{title}
{publish}
{head}
QTO - Lực lượng Không gian Hoa Kỳ (USSF) đang gấp rút chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực vũ trụ với Trung Quốc, thông qua việc xây dựng hệ thống phòng thủ vững chắc nhằm bảo vệ các công trình, hạ tầng vũ trụ trước những cuộc tấn công tiềm tàng từ đối thủ.
Vào tháng 9, USSF đưa ra tuyên bố sứ mệnh mở rộng nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho ngành vũ trụ của Mỹ, cũng như đánh dấu những chuyển biến quan trọng trong ưu tiên của nền kinh tế số một thế giới đối với lĩnh vực được coi là tương lai của nhân loại.
Mỹ đang tăng cương khả năng phòng thủ không gian trước áp lực từ Trung Quốc. Nguồn: Asia Times
Bradley Saltzman, Giám đốc điều hành của USSF cho biết: “Bên cạnh các khoản đầu tư cho vũ khí tấn công, chúng tôi cần phải chuyển sang hệ thống phòng thủ vững chắc trước những thách thức từ Trung Quốc”.
Ông cũng cảnh báo rằng năng lực phòng thủ của USSF đang bị thử thách bởi những vũ khí tối tân của Trung Quốc, đồng thời vô cùng quan ngại về tốc độ phát triển vũ khí bất ngờ của “quốc gia tỷ dân”. Vị giám đốc này lưu ý rằng Trung Quốc đặc biệt nguy hiểm với vũ khí có khả năng gây nhiễu tần số, vũ khí năng lượng và tên lửa chống vệ tinh.
Tuy vậy, ông cũng bày tỏ lạc quan với những thay đổi mà USSF đang hướng đến, đồng thời đánh giá cao việc ra mắt Tranche 0 nhằm đảm bảo khả năng phòng thủ trong phạm vi Quỹ đạo Trái đất Tầm thấp (LEO). Theo ông Saltzman, Tranche O tạo ra những bước đột phá lớn về công nghệ khi đưa hàng trăm vệ tinh lên không trung nhằm tăng cường khả năng cung cấp dữ liệu và cảnh báo tên lửa.
Báo cáo của Tạp chí Quốc phòng Quốc gia nhận định rằng xung đột tại Ukraine là minh chứng rằng nhất về vai trò của các vệ tinh tầm thấp Starlink trước các cuộc tấn công. Báo cáo cũng cho biết USSF đang chi tiêu rất nhiều cho các nhiệm vụ trọng yếu như: hệ thống Chỉ huy và kiểm soát chung (JADC2) và tạo ra các hệ thống phòng thủ có khả năng phản ứng nhanh. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng trong thời gian tới là làm sao để tận dụng những ưu thế của vệ tinh LEO trong việc hoàn thành các sứ mệnh mới của USSF.
Hiện tại, nhiều chuyên gia cho rằng cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực vũ trụ giữa Mỹ và Trung sẽ tác động sâu sắc đến tình hình chính trị, quân sự và kinh tế của mỗi bên.
Nhà khoa học Henry Sokolsky nhận định rằng lĩnh vực cạnh tranh có thể mở rộng đến các công nghệ tiên tiến như: vệ tinh sát thủ, công nghệ lưỡng dụng, thiết bị gây nhiễu điện tử hay tia laser được sử dụng để vô hiệu hóa các vệ tinh.
Vào tháng 6/2020, USSF đã phác thảo các nguyên tắc của Mỹ về tìm kiếm một vùng không gian hòa bình, an toàn và ổn định, đồng thời khẳng định quyết tâm và nỗ lực hợp tác với nhiều quốc gia khác nhằm đảm bảo an ninh không gian trước mối đe dọa tiềm tàng từ những đối thủ.
Các chuyên gia nhận định rằng kế hoạch này sẽ giúp USSF đạt được những đột phá trong lĩnh vực vũ trụ, cũng như tăng cường tối đa khả năng cạnh tranh của Washington trước các cường quốc hàng đầu về hàng không vũ trụ khác, chủ yếu là Trung Quốc.
Tuy nhiên, họ cho biết để hoàn thành được kế hoạch này, Mỹ buộc giải quyết được những vấn đề liên quan đến lý luận xây dựng hệ thống vũ trụ, khả năng tài chính, đội ngũ phát triển nghiên cứu, ...
Không những vậy, USSF cũng đối mặt với nhiều thách thức trong việc hợp nhất các tổ chức, cơ quan không gian riêng lẽ của Mỹ, khiến việc triển khai các dự án vũ trụ bị chậm lại.
Bên cạnh đó, những khó khăn liên quan đến nhân sự như: cách biệt về trình độ chuyên môn, sự khác biệt văn hóa giữa các thành viên, ... hay khả năng tài chính cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc hoàn thành sự mệnh của USSF.
Trong khi đó, Trung Quốc đang khẳng định vị thế thống trị tuyệt đối trong lĩnh vực vũ trụ. Báo cáo vào tháng 8/2021 của cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Hoa Kỳ (CRS) cho biết Trung Quốc đã thử nghiệm và chứng minh được khả năng phản công trong không gian của mình đủ sức đe dọa đến hệ thống vệ tinh của Mỹ và đồng minh. Điều này buộc Washington phải gấp rút triển khai các hoạt động đầu tư cho ngành vũ trụ nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
An Thái (Theo Asia Times)
Hai nước gần đây liên tục công bố các kế hoạch đầy tham vọng.
Bất ổn trong nước kéo dài có thể buộc giới lãnh đạo Iran xuống nước đàm phán hạt nhân với phương Tây.
Chip bán dẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của những gã khổng lồ trong giới công nghệ.
Kế hoạch này nhằm giúp quốc gia tỷ dân vượt qua Mỹ và trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học vũ trụ.
Các nhà khoa học Nhật Bản sẽ “trình làng” một sản phẩm tàu vũ trụ khác biệt nhất thế giới - vệ tinh đầu tiên được làm bằng gỗ, thân thiện với môi trường mang ...
(CLO) Người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga đã đưa ra lời đề nghị tới các đối tác trong nhóm BRICS gồm Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi về việc cùng tham gia ...
Trung Quốc đang bỏ xa Ấn Độ trong cuộc đua với kế hoạch tạo ra những chiếc máy tính lượng tử 1.000 qubit vào năm 2025.
Theo Nikkei, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết Hàn Quốc và Mỹ đang lên kế hoạch tập trận quân sự để đối phó với nguy cơ tiềm tàng từ một cuộc tấn công hạt ...
QTO - Nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và đối phó thách thức, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ triển khai các biện pháp nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất, và...
QTO - Geoffrey Pyatt, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về Tài nguyên Năng lượng, thừa nhận quốc gia này vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hạt nhân của Nga, với...
QTO - Theo Thủ tướng Ukraine Denis Shmigal, Kiev có thể sẽ nhận được tối thiểu 18 tỷ euro (gần 19 tỷ USD) viện trợ nước ngoài từ Liên minh châu Âu...
(GT) - Sáng 23/10, Philippines triệu Đại sứ Trung Quốc tại Manila để phản đối “hành vi khiêu khích” của Bắc Kinh liên quan hai vụ va chạm giữa tàu Philippines và tàu Trung Quốc...
(NLĐ) - Israel đã cam kết sẽ tiêu diệt Hamas trong cuộc tấn công không ngừng nghỉ vào Gaza, nhưng không có mục tiêu nào trong tầm ngắm, không có kế hoạch rõ ràng về biện pháp...
QTO - Cuộc tấn công này sẽ nhằm vào những khu vực được cho là nơi trú ẩn của lực lượng Hamas tại Dải Gaza.
QTO - Việc phát triển tiền kỹ thuật số (CBDC) chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong đợi.
(Tin Tức) - Máy bay chiến đấu của Israel đã bắn phá các mục tiêu trên khắp Gaza trong đêm 21/10 và ngày 22/10, cùng với hai sân bay ở Syria và một nhà thờ Hồi giáo ở Bờ Tây.