
{title}
{publish}
{head}
VOV.VN - Những chỉ trích gay gắt lẫn nhau giữa “3 ông lớn” một lần nữa cho thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước thành viên Liên Hợp Quốc.
Phiên họp trực tuyến cấp Bộ trưởng Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bên lề kỳ họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 75 tiếp tục trở thành nơi tranh cãi gay gắt giữa 3 nước lớn có vai trò phủ quyết là Nga, Trung Quốc và Mỹ về cách thức xử lý đại dịch Covid-19. Những chỉ trích gay gắt lẫn nhau giữa “3 ông lớn” một lần nữa cho thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước thành viên Liên Hợp Quốc trong bối cảnh tổ chức này đang rất cần sự đoàn kết nhằm đối phó với đại dịch.
Một cuộc họp của Liên Hợp Quốc. Ảnh: UN Photo
Với số người chết và tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới, Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tại cuộc họp, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Craft tiếp tục chỉ trích Trung Quốc thiếu sự minh bạch về thông tin khiến tình hình dịch Covid-19 trên thế giới ngày càng nghiêm trọng hơn.
Nhắc lại cáo buộc mà Tổng thống Mỹ Trump đưa ra tại Liên Hợp Quốc hồi đầu tuần, bà Kelly Craft nhấn mạnh:“Như Tổng thống Donald Trump đã nói trong bài phát biểu tại Đại hội đồng hồi đầu tuần nhằm xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, chúng ta cần quy kết trách nhiệm cho Trung Quốc- quốc gia khiến đại dịch lan rộng khắp thế giới. Việc Trung Quốc che giấu nguồn gốc virus, tối thiểu hóa nguy cơ khiến dịch Covid-19 biến chuyển từ cấp địa phương sang cấp toàn cầu”.
Bức xúc trước cáo buộc của phía Mỹ, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Trương Quân đã ngay lập tức giành quyền phát biểu và lên tiếng bác bỏ:“Lạm dụng diễn đàn tại Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo an, Mỹ đang làm phát tán virus chính trị, những thông tin sai lệch và tạo ra sự đối đầu và chia rẽ. Những hàng động như vậy không giúp đánh bại virus. Ngược lại còn gây gián đoạn nỗ lực toàn cầu trong cuộc chiến chống đại dịch. Tôi cần phải nói rằng, như vậy đã là quá đủ rồi. Phía Mỹ đã gây ra đủ rắc rối cho thế giới rồi”.
Tiếp lời Đại sứ Trương Quân, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương lấy Liên Hợp Quốc làm trung tâm và bóng gió nói về việc một số quốc gia, bao gồm cả Mỹ đã từ chối đưa vaccine Covid-19 trở thành một hàng hóa phổ cập toàn cầu để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận.
Đồng quan điểm với Trung Quốc, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã nói rằng, ông rất tiếc trước việc Mỹ đã lấy cuộc họp làm nơi để đưa ra những cáo buộc “vô căn cứ ” nhằm vào một quốc gia thành viên có quyền biểu quyết tại Hội đồng Bảo an. Ngoại trưởng Nga Lavrov cũng nhấn mạnh, cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện nay cho thấy nhu cầu về “sự phụ thuộc lẫn nhau, liên kết lẫn nhau giữa tất cả các quốc gia trong nhiều vấn đề của thế giới:
Những chỉ trích gay gắt lẫn nhau giữa 3 nước lớn có tiếng nói tại Liên Hợp Quốc một lần nữa cho thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước thành viên Liên Hợp Quốc trong bối cảnh tổ chức này đang rất cần sự đoàn kết nhằm đối phó với đại dịch. Tham dự cuộc họp, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã nhấn mạnh rằng, với gần 1 triệu người chết do Covid-19 và hơn 30 triệu người bị lây nhiễm, thế giới đang cần sự hợp tác, đoàn kết và thống nhất trong cách thức xử lý đại dịch. Sự rạn nứt giữa các quốc gia sẽ chỉ càng khiến virus SARS-Cov-2 phát tán rộng hơn:
“Đại dịch là một bài kiểm nghiệm về sự hợp tác mang tầm quốc tế. Trong bài kiểm nghiệm này, chúng ta đã hoàn toàn thất bại. Dịch Covid-19 đã giết gần 1 triệu người, lây nhiễm cho hơn 30 triệu người khác và vẫn đang vẫn vượt tầm kiểm soát. Đây là kết quả của sự thiếu chuẩn bị, thiếu tinh thần hợp tác, thống nhất ý chí và sự đoàn kết”, ông Antonio Guterres nói./.
Hồng Nhung/VOV1 (Tổng hợp)
VOV.VN - Bạo lực gia tăng đáng báo động giữa Israel và Palestine, cũng như phản ứng gay gắt của hai bên đã phủ bóng lên chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony ...
Theo một số chuyên gia y tế quốc tế, Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế chống dịch đồng nghĩa với việc Covid sẽ lây lan với tốc độ không thể kiểm soát ...
(TG&VN) - Nhiều nguồn tin cho thấy, Mỹ và Trung Quốc đang phối hợp kiên trì để mở các kênh liên lạc nhằm giải quyết bất đồng trên nhiều lĩnh vực. Nhưng ...
VOV.VN - Diễn ra trong bối cảnh thế giới đang bị “bủa vây” bởi hàng loạt cuộc khủng hoảng trên các mặt trận từ kinh tế, chính trị đến an ninh, Tuần lễ Cấp cao ...
VOV.VN - Ngày 8/11 tới, hàng chục triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử trên khắp nước Mỹ, được gọi đầy đủ là các cuộc ...
Trong bối cảnh cuộc đua cạnh tranh tầm ảnh hưởng giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng gay gắt, Thái Bình Dương có vai trò thiết yếu trong chiến lược quân sự ...
Cuộc chạy đua trí tuệ nhân tạo (AI) giữa Mỹ và Trung Quốc dấy lên lo ngại về tính chính xác của thông tin và hệ quả xấu về mặt xã hội.
(Tin Tức) - Kết quả sít sao trong cuộc bầu cử tổng thống Brazil ngày 2/10 là minh chứng cho thấy sự phân rẽ mạnh mẽ trong xã hội Brazil trước hai luồng tư ...
QTO - Châu Âu đang đối mặt cuộc khủng hoảng nhân lực y tế khi hàng triệu y tá nghỉ hưu, trong khi người trẻ không muốn gia nhập ngành. Bulgaria là điểm...
QTO - Trên thị trường tài chính toàn cầu, từ tiền điện tử đến cổ phiếu đều tăng giá sau thỏa thuận thương mại sơ bộ giữa Mỹ và Anh.
(Vietnam+) - Khí thải nhà kính đang khiến thế giới đối mặt với ngày càng nhiều thảm họa từ cháy rừng, lụt lội, bão lũ đến mất an ninh lương thực và suy thoái kinh tế.
QĐND - Các cơ quan truyền thông quốc tế nhận định, với những nỗ lực, giải pháp đồng bộ, quyết liệt, tinh thần đoàn kết dân tộc, Việt Nam đã trải qua hơn 3 tuần không có thêm ca...
VOV.VN - Mỹ đang có kế hoạch xây dựng một mạng lưới gồm các đồng minh và đối tác để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông.
QĐND - Vốn đã có nhiều bất đồng trong vấn đề hạt nhân Iran, Mỹ và châu Âu lại gặp thêm căng thẳng sau khi Washington tái kích hoạt các biện pháp trừng phạt Nhà nước Hồi giáo.
VOV.VN - Sáng 23/9, thế giới đã ghi nhận hơn 31,7 triệu ca mắc, trong đó có 973.949 ca tử vong do Covid-19.
VOV.VN - Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 22/9 kêu gọi thế giới cần nỗ lực để ngăn chặn một cuộc Chiến tranh Lạnh kiểu mới giữa Mỹ và Trung Quốc.