Cập nhật: Thứ 3, 01/09/2015 | 07:52 GMT+7

Đảm bảo an toàn các hồ đập, đê kè trước mùa mưa lũ

(QT) - Quảng Trị là tỉnh có đặc điểm địa hình hẹp và dốc với hệ thống sông, suối phân bổ từ Tây sang Đông. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng các hồ đập thủy lợi, thủy điện phục vụ ch osản xuất nông nghiệp và dân sinh. Hiện nay, chưa kể các công trình thủy điện đang vận hành, tỉnh Quảng Trị có 130 hồ thủy lợi, 204 đập dâng, 1 hồ chứa thủy lợi kết hợp với thủy điện phục vụ nước tưới cho 24.700 ha đất nông nghiệp. Trên địa bàn tỉnh có nhiều hồ chứa nước lớn như hồ Trúc Kinh, Hà Thượng, La Ngà… với dung tích mỗi hồ từ 25 đến 40 triệu m3. Hầu hết các hồ đập thủy lợi, thủy điện xây dựng xong đã phát huy tác dụng về nhiều mặt như cung cấp nước tưới cho cây trồng, điều tiết lũ, nâng cao năng suất, sản lượng lương thực, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, phần lớn các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh được xây dựng từ mấy chục năm về trước. Bên cạnh những hồ đập được nhà nước đầu tư nâng cấp theo tiêu chuẩn thiết kế mới, vẫn còn nhiều hồ đập chưa được đầu tư nâng cấp theo tiêu chuẩn mới nên nguy cơ mất an toàn rất cao. Nhiều hồ nhỏ là những công trình do nhà nước và nhân dân cùng làm qua thời gian sử dụng và ảnh hưởng của thiên tai đã xuống cấp. Vì thế, việc đảm bảo an toàn hồ đập là công việc quan trọng, cấp bách đòi hỏi ngành chủ quản và các địa phương phải tăng cường kiểm tra, quản lý, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố, không để vỡ đập; rà soát các hồ chứa, nắm vững hiện trạng từng hồ đập để chủ động đối phó khi có tình huống xảy ra. Phải có giải pháp khắc phục các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn; tăng cường cán bộ chuyên môn, hiệu quả quản lý nhà nước, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý hồ đập. Đảm bảo an toàn công trình cũng chính là đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân. Thực tế cho thấy nhiều hồ chưa có quy trình vận hành hoặc có nhưng không còn phù hợp, một số hồ chỉ lập quy trình vận hành tạm thời do thiếu kinh phí nên khó khăn khi xả lũ. Tình trạng vi phạm trong hành lang bảo vệ hồ chứa như lấn chiếm xây dựng công trình ở vùng phụ cận lòng hồ, chứa vật liệu trên đập thường xuyên xảy ra; việc đào tạo cán bộ, bố trí cán bộ làm công tác quản lý an toàn hồ đập chưa đáp ứng yêu cầu. Hệ thống giám sát các hồ chứa, thu thập, kết nối, xử lý, lưu trữ thông tin còn lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu an toàn về hồ đập... Do đó các ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, quản lý, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố, không để vỡ đập; rà soát các hồ chứa, nắm vững hiện trạng từng hồ đập để chủ động đối phó khi có tình huống xảy ra. Phải có giải pháp khắc phục các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn; tuân thủ các quy định của pháp luật về xâ y dựng, quản lý hồ đập. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết cũng như mùa mưa lũ đang đến gần, vấn đề đảm bảo an toàn hồ đập và công trình thủy lợi luôn được xác định là cấp bách. Do đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra, rà soát đảm bảo an toàn hồ đập. Đồng thời, giám sát, xây dựng hoàn thiện các công trình đê kè trọng điểm trước khi mùa mưa lũ đến. Yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành, chính quyền địa phương nhanh chóng triển khai các phương án phòng chống lụt bão; trong đó, quan tâm đến việc kiểm tra hệ thống đập đất, cống lấy nước, tràn xả lũ của các hồ chứa thủy điện, thủy lợi theo phương châm “3 sẵn sàng” và “4 tại chỗ”. Đặc biệt, gấp rút hoàn thành các công trình kè, cống, kênh mương thoát nước, công trình vượt lũ trước mùa mưa lũ. Đối với những hồ chứa nước bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa có kinh phí sửa chữa, các đơn vị, địa phương thực hiện các biện pháp gia cố tạm hoặc không cho tích nước đảm bảo an toàn vượt lũ. Rút kinh nghiệm trong công tác vận hành hồ đập của các năm trước là đề cao vai trò chủ động của các địa phương và trách nhiệm của các ngành chủ quản nhằm hạn ch ế thấp nhất các thiệt hại cũng như sự cố hồ đập trước mùa mưa lũ. Ngoài việc đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi, tỉnh cũng đang phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tăng cường công tác kiểm tra quy trình vận hành các công trình thủy điện trên địa bàn, trực tiếp chỉ đạo địa phương phối hợp với các Ban quản lý công trình thủy điện có phương án ứng phó kịp thời nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân vùng có nguy cơ cao. Ông Hồ Xuân Hòe, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT cho biết: “Để đảm bảo an toàn cho các công trình thủy lợi, thủy điện, đê kè trên địa bàn tỉnh trước mùa mưa lũ, sở đã phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra rà soát đánh giá lại các công trình để có những giải pháp xử lý kịp thời. Đồng thời chỉ đạo các chủ đập, chủ công trình triển khai xây dựng các phương án phòng chống lụt bão cho công trình trong năm 2015 phải hoàn thành trước mùa mưa lũ”. TÂN NGUYÊN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Xây dựng nông thôn mới - Nhìn từ HTX Thượng Xá

Xây dựng nông thôn mới - Nhìn từ HTX Thượng Xá
10:03 30/08/2015

(Xây dựng) - HTX Thượng Xá thuộc xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị được thành lập từ năm 1977, qua gần 40 năm hình thành và phát triển HTX, đã có nhiều tiến bộ tích...

Khởi sắc ở một vùng đất khó

Khởi sắc ở một vùng đất khó
00:41 28/08/2015

(QT) - Từ năm 2004, khi con đường vào khu phố Khe Lấp, phường 3, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) được cấp phối nhựa, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con đi lại, thông thương với...

Hải Lăng được mùa lúa hè thu

Hải Lăng được mùa lúa hè thu
00:40 28/08/2015

(QT) - Vụ hè thu năm nay, trong khi nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Trị phải bỏ hoang nhiều diện tích ruộng không gieo cấy được do hạn hán thì ở Hải Lăng tận dụng hết mọi...

Thời tiết

18°C - 23°C
Có mây, có mưa rào
  • 20°C - 25°C
    Có mây, không mưa
  • 18°C - 25°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long