Cập nhật:  GMT+7

Người con của bản làng

Anh Hồ Văn Quân, sinh năm 1982, người dân tộc Pa Kô, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hướng Hóa, vinh dự là đại diện duy nhất của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tham dự Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2023 nhân kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Bà con quý mến, gọi anh là người con của bản làng.

Người con của bản làng

Anh Hồ Văn Quân (thứ hai, từ phải sang) cùng các đại biểu tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2023 -Ảnh: TÚ LINH

Tìm đến dân để cho vay tiền

Trong câu chuyện về tín dụng chính sách, nhiều hộ nghèo, cận nghèo ở các bản làng của huyện Đakrông, Hướng Hóa, đều dành lời khen ngợi sự năng nổ, chu đáo, tận tâm, trách nhiệm trong công việc của anh Hồ Văn Quân.

Thành tích nổi bật trong 15 năm công tác của anh là góp phần đưa dòng chảy các chương trình tín dụng chính sách luôn được khơi thông, phủ kín toàn địa bàn công tác, qua đó giúp nhiều gia đình biết cách sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích vào giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thoát nghèo.

Bởi vậy, tại hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc, nhiều đại biểu rất thán phục khi biết được thành tích của anh. Anh Quân chia sẻ, là người dân tộc thiểu số làm cán bộ tín dụng chính sách nên từ khi mới vào nghề đã thấu hiểu được những khó khăn, vất vả của người dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo dân tộc thiểu số. Anh luôn trăn trở phải cố gắng làm tốt công việc để giúp người dân vay vốn tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

Thời gian công tác tại huyện miền núi Đakrông, nơi có hơn 80% là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí đa số còn thấp, đường sá đi lại khó khăn, thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, bản thân anh đã trải qua nhiều khó khăn, thách thức. Nhiệm vụ quan trọng nhất của anh là làm thế nào để tuyên truyền được các chủ trương của Đảng, chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ để người dân hiểu, tiếp cận với nguồn vốn hiệu quả nhất.

Anh Quân nhớ lại kỷ niệm một lần về họp với Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại thôn Ba Lin, xã A Vao, huyện Đakrông vào cuối năm 2013.

Do dân bản chưa có điện thoại nên anh nhờ cán bộ chuyên trách xóa đói giảm nghèo của xã thông báo thời gian họp sẽ được tiến hành vào lúc 14 giờ chiều. Để đến địa điểm họp được sớm hơn, hôm đó anh xuất phát từ trụ sở ở trung tâm huyện Đakrông lúc 8 giờ, khi đi đến xã Húc Nghì thì bất ngờ bị tắc đường do sạt lở núi, phải chờ đến quá trưa đường mới thông trở lại.

Anh cố gắng vào đến nơi cũng là vừa đúng giờ họp được ấn định trước đó nhưng mọi người đã về hết, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn cho biết do dân bản nôn nóng đến sớm hơn giờ quy định dẫn đến đợi lâu nên ra về. Vừa đói vừa lạnh, pha gói mì ăn tạm vì đã quá buổi trưa, anh trao đổi với tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn không thể bỏ cuộc, sẽ trực tiếp đến từng nhà để mời người dân trở lại họp, vì Nhà nước có tín dụng chính sách ưu đãi, cần triển khai kịp thời để người dân sớm được tiếp cận vay vốn phát triển kinh tế.

Người con của bản làng

Anh Hồ Văn Quân giải thích các chính sách cho vay xuất khẩu lao động tại ngày hội giao lưu đối thoại việc làm ở huyện Hướng Hóa -Ảnh: TÚ LINH

Thấy cán bộ Quân đến từng nhà vận động, mọi người vui lòng đến họp. Tối hôm đó, buổi họp diễn ra lúc 19 giờ 30 phút, người dân tham gia đầy đủ. Sau lời hỏi thăm sức khỏe và trò chuyện với dân bản về các mô hình phát triển kinh tế, anh Quân liền triển khai tuyên truyền các chủ trương tín dụng chính sách, trong đó có chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 54/2012/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ với mức vay 8 triệu đồng và lãi suất chỉ 0,1%/ tháng.

Được cán bộ tín dụng truyền đạt chi tiết về chính sách, người dân hiểu được Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số nên ai nấy đều rất vui mừng và sẵn sàng vay vốn để đầu tư mua bò, dê phát triển chăn nuôi. Cũng nhờ một phần từ nguồn vốn này mà người dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại thôn Ba Lin bớt đi phần nhọc nhằn trong cuộc sống.

Thời gian sau nữa, có thêm nhiều nguồn vốn tín dụng chính sách về với thôn Ba Lin, xã A Vao cũng như nhiều xã của huyện Đakrông nên người dân mạnh dạn vay vốn phát triển sản xuất, đời sống nhiều gia đình từ đó có nhiều thay đổi đáng mừng.

Đơn vị có dư nợ cho vay luôn đứng top đầu

Niềm hạnh phúc lớn nhất của anh Quân là được chứng kiến người dân tộc thiểu số dần thay đổi tư duy trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Từ lúc không dám tiếp cận với nguồn vốn vay thì đến nay họ mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, nhiều gia đình có đời sống ngày càng khá lên. Dòng chảy các chương trình tín dụng chính sách luôn được khơi thông, phủ kín toàn địa bàn.

Với những thành tích xuất sắc trong công tác, năm 2018 và 2023, anh Quân được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị; năm 2019 và 2022 nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; năm 2020 và 2021 nhận giấy khen của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Hằng năm, anh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam công nhận đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.

Xuất sắc trong công tác, anh Quân luôn được đồng nghiệp tín nhiệm, người dân yêu mến. Đang giữ vị trí Phó Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đakrông, cuối năm 2021, anh Quân được điều động đến nhận công tác tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hướng Hóa, giữ chức vụ phó giám đốc, một thời gian sau thì được bổ nhiệm chức vụ giám đốc.

Cũng như huyện Đakrông, Hướng Hóa là địa bàn có tỉ lệ người dân tộc thiểu số sinh sống khá đông. Gắn bó mật thiết và am hiểu đời sống, phong tục, tập quán của người dân tộc thiểu số trên địa bàn nên anh luôn sâu sát, thấu hiểu và nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân.

Vẫn như khi còn làm cán bộ tín dụng, anh luôn về với dân, với thôn bản chia sẻ, trò chuyện cho dân hiểu tín dụng chính sách xã hội với mức vay phù hợp, lãi suất rất ưu đãi, các đối tượng chính sách đều có thể tiếp cận với nguồn vốn này thông qua ngân hàng chính sách xã hội để có vốn làm ăn, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.

Đến nay, tất cả xã, thị trấn của huyện Hướng Hóa đều có điểm giao dịch của ngân hàng chính sách. Hoạt động tại các điểm giao dịch xã đã thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển tải các chính sách, chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn ưu đãi thuận lợi. Được vay vốn đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, nuôi con đi học đại học, xuất khẩu lao động... nên nhiều đối tượng chính sách có điều kiện vươn lên thoát nghèo, tỉ lệ hộ khá trong các thôn, bản tăng lên, nhiều hộ có thu nhập cao và làm giàu chính đáng.

Những nỗ lực của cán bộ, nhân viên Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hướng Hóa, nhất là dấu ấn đậm nét về vai trò của người đứng đầu đã giúp đơn vị đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động tín dụng chính sách.

Quy mô dư nợ của phòng ngày càng được nâng cao, năm 2022 đạt hơn 548 tỉ đồng, năm 2023 đạt hơn 690 tỉ đồng, luôn xếp hạng nhất, nhì trong các phòng giao dịch của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị.

Phòng luôn thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, nâng cao năng lực quản trị vốn vay, triển khai thực hiện tốt mô hình tín dụng đặc thù có hiệu quả trên địa bàn. Điều đáng ghi nhận chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Hướng Hóa có được như hôm nay một phần nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Tỉ lệ hộ nghèo của huyện Hướng Hóa năm 2022 giảm 3,24% so với năm 2021, năm 2023 tiếp tục giảm 4,44% so với năm 2022.

Đạt được nhiều thành tích đáng tự hào nhưng anh Quân luôn từ tốn chia sẻ, bản thân vẫn phải không ngừng nỗ lực để có thể cống hiến nhiều hơn cho quê hương, cho người dân tộc thiểu số. Truyền thống gia đình, tình yêu thương, sự sẻ chia là hành trang quý báu mà anh luôn mang theo, làm động lực phấn đấu để từng bước hoàn thiện bản thân, phục vụ công tác ngày càng tốt hơn, xứng đáng là người con của bản làng.

Tú Linh

Tin liên quan:
  • Người con của bản làng
    Thầy thuốc của bản làng

    Sống giữa đại ngàn nhưng ngôi nhà của ông Hồ Văn Tuôn, trú tại thôn Ra Ty, xã Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa ít khi vắng khách. Biết ông giỏi chữa bệnh lại có tâm với nghề nên nhiều người đau ốm, bệnh tật thường tìm đến cậy nhờ. Không phụ sự kỳ vọng ấy, ông Tuôn đã giúp họ bình phục, khỏe mạnh.

  • Người con của bản làng
    Con mẹ hy sinh để bản làng bình yên

    Trong danh sách 28 Bà mẹ Việt Nam anh hùng hiện còn sống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có tên mẹ Tạ Thị Phún, sinh năm 1933 ở xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh. Mẹ Phún được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng giữa thời bình. Ngày con trai mẹ - người lính biên phòng ra đi mãi mãi khi vừa cứu được dân thoát khỏi lũ dữ đến nay đã hơn 20 năm nhưng mẹ vẫn không thôi ngóng con về.


Tú Linh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Diễn đàn phát huy tính sáng tạo của trẻ em

Diễn đàn phát huy tính sáng tạo của trẻ em
2024-12-14 19:59:00

QTO - Nhằm phát huy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ em và triển khai Dự án 8 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ...

Xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp

Xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp
2024-12-14 06:00:00

QTO - Thực hiện phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân của ngành y tế, đến nay khoảng 97% chất thải y tế được xử lý tại bệnh viện, 100% các...

Cùng con trở lại nhịp học tập sau Tết

Cùng con trở lại nhịp học tập sau Tết
2024-02-20 05:45:00

QTO - Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 qua đi cũng là lúc những ngày nghỉ Tết vui vẻ, thoải mái bên gia đình, bạn bè của học sinh kết thúc. Sau khoảng thời...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long