
{title}
{publish}
{head}
VOV.VN - Nga đã thông qua việc bãi bỏ Hiệp ước Bầu trời Mở như “một phản ứng thỏa đáng" đối với Mỹ và việc các đối tác châu Âu không hành động để đảm bảo sẽ không chuyển dữ liệu về các chuyến bay quan sát trên lãnh thổ Nga cho phía Mỹ.
Ngày 5/5, chính phủ Nga đã thông qua việc bãi bỏ Hiệp ước Bầu trời Mở. Văn bản tương ứng đã được công bố trên Cổng thông tin pháp lý Internet.
Trong nghị định của chính phủ Nga ghi rõ: "Trình Tổng thống Nga để đệ trình lên Đuma Quốc hội Liên bang đề xuất từ bỏ Hiệp ước”.
Tòa nhà chính phủ Nga. Nguồn: rianovosti
Hiệp ước Bầu trời Mở được ký vào ngày 24/3/1992 tại Helsinki, Phần Lan. Văn kiện này đã trở thành một trong những biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Âu sau Chiến tranh Lạnh khi cho phép 34 quốc gia tham gia công khai thu thập thông tin về lực lượng và hoạt động quân sự của nhau. Ngày 22/5/2020, Mỹ đưa ra thủ tục rút khỏi Hiệp ước và chính thức rút vào ngày 22/11. Bộ Ngoại giao Nga lưu ý rằng, sau việc này, "sự cân bằng lợi ích của các quốc gia tham gia đạt được khi ký kết Hiệp ước, đã bị phá vỡ”.
Ngày 15/1 năm nay, Moscow thông báo khởi động các thủ tục trong nước để rút khỏi Hiệp ước này. Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng, bước đi này thực sự không có nghĩa là rút khỏi Hiệp ước bởi điều này sẽ chỉ xảy ra kể từ thời điểm thông báo được gửi đến các cơ quan lưu ký là Hungary và Canada.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, đầu tháng 4 vừa qua nói rằng, các đồng minh của Mỹ có hơn một tháng rưỡi để quyết định về vấn đề Hiệp ước và Moscow đang hoàn tất các thủ tục liên bộ để đệ trình luật hủy bỏ Hiệp ước với Quốc hội. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov, số phận của thỏa thuận trong điều kiện hiện tại là "nghìn cân treo sợi tóc".
Hồi đầu năm nay, người đứng đầu Ủy ban Duma Quốc gia Nga về các vấn đề quốc tế Leonid Slutsky coi việc nước này khởi động thủ tục rút khỏi Hiệp ước là "một phản ứng thỏa đáng" đối với Mỹ và "việc các đối tác châu Âu không hành động để cung cấp bảo đảm cho Nga về việc không chuyển dữ liệu về các chuyến bay quan sát trên lãnh thổ Nga cho phía Mỹ”. Nga cho rằng, sau bước đi của Washington và không có sự bảo đảm từ châu Âu, việc tiếp tục các chuyến bay sẽ mang đến rủi ro cho an ninh quốc gia của Nga./.
Anh Tú/VOV-Moscow
(CLO) Nga hôm thứ Ba đã chính thức rút khỏi hiệp ước Các Lực lượng Vũ trang Thông thường ở châu Âu (CFE), đổ lỗi cho Mỹ đã phá hoại an ninh thời hậu Chiến ...
VOV.VN - Ngày 28/2, Tổng thống Vladimir Putin đã ký luật đình chỉ sự tham gia của Nga vào Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược tấn công chiến lược (START) và có ...
Hôm 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đình chỉ việc Nga tham gia hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân (New START) với Mỹ, khẳng định tiếp tục thực hiện ...
VOV.VN - Đại sứ quán Nga tại Mỹ đã cảnh báo hành vi của Washington trên trường thế giới có nguy cơ gây xung đột trực tiếp giữa các quốc gia hạt nhân.
VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay (2/11) đã ký luật về việc hủy bỏ phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện.
(TN) - Nguồn tin hãng Reuters cho hay Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Antonio Guterres đã đề xuất kết nối một công ty con của Ngân hàng Nông nghiệp Nga với hệ ...
(Tin Tức) - Duma Quốc gia Nga, còn gọi là Hạ viện, ngày 17/10 đã thông qua một dự luật nhằm thu hồi quyết định phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện ...
VOV.VN - Ngày 10/04, phát biểu tại cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đề nghị, Nga nên đảm bảo rằng, ...
QTO - Trong khi các quốc gia Đông Âu bày tỏ lo ngại về kế hoạch REPowerEU do hiện đang phụ thuộc lớn vào năng lượng Nga, nguy cơ giá cả tăng cao và thiếu...
QTO - Ấn Độ đang khẩn trương tập trận phòng thủ toàn quốc giữa nguy cơ xung đột với Pakistan. Động thái này cho thấy cuộc khủng hoảng Ấn Độ - Pakistan đã...
VOV.VN - Covid-19 là một đại dịch trên toàn cầu, hậu quả của nó đối với Mỹ và các nước khác trên thế giới sẽ rất tàn khốc nếu không thể kiểm soát cuộc khủng hoảng Covid-19 tại Ấn Độ.
VOV.VN - Cuối cùng các nước lớn đã đạt được thỏa thuận chung Doha về dàn xếp tình hình Afghanistan. Ba ông lớn Mỹ, Nga, Trung Quốc, cùng với Pakistan đều thấy được lợi ích và...
QĐND - Tại các khu vực xung đột và quốc gia có chiến tranh, chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 đang tiến hành khá chậm.
QĐND - Trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, Washington tiếp tục theo dõi, ngăn chặn và đập tan các mối đe dọa của khủng bố, cũng như hợp tác đa phương về...
VOV.VN - Các cuộc tấn công mới nhằm vào các căn cứ quân sự của Myanmar là chỉ dấu cho thấy khả năng xung đột vũ trang tại nước này phát triển từ vùng biên giới tới các trung...
VOV.VN - Chuyên gia Kupriyanov nhấn mạnh, Đối thoại 2+2 có thể coi là một công cụ hiệu quả để Nga và Ấn Độ giải quyết những hiểu lầm và hợp tác trong các lĩnh vực mà cả...