Cập nhật: Thứ 2, 07/07/2014 | 06:30 GMT+7

Cơ chế lãnh đạo, giám sát hoạt động tư pháp đặt ra hiện nay

(QT) - Cơ chế lãnh đạo, giám sát hoạt động tư pháp là phương thức tổ chức và phương thức vận hành của hệ thống các cơ quan, tổ chức và công dân theo những nguyên tắc, quy định của pháp luật và phương tiện pháp lý khác. Thông qua đó tác động đến các chủ thể của hoạt động thực hiện quyền tư pháp đúng pháp luật, ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực và các tiêu cực khác, nâng cao trách nhiệm pháp lý của các cơ quan tư pháp, đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp trong việc bảo vệ công lý.

Hiện nay, các yếu tố cấu thành cơ chế lãnh đạo, hệ thống pháp luật giám sát tư pháp như: phương thức tổ chức, yếu tố pháp lý, mối quan hệ tương tác giữa chủ thể giám sát và đối tượng giám sát đang hình thành; các hình thức giám sát tư pháp đang được triển khai; các chủ thể thực hiện giám sát tư pháp đã được xác định. Đó là cơ sở để cơ chế lãnh đạo, giám sát hoạt động tư pháp chỉ có thể vận hành hiệu quả, thực sự đi vào cuộc sống khi có sự vào cuộc của hệ thống các cơ quan, tổ chức và công dân một cách đồng bộ, nhịp nhàng và quyết tâm cao hơn.

Qua các nhiệm kỳ đại hội, các cấp ủy đều phân công một đồng chí Thường trực cấp ủy trực tiếp phụ trách lĩnh vực nội chính và công tác cải cách tư pháp. Trong cơ cấu tổ chức cấp ủy luôn có cán bộ lãnh đạo các cơ quan tư pháp cùng cấp tham gia, phân công chỉ đạo từng công việc gắn với lĩnh vực công tác chuyên môn và chức trách được giao. Thường xuyên chỉ đạo làm tốt công tác tư tưởng chính trị, định kỳ kiểm điểm tự phê bình và phê bình; chỉ đạo sâu sát sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tư pháp trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng đúng quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không xảy ra tình trạng bao biện làm thay hoặc buông lỏng trách nhiệm. Cùng với sự lãnh đạo của cấp ủy, Hội đồng nhân dân các cấp đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, chất vấn hoạt động tư pháp trong các kỳ họp Hội đồng nhân dân, tích cực giám sát kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tư pháp. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng lên; công tác phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm, tội phạm được chú trọng; hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tiếp tục có chuyển biến tích cực, hạn chế án oan sai, án tồn đọng quá hạn luật định, nâng cao tỷ lệ giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan tư pháp. Các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, thương mại được giải quyết tốt. Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tư pháp, nhất là các cơ quan tiến hành tố tụng ngày càng chặt chẽ, góp phần quan trọng vào việc duy trì sự ổn định, phục vụ đắc lực cho kinh tế- xã hội của tỉnh phát triển. Tuy nhiên, “vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với nhiệm vụ cải cách tư pháp có nơi bị buông lỏng, thiếu kiểm tra, đôn đốc; sự phối hợp giữa các cấp ủy đảng các cơ quan tư pháp với nhau và với cấp ủy địa phương chưa thực sự chặt chẽ. Công tác giám sát của các cơ quan dân cử chưa được tăng cường, đổi mới phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp, chất lượng, hiệu quả chưa cao; hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp và giám sát của các tổ chức, đoàn thể xã hội còn hình thức, lúng túng, chưa có hiệu quả thiết thực” ( Trích báo cáo của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 ). Để triển khai thực hiện Kết luận 92- KL/TW, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã có Quyết định số 1298 -QĐ/TU ngày 5/5/2014 thành lập Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị; nghiên cứu xây dựng các đề án cụ thể về cải cách tư pháp để trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định; giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là: Đảm bảo sự lãnh đạo chặt chẽ đối với các cơ quan tư pháp về chính trị, tổ chức và cán bộ; khắc phục sự buông lỏng lãnh đạo hoặc can thiệp không đúng vào hoạt động tư pháp; kiện toàn tổ chức đảng phù hợp với tổ chức trong hệ thống các cơ quan tư pháp theo mô hình mới. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, giáo dục, quản lý, kiểm tra hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; chăm lo công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển chọn, sử dụng đúng cán bộ trong các cơ quan tư pháp. Lựa chọn những người đạt chuẩn cấp ủy viên có trình độ, năng lực, uy tín và bản lĩnh để bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện kiểm sát và Chánh án Tòa án các cấp. Việc chỉ đạo giải quyết những vụ việc quan trọng, phức tạp và cơ chế phối hợp giữa các tổ chức đảng với các cơ quan tư pháp và các ban, ngành có liên quan phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm tính pháp chế XHCN trong hoạt động tư pháp; nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; nguyên tắc bảo đảm tính chính xác, khách quan và nguyên tắc bảo đảm tính dân chủ trong hoạt động tố tụng. Cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử là tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân có nghị quyết về hoạt động tư pháp sau khi nghe báo cáo và trả lời chất vấn về lĩnh vực này. Nâng cao hiệu lực giám sát việc chấp hành pháp luật gắn với việc tăng cường vai trò, trách nhiệm giám sát hoạt động tư pháp. Phát huy dân chủ, có cơ chế phù hợp để nhân dân, các tổ chức, đoàn thể và Mặt trận Tổ quốc thực hiện hiệu quả việc giám sát đối với hoạt động tư pháp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của mọi công dân. Tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng vào việc tuyên truyền, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về hoạt động tư pháp. Cấp ủy, tổ chức đảng trong các cơ quan tư pháp tiếp tục triển khai thực hiện tốt các biện pháp nâng cao phẩm chất chính trị, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường công tác quản lý cán bộ, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động công vụ. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình kết quả thực hiện; chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc; tôn trọng các quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân, dựa vào nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ được giao; tạo điều kiện để nhân dân và các đoàn thể tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm và giám sát hoạt động tư pháp. Hiện nay, các yếu tố cấu thành cơ chế lãnh đạo, hệ thống pháp luật giám sát tư pháp như: phương thức tổ chức, yếu tố pháp lý, mối quan hệ tương tác giữa chủ thể giám sát và đối tượng giám sát đang hình thành; các hình thức giám sát tư pháp đang được triển khai; các chủ thể thực hiện giám sát tư pháp đã được xác định. Đó là cơ sở để cơ chế lãnh đạo, giám sát hoạt động tư pháp chỉ có thể vận hành hiệu quả, thực sự đi vào cuộc sống khi có sự vào cuộc của hệ thống các cơ quan, tổ chức và công dân một cách đồng bộ, nhịp nhàng và quyết tâm cao hơn. HỮU QUANG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Không hoang phí, xa xỉ là nếp sống văn minh

Không hoang phí, xa xỉ là nếp sống văn minh
10 giờ trước

QTO - Hoang phí, xa xỉ là tiêu dùng một cách không cần thiết, lãng phí, vượt quá mức nhu cầu thực tế. Trong thực tiễn, không chỉ những người giàu có mới có...

Tự hào và vững tin vào giai đoạn phát triển mới

Tự hào và vững tin vào giai đoạn phát triển mới
23:35 29/06/2014

(QT) - Cách đây 25 năm, ngày 1/7/1989, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị náo nức đón chào một sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử, đó là Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 5 ra...

Chính sách và thực tiễn

Chính sách và thực tiễn
04:59 28/06/2014

(QT) - Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn thành phố Đông Hà (Quảng Trị) sau khi nộp thuế đất, quỹ quốc phòng - an ninh và các khoản thu, đóng góp khác theo quy định ở...

Thời tiết

27°C - 33°C
Có mây, không mưa
  • 27°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 29°C - 34°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long