châu Á, nên cần xây dựng thật đẹp, thơ mộng, thân thiện với môi trường. Do vậy, mật độ xây dựng các biệt thự phải xa nhau từ 50 đến 100m (thậm chí xa hơn), mỗi biệt thự đều có vườn hoa, tầm nhìn đẹp và thông thoáng. Hệ thống biệt thự Đà Lạt phân bố theo chuỗi hồ nước, suối lớn và rừng thông.
Chỉ được xây biệt thự không quá ba tầng, phải có ít nhất hai mái (nhiều mái càng đẹp), rất hài hòa với dáng thông cao gầy. Không được làm nhà mái bằng (dạng nhà hộp), trừ khu trung tâm do hiếm đất. Vì làm nhà cao tầng, sẽ phá vỡ cảnh quan và che khuất tầm nhìn thắng cảnh. Riêng hướng bắc hồ Xuân Hương không được xây nhà, sẽ che khuất núi mẹ Lang Biang - ngọn núi cao nhất, đẹp nhất, là linh hồn của Đà Lạt. Việc xây cất mọi công trình kiến trúc, đều do Kiến trúc sư thiết kế và phê duyệt của Sở Công chánh.
Người Pháp tha phương luôn nhớ về quê hương. Kiểu biệt thự hai mái, có mái nhô tròn (chặt góc) là của miền Trung và Bắc Pháp. Mái nhọn nhô cao, có cửa kính lớn, đích thị của miền Nam Paris. Loại mái dài, mái ngắn dốc nhiều là vùng núi Alpes. Mái dốc, xây đá chẻ là ở vùng biển Normandie. Loại mái lợp ardoise (đá mài miếng mỏng) của miền Trung Pháp. Lò sưởi và ống khói rất đa dạng. Mái ít dốc ống khói thấp, mái dốc nhiều ống khói cao. Lò sưởi miền Bắc Pháp có từ 1- 3 ống khói tròn, trên đầu có chóp che mưa.
Ống khói miền Trung và Nam Pháp cho khói tỏa ra bốn phía, có tấm che mưa phía trên. Lò sưởi trong nhà, vừa để trang trí, vừa để sưởi ấm. Chỉ cần đếm số lượng lò sưởi, cầu thang nhiều hay ít, là biết biệt thự ấy sang trọng cỡ nào. Những người sống lâu năm ở Đà Lạt, đã quen với khí hậu lạnh.
Những ai từ xứ nóng đến, thì cái lạnh vô cùng thấm thía. Phổ biến, phòng khách các biệt thự thường nối liền với phòng ăn. Nơi đây, thường có một lò sưởi, để vài khúc gỗ trang trí và đốt lửa khi trời quá lạnh. Phòng ngủ cũng có lò sưởi, không bị ngợp thở, nhờ ống khói hút khí cacbonic ra ngoài.
Các biệt thự Đà Lạt, ở cửa lớn vào nhà thường có một khoảng lõm vào, hoặc nhô ra để treo áo mưa, dù, mũ. Vườn cảnh, cổng ra vào, tường rào cũng được thiết kế hợp lý, để tôn thêm vẻ đẹp ngôi nhà. Từ cổng vào nhà thường trồng hoa, nên phòng khách bố trí lùi về sau, để có tầm nhìn đẹp. Các biệt thự ít đất, thường có bồn hoa đúc trước các cửa sổ, quanh chân tường nhà, tạo sự lãng mạn, tươi mát. Biệt thự có vườn rộng, có xe ô tô thường làm cổng vào, cổng ra riêng biệt, không cần quay đầu xe.
Đặc biệt, kiến trúc các dinh thự, khách sạn lớn, nhà thờ, chùa triền thường xây cất trên đỉnh đồi, ẩn mình giữa rừng thông, càng tăng thêm vẻ uy nghi, sang trọng. Theo Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính - cựu Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc Việt Nam, ở nước ta chỉ có Huế và Đà Lạt được gọi là đô thị di sản.
Riêng ở Đà Lạt, bên cạnh các công trình kiến trúc Pháp, kiến trúc Đà Lạt còn trở nên đa dạng hơn nhờ những ngôi chùa, thiền viện, biệt thự đậm nét Á Đông do người Việt thiết kế. Dù chịu ảnh hưởng nhiều phong cách khác nhau, nhưng hầu hết các công trình nổi tiếng của Đà Lạt đều hòa hợp với thiên nhiên, tạo nét kiến trúc độc đáo và ấn tượng.
Trải qua, 130 năm hình thành phát triển (kể từ ngày 21/6/1893 Yersin tìm ra Đà Lạt), thành phố này đang lưu giữ, bảo tồn và làm giầu thêm giá trị kiến trúc Đà Lạt. Từ nhiều năm nay, người Đà Lạt nhận thức rằng, nếu không còn biệt thự cổ, không còn rừng thông, sẽ không còn Đà Lạt. Đà Lạt sẽ biến mất trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.
Cùng với khí hậu, thắng cảnh, hoa và con người, kiến trúc Đà Lạt đã làm nên giá trị và “Thương hiệu Đà Lạt”. Đà Lạt - Top 52 thành phố nổi tiếng thế giới, đang phấn đấu trở thành “Di sản Kiến trúc Quốc gia” và “Di sản Kiến trúc Thế giới”.
Hãy chung tay, bảo vệ và tôn vinh kiến trúc Đà Lạt. Đà Lạt vì cả nước, là niềm tự hào của Việt Nam!
Hà Hữu Nết
QTO - Hầu như ai từng gặp cũng có ấn tượng khó phai về thầy Dương Mạnh Hùng (sinh năm 1967), Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Định, huyện Triệu Phong. Trong...
QTO - Không có điều kiện được đào tạo chuyên sâu, em Võ Thanh Thảo (sinh năm 2009), trú tại Khu phố 1, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, từng nghĩ mình...
QTO - Ở lứa tuổi được cho là “ăn chưa no, lo chưa tới” nhưng thời gian qua, nhiều học sinh Trường Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông (THCS&THPT)...
QTO - Hơn 20 năm gắn bó với nghề giáo cũng là ngần ấy thời gian thầy Phan Trí (sinh năm 1978), giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung...
QTO - Từ Hoa Kỳ, hai “Sứ giả thể thao”: Rudy Garcia-Tolson và Julia Harbough đã đến Việt Nam, có một buổi giao lưu ấm tình với các vận động viên khuyết tật...
QTO - Làm nghề nuôi ong lấy mật, những người đàn ông này phải rong ruổi qua bao dặm đường để đưa đàn ong tìm những mùa hoa. Cuộc sống nay đây mai đó cùng...
QTO - “Mimosa từ đâu em tới, Mimosa vì sao em tới đất này. Đà Lạt đồi núi trập trùng, Đà Lạt trời mây nước mênh mông...”. Lời bài hát ấy, cứ ngân nga trong...
QTO - Đến từ một ngôi trường miền biển ít người biết tới nhưng thành viên nhóm nhảy CT20 đã tạo nên “cơn địa chấn” tại Lead with Lof Dance Festival. Giải...
QTO - Người Việt có mặt ở đất Thái Lan cũng khoảng 200 năm và đã đến thế hệ thứ 4, nhưng ở Mukdahan- một tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan vẫn có những công...
QTO - Ngày 10/10/2023, tại Công viên sinh thái Cọ Dầu, TP. Đông Hà, Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị khai trương nhà hàng Cơm hữu cơ SEPON...
QTO - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhưng một nhóm học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP. Đông Hà) đã ấp ủ và bước đầu thực hiện dự án Green...
QTO - Tình nguyện lên miền núi dạy học đồng nghĩa với việc đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả. Tuy nhiên những người thầy mà chúng tôi gặp đã chấp nhận khó...