{title}
{publish}
{head}
Năm 2023, giá trị sản xuất CNTTCN trên địa bàn ước đạt 1.294,8 tỉ đồng, tăng 16,1% so với năm 2022. Với kết quả đạt được, có thể khẳng định, trong cơ cấu nền kinh tế của Vĩnh Linh CN - TTCN ngày càng chiếm ưu thế.
Nhà máy may Miền Trung tại Khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá -Ảnh: M.H
Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh Nguyễn Anh Tuấn cho biết: “Để phát triển lĩnh vực CN-TTCN, huyện đưa ra nhiều giải pháp phù hợp với thực tiễn, trong đó, chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp về hành lang pháp lý. Quan tâm thực hiện quy hoạch, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất để doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp (CCN) được quan tâm và đạt kết quả tích cực. Từ năm 2019, CCN Cửa Tùng đã đi vào hoạt động, thu hút được 4 doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh. Hiện huyện đang tập trung, gấp rút xây dựng các CCN đã được đưa vào quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Từ lợi thế bán sơn địa, phía Tây là rừng núi, huyện mở rộng diện tích rừng trồng hơn 19.000 ha, trong đó có 9.100 ha có chứng chỉ FSC và trên 6.000 ha cao su đã cho khai thác mủ, tạo ra nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào cho nhóm ngành chế biến lâm sản và chế biến mủ cao su. Trong đó, đối với nhóm ngành chế biến lâm sản, toàn huyện có 5 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Năm 2023, toàn huyện đã khai thác và chế biến được 228.500m3 gỗ. Nhóm ngành chế biến nông sản trên địa bàn phát triển khá. Các cơ sở đã đầu tư công nghệ máy móc hiện đại để sản xuất chế biến. Nhiều sản phẩm nông sản qua chế biến được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến, tin dùng...
Đến nay, huyện có 11 sản phẩm đã được chứng nhận OCOP 4 sao và 3 sao cấp tỉnh; 14 sản phẩm được chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện, trong đó, có 6 sản phẩm được công nhận cấp tỉnh. Hiện nay ở Vĩnh Linh có Công ty TNHH MTV Ngọc Tuấn Cửa Tùng đã đầu tư, xây dựng nhà máy chế biến cá khô, bột cá có tổng công suất 30 tấn/ngày đêm, tạo việc làm ổn định cho trên 200 lao động với mức thu nhập bình quân đạt 5 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh đó, trong nhóm ngành này có 3 cơ sở sản xuất nước mắm lớn có thương hiệu trên thị trường: Tùng Vân, Huỳnh Kế, Khiêm Trọng. Chế biến thủy hải sản đã góp phần khuyến khích ngư nghiệp phát triển, làm tăng giá trị sản phẩm, nâng cao uy tín thương hiệu, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, đồng thời đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng tăng.
Bên cạnh đó, một số ngành nghề công nghiệp khác như cơ khí, vật liệu xây dựng, may mặc...cũng phát triển. Những nhóm ngành này đã khai thác được tối đa nguồn lao động dồi dào ở địa phương. Trong đó, đối với nhóm cơ khí, vật liệu xây dựng, trong 5 năm qua có nhiều công ty được thành lập hoặc mở rộng quy mô hoạt động. Giá trị sản xuất ngành đạt khoảng 66 tỉ đồng/năm, tạo việc làm cho trên 350 lao động. Nhóm ngành may mặc, trên địa bàn có 2 nhà máy may công nghiệp là Công ty Cổ phần may Miền Trung; Công ty TNHH MTV đầu tư Quang Minh Vĩnh Linh và 12 cơ sở may gia công. Năm 2023, sản xuất được 558.000 sản phẩm, tạo việc làm cho trên 500 lao động địa phương. Mức thu nhập bình quân tại 2 nhóm ngành này đạt 6 triệu đồng/người/tháng.
Về chủ trương, định hướng phát triển CN-TTCN thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh Nguyễn Anh Tuấn cho biết thêm: “Huyện tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu CNTTCN. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở, nhà máy duy trì phát triển sản xuất. Chú trọng phát triển các ngành nghề có thế mạnh trên địa bàn và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định để phát triển CNTTCN một cách bền vững.
Tăng cường đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn giúp cho doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh. Mục tiêu trước mắt, huyện Vĩnh Linh phấn đấu đến năm 2025, tỉ trọng lĩnh vực CN-TTCN chiếm tỉ trọng từ 32-33% trong cơ cấu nền kinh tế, tốc độ tăng hằng năm đạt 18,5%. Từ đó tạo bước đột phá cho phát triển KTXH của địa phương”.
Mỹ Hằng
QTO - Từ một vùng đất mang trong mình nhiều vết thương chiến tranh và có nhiều nét làng quê thôn dã, sau 15 năm thành lập, đến nay thị trấn Cửa Tùng đã trở...
QTO - Những năm gần đây, KT - XH của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi từng bước phát triển. Tuy vậy, đây vẫn là vùng khó khăn so...
QTO - Năm 2024 theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia, hiện tượng El Nino đang suy yếu dần và có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina trong...
QTO - Bền bỉ nỗ lực vượt khó, 3 xã miền núi Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê đã về đích nông thôn mới, đóng góp quan trọng để huyện Vĩnh Linh được Thủ tướng Chính...
QTO - Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị để giải quyết vấn đề...
QTO - Nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng Trị, huyện Vĩnh Linh được thiên nhiên ưu đãi có bờ biển dài khoảng 25km, hệ sinh thái biển vô cùng đa dạng, ngư trường...
QTO - Đầu tháng 8/2024, UBND thành phố Đông Hà tổ chức đánh giá công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2023, triển khai...
QTO - Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi cách thức sản xuất mới, gia đình ông Trần Văn Tứ ở Thôn 4, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng được...
QTO - Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết, Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Linh bước vào cuộc chiến đấu đầy mất mát hy sinh để...
QTO - Huyện Vĩnh Linh có 3 xã miền núi, gồm: Vĩnh Hà, Vĩnh Khê, Vĩnh Ô. Thời gian qua, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ...
QTO - Bắt nhịp với xu hướng số hóa, thời gian qua, ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, áp dụng các trang thiết bị hiện...
QTO - Nhận thức về tầm quan trọng của công tác lập quy hoạch, huyện Vĩnh Linh đã tập trung chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị triển khai, hoàn thiện đồ án...