{title}
{publish}
{head}
HỒ THỊ LỆ HÀ, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị
Khắc sâu lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”, cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị luôn tin tưởng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Từ đó, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi phát triển và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Trị chiếm khoảng 14% dân số toàn tỉnh, với 2 cộng đồng dân tộc chủ yếu là Bru-Vân Kiều và Pa Kô, sống tập trung ở huyện Hướng Hóa, Đakrông và một số xã của các huyện Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh. Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, đồng bào nơi đây luôn một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, đoàn kết đấu tranh giữ nước, góp sức giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Trong cuộc sống và lao động sản xuất hiện nay, mặc dù còn gặp khó khăn về nhiều mặt nhưng người Vân Kiều, Pa Kô luôn chung sức, sát cánh bên nhau, hợp sức xây dựng đời sống mới, xứng đáng là những người con vinh dự mang họ Hồ của Bác.
Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh quan tâm triển khai đồng bộ nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, thử thách, huy động các các nguồn lực để đầu tư phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, qua đó giúp người dân vùng đồng bào DTTS được thụ hưởng bình đẳng nhiều chính sách của Đảng, Nhà nước.
Được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án, trong đó có 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Giảm nghèo bền vững, Xây dựng nông thôn mới và Phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Từ năm 2022- 2024, các chương trình đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS về hạ tầng KT-XH, hỗ trợ xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, thực hiện các dự án sắp xếp, ổn định dân cư; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; giảm nghèo thông tin; phát huy bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch; phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới; giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS...
Thông qua thực hiện các chương trình, hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi, nước sinh hoạt được chú trọng đầu tư. Các chính sách hỗ trợ trực tiếp người dân để thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế hộ tăng thu nhập, tạo việc làm ổn định cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững.
Tư vấn pháp luật cho đồng bào DTTS ở xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông. - Ảnh: K.S
Hiện nay, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS được đầu tư xây dựng đảm bảo chất lượng và kiên cố, phục vụ cơ bản cho sản xuất và đời sống dân sinh: 100% xã, thôn bản có điện lưới quốc gia. 98,7% hộ sử dụng điện. 100% xã được phủ sóng truyền hình. 100% xã có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa. 77% số thôn bản có đường giao thông được cứng hóa đến trung tâm xã. 100% xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. 100% số xã có trường tiểu học. 75% số xã có trường trung học cơ sở, 38 trường đạt chuẩn quốc gia. Tỉ lệ xã có nhà văn hóa là 40,4%; tỉ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt 88%.
Hầu hết các nhà văn hóa-trung tâm thể thao các xã, thôn, bản được đầu tư trang thiết bị phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội họp ở cộng đồng dân cư. Đến cuối năm 2023, tỉ lệ lao động ở vùng đồng bào DTTS qua đào tạo đạt 76,5%, trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 34,73%.
Thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2023 đạt khoảng 36 triệu đồng/người/năm, gấp 1,5 lần so với năm 2019. Đến thời điểm tháng 8/2024, vùng đồng bào DTTS có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều DTTS hằng năm giảm bình quân 6,92%, (vượt chỉ tiêu kế hoạch theo Chiến lược công tác dân tộc của Chính phủ từ 2,5-3% năm). Cộng đồng các DTTS ngày càng có nhiều mô hình hộ gia đình, nhóm hộ làm kinh tế giỏi, thu nhập cao và ổn định...
Người Pa Kô ở xã Tà Rụt, huyện Đakrông sinh hoạt văn nghệ truyền thống - Ảnh: K.S
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số được quan tâm. Từ năm 2018 đến nay đã tổ chức được 36 lớp đào tạo lý luận chính trị, bồi dưỡng quản lý nhà nước, tin học văn phòng và các kỹ năng hành chính cho 2.195 lượt CBCC cấp xã người dân tộc thiểu số tham gia.
Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp các DTTS được bảo tồn, phát huy. Việc truyền dạy, chế tác và sử dụng nhạc cụ, các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc như calơi, chachấp, oát, xà nớt...được triển khai thực hiện tốt. Một số ngành nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số được bảo tồn.
Phong trào xây dựng đời sống văn hóa được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đồng bào các dân tộc trong tỉnh thực hiện tốt trong xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, thiết chế sinh hoạt đời sống cộng đồng qua các hoạt động thường niên như: Ngày hội văn hoá-thể thao các dân tộc, Ngày người Vân Kiều, Pa Cô được mang họ Hồ của Bác; Lễ hội A riêu ping, Lễ mừng lúa mới (A da của người Pa Cô, Cha Xare của người Vân Kiều).
Tỉnh Quảng Trị đã tham gia đầy đủ và đạt nhiều giải thưởng tại các hoạt động văn hóa do Trung ương tổ chức, qua đó giới thiệu rộng rãi đến công chúng về bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn tỉnh. Các vấn đề xã hội như tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, bất bình đẳng giới được quan tâm giải quyết; số vụ tảo hôn hàng năm giảm trên 10%; không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống trong cộng đồng vùng đồng bào DTTS. Phong trào “Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới” đi vào cuộc sống.
Nghề đan chổi đót giúp người Vân Kiều ở thôn Hà Lệt, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa có thu nhập ổn định - Ảnh: K.S
Với truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thời gian tới, đồng bào các DTTS tỉnh Quảng Trị tiếp tục đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững, nỗ lực phấn đấu đạt nhiều thành tích hơn nữa trong thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS và miền núi ngày càng phát triển cùng với cả nước và quê hương Quảng Trị anh hùng.
QTO - Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có 31 xã, thị trấn với 20.999 hộ, 93.673 nhân khẩu, chiếm tỉ lệ 14% dân số toàn tỉnh, gồm 2 cộng đồng dân tộc...
QTO - Họ có điểm chung là sẵn sàng lặn lội đến từng bản, làng heo hút để “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô...
QTO - Xác định hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu là một trong những nguyên nhân tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển KT-XH và đời sống của...
QTO - Thời gian qua, những trí thức tiêu biểu người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã và đang khẳng định vai trò quan trọng, là “cầu nối” giữa cấp ủy,...
QTO - Ngành Y tế tỉnh Quảng Trị đang lên kế hoạch triển khai tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trên phạm vi...
QTO - Đó là chuyện buồn của gia đình anh Lưu Quang Dũng và chị Hoàng Thị Lang ở thôn A Ngo, xã A Ngo, huyện Đakrông. Nhiều năm nay, 2 người con trai của...
QTO - Tọa lạc trên mảnh đất Thành Cổ anh hùng, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (DTNT) tỉnh từ lâu đã trở thành nơi nuôi dưỡng khát vọng học tập của con em...
QTO - Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn huyện Hải Lăng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, đặc biệt...
QTO - Thực hiện chủ trương của trung ương, Chính phủ và Đề án của Bộ Công an về hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ dân bị thiệt hại...
QTO - Để giúp những người từng một thời lầm lỗi sớm tái hòa nhập cộng đồng cần triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính...