{title}
{publish}
{head}
Chuyên gia ước tính có hơn 3.000 tàu thuyền bị đắm rải rác khắp Thái Bình Dương.
Nằm dưới đáy đại dương là xác các tàu chở dầu, máy bay chiến đấu và tàu chiến của Nhật Bản cũng như Mỹ và đồng minh sau những trận chiến dữ dội giai đoạn Thế chiến thứ II.
Đáng chú ý hơn, các chuyên gia nhận thấy dầu rò rỉ từ các thùng nhiên liệu bị ăn mòn của những con tàu này đang gây ô nhiễm nghiêm trọng cho vùng biển.
Có hơn 3.000 tàu thuyền bị đắm rải rác khắp Thái Bình Dương - Ảnh: Nikkei Asia
Họ ước tính có hơn 3.000 tàu thuyền bị đắm rải rác khắp Thái Bình Dương, trong đó khoảng 1.000 tàu nằm ở vùng biển Melanesia và Micronesia, gần các quốc đảo như Quần đảo Solomon, Papua New Guinea, Palau và Liên bang Micronesia.
Vấn đề này đã được nhấn mạnh tại Hội nghị các nhà lãnh đạo đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 (PALM10) vào tuần trước tại Tokyo. Được công bố vào ngày 18/7, kế hoạch hành động chung nêu rõ Nhật Bản và các quốc đảo Thái Bình Dương sẽ hợp tác để giải quyết rò rỉ dầu từ các tàu đắm của nước này.
Paul Adams, Giám đốc của Major Projects Foundation có trụ sở tại Úc, một tổ chức nghiên cứu và bảo tồn biển phi lợi nhuận chuyên thực hiện công việc vớt xác tàu đắm, phát hiện những xác tàu đắm thời Thế chiến II tại một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Micronesia.
Trong đó, Chuuk Lagoon (Phá Chuuk) được xem là nghĩa địa tàu lớn nhất thế giới. Là căn cứ quân sự lớn của Hải quân Nhật Bản trong Thế chiến thứ II, nơi đây đã chứng kiến các cuộc tấn công của quân đội Mỹ trong ba ngày liên tiếp vào năm 1944, đánh chìm hàng trăm tàu chiến, tàu buôn và máy bay của Nhật Bản.
Xa hơn về phía Nam, Guadalcanal ở Quần đảo Solomon cũng là nơi xảy ra cuộc giao tranh ác liệt giữa quân đội Nhật Bản và Mỹ. Hàng trăm tàu và máy bay của Nhật Bản và đồng minh đã nằm lại dưới đáy biển gần Guadalcanal.
Trong nhiều năm, một số thùng nhiên liệu và thân tàu bị phân hủy và vỡ thành nhiều mảnh, khiến hàng nghìn tấn dầu chứa bên trong tràn xuống biển. Điều này gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến môi trường và ảnh hưởng đến sinh kế của các cộng đồng đảo Thái Bình Dương, những người phụ thuộc nhiều vào nghề đánh bắt cá và du lịch.
Dầu rò rỉ từ những con tàu này có thể giết chết các rạn san hô cũng như ảnh hưởng đến rừng ngập mặn, phá hủy nơi sinh sản và nguồn thức ăn của cá.
Mark Brown, chủ tịch Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương, đã nói với Nikkei Asia: “Những quốc gia là chủ của tàu thuyền bị đắm có trách nhiệm hỗ trợ dọn dẹp trước khi chúng gây ra bất kỳ thảm họa nào cho hệ sinh thái”.
James Marape, thủ tướng Papua New Guinea, đồng tình và cho biết các quốc gia chịu trách nhiệm có nghĩa vụ và bổn phận đạo đức phải hỗ trợ dọn dẹp.
Giám đốc Paul Adams ước tính hiện có khoảng 60 xác tàu đắm ở Thái Bình Dương cần được xử lý khẩn cấp. Ông lưu ý hậu quả đặc biệt nghiêm trong khi các xác tàu đắm nắm gần khu vực cộng đồng dân cư cũng như tình trạng xuống cấp của các thùng nhiên liệu chứa dầu làm gia tăng nguy cơ rò rỉ dầu. Bên cạnh đó, hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm vấn đề.
"Những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như: mưa, bão, lũ lụt đều ảnh hưởng đáng kể đến các xác tàu đắm. Sóng thủy triều đẩy nhanh quá trình phân hủy xác tàu đắm, làm mỏng các tấm vỏ tàu” - ông Adams cho biết.
Chuyên gia này nhấn định sẽ có khá nhiều vụ tràn dầu nhỏ đến trung bình trong những năm tới, đồng thời cho biết các quốc đảo Thái Bình Dương không có đủ khả năng tài chính để xử lý.
Ông Adams cho biết ông rất phấn khởi khi Nhật Bản bắt đầu quan tâm và nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Japan Mine Action Service, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Tokyo chuyên về rà phá bom mìn và xử lý bom mìn chưa nổ, đã cử thợ lặn tình nguyện đến Phá Chuuk để dọn sạch dầu rò rỉ từ các tàu Nhật Bản xuống cấp. Tổ chức này cũng hỗ trợ sửa chữa các đường ống bị rò rỉ dầu từ tàu chở dầu Nhật Bản Amatsu Maru bị chìm ở vùng biển Palau.
An Thái (Theo Nikkei Asia)
QTO - Căng thăng Nga - Mỹ khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản trú ẩn an toàn, phản ánh lo lắng về nguy cơ xảy ra xung đột địa chính trị.
QTO - Người dân Ấn Độ hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao và sự chênh lệch mức sống giữa các khu vực nông thôn và thành thị.
QTO - Theo các nguồn tin, Tổng thống Joe Biden đang cân nhắc nghiêm túc các lời kêu gọi từ chức ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ. Trong khi đó, đối thủ...
QTO - Ngày 17/7, Tổng thống Vladimir Putin cho biết việc triển khai đồng rúp kỹ thuật số trên quy mô lớn sẽ được thực hiện khi giai đoạn thử nghiệm kết thúc.
QTO - Việc ông Trump lựa chọn JD Vance cho vị trí Phó Tổng thống khiến châu Âu lo ngại nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, Mỹ sẽ hạ bậc...
QTO - Xe điện đang được sử dụng phổ biến tại Thủ đô New Delhi cũng như các thành phố lớn khác trên khắp Ấn Độ. Đây là một trong những nỗ lực của chính phủ...
QTO - Hình ảnh ông Trump với tai phải bị thương do đạn bắn, nắm chặt tay và giơ cao đầy thách thức đang lan truyền khắp mạng xã hội và sóng truyền hình.
QTO - Nếu Fed tiếp tục giữ nguyên lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp dự báo sẽ tăng cao.
QTO - Tokyo đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng, đặc biệt là ngành khách sạn.
QTO - Quản lý và phát triển hệ thống xe buýt luôn là trọng tâm trong chính sách phát triển giao thông của nhiều quốc gia nhằm giải quyết tình trạng ách tắc...
QTO - Việc luôn phải đối mặt với nhiều thách thức khiến người dân không còn tin tưởng vào chính phủ.
QTO - Theo báo cáo vào ngày 4/7 của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đang thống trị cuộc đua toàn cầu về bằng sáng chế trí tuệ nhân tạo với việc đã nộp hơn 38.000...