Cập nhật:  GMT+7

Hiệu quả những công trình ngăn mặn

Quảng Trị là một trong những tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung hằng năm phải chịu tác động và thiệt hại lớn từ bão, lũ lụt, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp trong những năm qua đã góp phần quan trọng và thiết thực trong việc phát triển KT-XH địa phương, đảm bảo sản xuất cho cả 2 vụ đông xuân và hè thu; bảo vệ tính mạng, tài sản, cơ sở hạ tầng của Nhà nước, Nhân dân.

Hiệu quả những công trình ngăn mặn

Đập ngăn mặn Triệu Vân - Ảnh: Q.HẢI

Khẳng định hiệu quả đầu tư

Tháng 4 năm 2022, đập ngăn mặn sông Hiếu khánh thành và đưa vào sử dụng. Đây là công trình nằm trong danh mục quy hoạch thủy lợi khu vực miền Trung giai đoạn 2012- 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Công trình có nhiệm vụ kiểm soát mặn, ngọt; cấp nước sản xuất cho gần 1.300 ha đất nông nghiệp và gần 200 ha đất nuôi trồng thủy sản; tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho khoảng 25.000 người; kết nối hạ tầng giao thông bộ hai bên bờ sông Hiếu; tạo cảnh quan môi trường đô thị và phát triển du lịch. Tổng mức đầu tư dự án sau khi thực hiện hoàn thành là trên 440 tỉ đồng.

Đúng như kỳ vọng, đập ngăn mặn sông Hiếu đã phát huy được tác dụng của mình khi hóa giải nỗi lo lắng, bất an cho người dân thượng nguồn Cam Lộ về nguồn nước nhiễm mặn. Từ bao đời nay, nguồn nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp của người dân ở đây phụ thuộc rất nhiều vào con sông Hiếu.

Theo Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cam Lộ Phạm Viết Thanh thì hiệu quả của đập ngăn mặn sông Hiếu là quá tuyệt vời. “Trước đây khi chưa có đập ngăn mặn, vào những năm hạn khốc liệt, nước mặn xâm nhập lên đến trạm bơm cầu Đuồi nên không tưới được cho các vùng lúa phía dưới. Từ khi có đập ngăn mặn, người dân không lo nỗi lo nhiễm mặn nữa. Các trạm bơm dọc sông hoạt động tốt, đảm bảo cho mùa hạn nước tưới kịp thời. Bà con rất phấn khởi”, ông Thanh nói.

Đối với một xã vùng biển bãi ngang như Triệu Vân, huyện Triệu Phong thì ảnh hưởng của xâm nhập mặn là rất nặng nề trước tình trạng xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, bất thường.

Chủ tịch UBND xã Triệu Vân Nguyễn Văn Lâm cho biết, trước đây khi chưa có đập ngăn mặn, 20 ha/140 ha đất sản xuất nông nghiệp của xã bị xâm nhập mặn quanh năm nên người dân buộc phải bỏ hoang. Mọi nỗ lực chống xâm nhập mặn của người dân và chính quyền địa phương gần như không đem lại hiệu quả. Nhưng kể từ khi có đập ngăn mặn, mọi chuyện đã thay đổi đầy tích cực.

Hiệu quả những công trình ngăn mặn

Đập ngăn mặn sông Hiếu đã hóa giải nỗi lo lắng, bất an cho người dân thượng nguồn Cam Lộ về nguồn nước nhiễm mặn - Ảnh: Q.HẢI

Cụ thể, năm 2021 dự án đê ngăn mặn đi qua cánh đồng các đội 1, 2 của thôn 9, xã Triệu Vân được xây dựng với tổng mức đầu tư 2,8 tỉ đồng. Đê dài 300m, gồm 3 cống đóng mở có chức năng ngăn mặn và giữ ngọt. “Sau khi đập ngăn mặn xây xong và đưa vào sử dụng, 100% diện tích đất sản xuất của Triệu Vân đều được bà con tận dụng trồng lúa, hoa màu.

Đặc biệt, diện tích 60 ha lúa của người dân trên địa bàn thôn 9 những năm vừa qua cơ bản đảm bảo. Cũng nhờ có đập ngăn mặn mà năng suất lúa của bà con nông dân được tăng lên, vụ mùa năm 2023, 2024 vừa qua đạt 46,6 tạ/ha”, ông Lâm vui mừng thông tin. Rõ ràng, đê ngăn mặn đã mang lại hiệu quả thiết thực cho phần đất sản xuất nông nghiệp của xã Triệu Vân.

Theo Sở Nông nghiệp &PTNT, cơ bản các công trình đê, đập ngăn mặn trên địa bàn đều phát huy tác dụng, góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế xã hội cho nhiều địa phương. Đơn cử thêm, đê biển Vĩnh Thái (xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh) cơ bản đảm bảo khả năng ngăn mực nước do tổ hợp triều trung bình tần suất 5% kết hợp với bão cấp 9.

Hay hệ thống đê cửa sông trên toàn tỉnh có khả năng chống lũ tiểu mãn, lũ sớm tần suất 10%, ngăn mực nước do tổ hợp triều trung bình tần suất 5% kết hợp với bão cấp 9 và an toàn khi lũ chính vụ tràn qua đê. Hệ thống đê bao cũng đảm bảo chống lũ tiểu mãn, lũ sớm tần suất 10%: từ (+1,50 ÷ +1,70)m.

Cần được quan tâm đầu tư, nâng cấp

Có thể khẳng định, hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp trong những năm vừa qua đã giúp giảm tác động và thiệt hại lớn từ bão, lũ lụt, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, góp phần quan trọng, thiết thực trong việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Hệ thống đê, đập sau khi xây dựng, nâng cấp đã tạo thành các tuyến giao thông huyết mạch phục vụ nhu cầu dân sinh, sản xuất, ứng cứu trong mùa lụt bão, từ đó góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn dọc các tuyến đê, tạo điều kiện thuận lợi cho những xã trên địa bàn tỉnh bổ sung tiêu chí về thủy lợi, giao thông sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Hiện nay, Quảng Trị được đầu tư xây dựng được trên 500 công trình thủy lợi lớn nhỏ các loại, bao gồm: 124 hồ chứa (trong đó có 123 hồ chứa thủy lợi và 1 hồ chứa thủy lợi kết hợp thủy điện), 221 đập dâng, 243 trạm bơm, 17 cống ngăn mặn và 2.125 km kênh mương các loại.

Hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài 181,45 km, với các tuyến: đê biển Vĩnh Thái dài 11,17 km; đê cửa sông dài 57,43 km gồm đê tả Bến Hải, đê hữu Bến Hải, đê tả Thạch Hãn và đê hữu Thạch Hãn; đê bao dài 58,15km gồm đê chống lũ tiểu mãn, lũ sớm huyện Hải Lăng; đê Bến Tám - Huỳnh Thượng thuộc địa phận xã Vĩnh Lâm (Vĩnh Linh); đê Hói Cụt thuộc địa phận xã Trung Hải (Gio Linh); đê Hoàng Hà thuộc địa phận xã Gio Việt (Gio Linh); đê Đồng Soi thuộc địa phận xã Gio Mai (Gio Linh); đê Hà Cui thuộc địa phận các xã Triệu Phước, Triệu Trạch(Triệu Phong).

Tuy nhiên, hiện nay qua quá trình khai thác, sử dụng, hệ thống đê điều đã bị hư hỏng, xuống cấp, cùng với việc thường xuyên chịu tác động của thiên tai đã làm tình trạng hư hỏng ngày càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng phục vụ của công trình.

Điển hình, hệ thống đê biển Vĩnh Thái, do nằm sát bờ biển, thân đê đắp bằng cát, mái đê dọc tuyến chưa được kiên cố hóa đồng bộ, dãi cây chắn sóng trước đê không có, đồng thời hàng năm chịu tác động trực tiếp của sóng biển nên thường xuyên bị sạt lở chân, sụt lún mái và thân đê.

Những vị trí đê chưa được nâng cấp có cao trình thấp, mặt cắt ngang hẹp, mái đê bị sạt trượt, cuốn trôi, sạt lở tại nhiều khu vực dọc tuyến, ảnh hưởng đến an toàn công trình và khả năng ngăn triều, chống bão của đê. Trong khi đó, hệ thống đê cửa sông trên địa bàn toàn tỉnh chưa được đầu tư khép kín, đặc biệt những đoạn chưa được nâng cấp có cao trình thấp và mặt cắt ngang hẹp chưa đảm bảo khả năng ngăn triều và chống bão.

Được sự quan tâm, hỗ trợ kinh phí từ trung ương và một phần ngân sách địa phương, đến nay tỉnh Quảng Trị đã từng bước khắc phục, xử lý một số sự cố, hư hỏng cấp bách. Tuy nhiên, hiện trạng sạt lở, hư hỏng và nhu cầu về nâng cấp, sửa chữa công trình đê điều là rất lớn.

Trong điều kiện nguồn ngân sách tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, Giám đốc Sở Nông nghiệp&PTNT Hồ Xuân Hòe vừa ký báo cáo gửi đề nghị Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai trình Bộ Nông nghiệp&PTNT quan tâm, xem xét hỗ trợ nguồn kinh phí tiếp tục đầu tư nâng cấp các tuyến đê đập còn lại trên địa bàn. Đồng thời, tu bổ đê điều thường xuyên, duy trì hoạt động lực lượng quản lý nhân dân khi được thành lập nhằm đảm bảo sử dụng lâu dài, phục vụ sản xuất của hệ thống đê điều trên địa bàn Quảng Trị.

Quang Hải

Tin liên quan:
  • Hiệu quả những công trình ngăn mặn
    Khánh thành công trình Đập ngăn mặn sông Hiếu

    Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5 (1972 – 2022), 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị (1972 – 2022), chiều nay 28/4, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức lễ khánh thành công trình Đập ngăn mặn sông Hiếu. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng; các ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Ủy ban ...

  • Hiệu quả những công trình ngăn mặn
    Ngăn mặn trên sông Hiếu, bây giờ đã hết gian nan...

    Trong một thời gian quá đỗi là dài, độ chừng ra giêng không mấy, trời Quảng Trị bắt đầu chuyển sang màu ong ong vàng, cũng chính là lúc gió Lào khởi sự hoành hành, thoạt đầu có vẻ mơn man vào buổi sáng sớm, sau đó thì đanh lại vào giữa trưa và trút cơn nắng lửa vào chính ngọ, lan cái nóng như xối lửa sang cả ban chiều. Cùng với đó, trên sông Hiếu, nước mặn dâng chậm rãi về phía thượng nguồn, thư thả qua cầu Đông Hà, lên đến cầu treo Cam Hiếu và lúc đỉnh điểm, có thể chạm mép cầu Đuồi. Nước sông ...

  • Hiệu quả những công trình ngăn mặn
    Một chương trình sáng tạo hiệu quả lớn

    Thực hiện Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19” (gọi tắt là chương trình) do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động, thời gian qua, LĐLĐ tỉnh đã đẩy mạnh triển khai chương trình, vận động, khuyến khích đoàn viên, người lao động (NLĐ) tham gia đóng góp sáng kiến, bước đầu đạt được những kết quả tích cực.


Quang Hải

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hải Lăng chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP

Hải Lăng chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP
2025-01-21 05:20:00

QTO - Với lợi thế tài nguyên phong phú và bề dày văn hóa, huyện Hải Lăng đang đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm tạo đột phá trong...

Hiệu quả từ trồng rừng FSC

Hiệu quả từ trồng rừng FSC
2024-11-04 10:50:00

QTO - Bảo vệ môi trường hệ sinh thái, đa dạng sinh học, giảm nguy cơ cháy rừng, đồng thời mang lại giá trị kinh tế cao hơn trên cùng một diện tích canh tác...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long