
{title}
{publish}
{head}
QTO - Xác định xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, huyện Đakrông tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp và đạt kết quả quan trọng. Qua đó, góp phần hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
![]() |
Nhiều sáng tạo trong dạy học cấp mầm non ở huyện Đakrông - Ảnh: N.T |
Để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, UBND huyện Đakrông đã xây dựng, trình và được HĐND huyện thông qua Đề án phát triển giáo dục và đào tạo huyện giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, ban hành các văn bản cụ thể hóa từng nội dung, lĩnh vực nhằm triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện, trong đó có kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2018 - 2020. Huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường bảo đảm các tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội cũng như huy động mọi nguồn lực hỗ trợ cho việc triển khai xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Nhờ vậy, quy mô mạng lưới trường, lớp học trên địa bàn được quy hoạch, sắp xếp theo hướng khoa học, hợp lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường, vừa tạo điều kiện triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục các cấp học.
Tính đến cuối năm 2020, toàn huyện có 36 cơ sở giáo dục thuộc huyện quản lý, trong đó có 15 trường mầm non, 8 trường tiểu học, 6 trường tiểu học và trung học cơ sở (TH & THCS), 3 trường THCS, 2 trường phổ thông dân tộc bán trú THCS và 1 trường phổ thông dân tộc nội trú.
Quy mô số nhóm, lớp, học sinh các cấp trên địa bàn huyện đều tăng qua các năm học. Tính đến cuối năm học 2020 - 2021, toàn huyện có 609 nhóm, lớp với 12.593 học sinh từ cấp mầm non đến THCS. So với năm học 2016 - 2017, tăng 31 nhóm, lớp và 1.057 học sinh. Cơ sở vật chất trường học được tăng cường đầu tư theo hướng kiên cố, chuẩn hóa.
Trong giai đoạn 2017 - 2020, toàn huyện đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 219 phòng học, 45 phòng học bộ môn, 5 phòng giáo dục thể chất, 5 phòng giáo dục nghệ thuật, 1 nhà đa chức năng, 6 thư viện, 11 nhà hiệu bộ, 17 phòng ở cho giáo viên…100% xã, thị trấn đều có trường kiên cố cao tầng, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Nhiều đơn vị giáo dục phổ thông được trang cấp, hỗ trợ thiết bị để hoàn thiện phòng tin học, phòng ngoại ngữ, tiến hành lắp đặt ti vi tại các phòng học để phục vụ công tác giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng dạy học; các đơn vị giáo dục mầm non được trang cấp đồ dùng, đồ chơi ngoài trời, thiết bị dạy học trong lớp, tích cực tự tìm đồ dùng dạy học đáp ứng nhu cầu vui chơi, hoạt động của trẻ.
Toàn huyện có 13 trường học được kiểm tra công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó 5 trường được công nhận lại và 8 trường được công nhận mới. Tuy nhiên, do thực hiện sáp nhập trường nên giảm 1 trường đạt chuẩn quốc gia, hiện còn 12 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, cấp mầm non có 6 trường, cấp tiểu học 3 trường và THCS 3 trường. Các trường học tổ chức nhiều hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm tăng cường giáo dục đạo đức và các kỹ năng sống cho học sinh; chú trọng công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm an ninh, an toàn trong trường học.
Việc thực hiện tốt xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã góp phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện, đặc biệt đối với xã Triệu Nguyên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở huyện Đakrông còn gặp không ít khó khăn. Mặc dù đã được quy hoạch, sắp xếp, điều chỉnh quy mô mạng lưới trường, lớp học nhưng do dân cư thưa thớt nên nhiều trường phải thực hiện điểm trường, lớp ghép ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, gây lãng phí nguồn lực đầu tư.
Cơ sở vật chất trường lớp học được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng mức tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhiều trường còn thiếu quỹ đất xây dựng khuôn viên trường, lớp theo hướng đạt chuẩn. Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia hằng năm chưa đáp ứng nhu cầu…
Để triển khai thực hiện tốt Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, huyện Đakrông tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự tham gia của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai thực hiện và huy động nguồn lực đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn, tiêu chí đối với trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, rà soát, quy hoạch, sắp xếp lại các điểm trường, đầu tư xây dựng bổ sung phòng học ở những điểm trường còn thiếu để đảm bảo quy mô số điểm trường, số nhóm, lớp ở mỗi điểm trường và số học sinh trong mỗi nhóm, lớp theo quy định. Kiện toàn đội ngũ quản lý đối với các trường còn thiếu, đảm bảo đủ số lượng theo định mức, tiêu chuẩn.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính, tài sản và dạy học của nhà trường. Rà soát, điều động giáo viên, nhân viên giữa các trường để đảm bảo về cơ cấu, tỉ lệ theo quy định. Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Tăng cường kêu gọi, huy động và tranh thủ các nguồn kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, dự án, các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các trường duy trì, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Quy hoạch quỹ đất đảm bảo đủ diện tích mặt bằng để xây dựng các công trình và làm sân chơi, bãi tập cho học sinh. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận phát triển năng lực của người học.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường vốn tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng đối với trẻ 5 tuổi và học sinh ở các lớp đầu cấp tiểu học. Mở rộng quy mô các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và dạy học trên 5 buổi/tuần.
Ngọc Trang
Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là chủ trương lớn mang tính chiến lược của ngành giáo dục, góp phần chuẩn hóa cơ sở vật chất cũng như đội ngũ ...
Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) nội trú tỉnh Quảng Trị là một trong những đơn vị giáo dục đặc thù, chuyên biệt, có nhiệm trọng yếu trong việc đào tạo, bồi ...
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Linh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt ra chỉ tiêu đến năm 2025, huyện giữ vững 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập ...
Những năm qua, huyện Hướng Hóa luôn quan tâm huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bổ sung đội ngũ giáo viên để xây dựng trường học đạt ...
Xác định giáo dục là một trong những tiêu chí quan trọng trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) nên thời gian qua, tỉnh đã ...
Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Triệu Phong Nguyễn Thị Phước Hoà cho biết: Xác định việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia sẽ tạo chuyển biến rõ ...
Cam Lộ là huyện đầu tiên của khu vực từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Quảng Ngãi được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó việc xây dựng con ...
Thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương tham mưu tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, ...
Năm thứ 5 liên tiếp đồng hành cùng Tiền Phong Marathon, SABECO tiếp tục khẳng định cam kết của mình trong việc mang đến những giá trị tích cực, thúc đẩy sự phát triển bền vững...
QTO - Giữa những nếp nhà sàn lọt thỏm giữa đại ngàn Trường Sơn có một sự đổi thay đang âm thầm lan tỏa. Đó là sự thay đổi trong tư duy, trong hành động,...
QTO - Sau 13 năm thành lập và đi vào hoạt động, đến nay Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) xã Trung Giang, huyện Gio Linh đã thực sự trở thành “cầu nối”...
QTO - Sau 61 ngày giãn cách xã hội theo nhiều cấp độ khác nhau để phòng chống COVID - 19, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn...
QTO - Trên hành trình trở về quê hương tránh dịch, dẫu gặp phải khó khăn, vất vả nhưng khi đi qua Quảng Trị, người dân ở nhiều tỉnh, thành khác nhau đã...
QTO - Hoàn cảnh của ông Lê Văn Thao (sinh năm 1969), hiện sống tại thôn Mỹ Tường, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ rất khó khăn. Ở tuổi ngoài 50, lẽ ra ông có...
QTO - Học online vốn không phải là khái niệm xa lạ đối với phụ huynh và học sinh. Ngay từ khi dịch mới bùng phát ở Việt Nam, hình thức dạy học này đã được...
QTO - Trước nhu cầu tiếp cận dịch vụ xét nghiệm của người dân, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị đã triển khai hoạt động của Đơn nguyên xét...