Cập nhật:  GMT+7

Cam Lộ chủ động phương án chống hạn vụ hè thu

Hiện nay, trên địa bàn huyện Cam Lộ các hồ chứa lớn do Xí nghiệp thủy nông Gio Cam Hà quản lý mực nước đạt khoảng 60% dung tích thiết kế, nhưng các hồ chứa nhỏ do địa phương quản lý mực nước xuống thấp, phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước bổ sung, nhất là các hồ đập nhỏ vùng Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa. Mặt khác, một số công trình đang nâng cấp, sửa chữa, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, vận hành điều tiết nước, nên khi hạn hán xảy ra dễ bị khô hạn, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến thiếu nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất vụ hè thu 2024. Để đảm bảo cấp nước tưới phục vụ sinh hoạt và sản xuất, huyện Cam Lộ đã xây dựng phương án chủ động nguồn nước tưới với mục tiêu tiết kiệm nước và nâng cao nhận thức về sản xuất thích ứng với khô hạn, phát triển bền vững.

Cam Lộ chủ động phương án chống hạn vụ hè thu

Chủ động tưới chống hạn cho cây cà gai leo ở Bản Chùa, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ -Ảnh: N.T.H

Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Trị, hiện tượng El Nino tiếp tục duy trì từ tháng 3 đến tháng 5 với xác suất khoảng 79%, sau đó chuyển qua La Nina vào tháng 6 đến tháng 8 với xác suất khoảng 55%. Nhiệt độ trung bình trên địa bàn tỉnh phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm cùng chu kỳ từ 1- 2 độ C.

Nắng nóng đến sớm và suất hiện nhiều hơn, gay gắt hơn; tổng lượng mưa 6 tháng tới thấp hơn khoảng 20-30% so với trung bình nhiều năm cùng kỳ. Trên địa bàn huyện Cam Lộ, các diện tích tưới tiêu do Xí nghiệp thủy nông Gio Cam Hà quản lý như hồ Trúc Kinh, hồ Nghĩa Hy, hồ Đá Mài - Tân Kim và các trạm bơm Cam Lộ, Hiếu Bắc cơ bản đảm bảo khả năng cung cấp đủ nguồn nước. Các hồ, đập, thủy lợi nhỏ do huyện quản lý như trạm bơm Quật Xá, hồ số 7, hồ Đá Lã, các hồ đập nhỏ vùng Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa... tưới cho khoảng 250 ha lúa, 50 ha màu, 150 cây công nghiệp dự báo có nguy cơ thiếu nước, cần nguồn nước bổ sung.

Theo kế hoạch sản xuất nông nghiệp vụ hè thu 2024, toàn huyện Cam Lộ gieo trồng 1.422 ha lúa, 225 ha màu, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả các loại. Qua rà soát, diện tích có khả năng bị hạn hán, thiếu nước 105 ha lúa và 165 ha màu, cây công nghiệp, cây ăn quả. Các xã có khả năng bị hạn hán, thiếu nước nhiều nhất là Cam Thành với diện tích khoảng 100 ha màu, cây công nghiệp, cây ăn quả; xã Cam Nghĩa khoảng 30 ha lúa và 25 ha màu, cây công nghiệp, cây ăn quả; xã Cam Hiếu khoảng 30 ha lúa và 15 ha màu, cây công nghiệp, cây ăn quả...

Trên cơ sở rà soát diện tích có khả năng hạn hán, thiếu nước vụ hè thu 2024, huyện Cam Lộ chỉ đạo các địa phương phối hợp với các đơn vị quản lý thuỷ nông trên địa bàn xây dựng kế hoạch cấp nước và tổ chức cấp nước theo kế hoạch đã lập; thực hiện gieo cấy tập trung, tưới hợp lý để tiết kiệm nước, ưu tiên nước để tưới cho giai đoạn cây lúa làm đòng và trổ bông. Tăng cường công tác kiểm tra để kịp thời điều chỉnh kế hoạch tưới cho phù hợp với diễn biến tình hình thời tiết và tình hình nguồn nước.

Tổ chức tưới luân phiên cho các vùng ngay sau khi kết thúc giai đoạn cấy và gieo sạ. Hướng dẫn người dân dự trữ nước uống sinh hoạt và nước uống cho đàn vật nuôi; các biện pháp vệ sinh tiêu độc, sát trùng chuồng trại, phòng ngừa các loại dịch bệnh thường xảy ra đối với gia súc, gia cầm trong mùa khô.

Về giải pháp công trình, tổ chức ra quân làm thủy lợi, khơi thông dòng chảy, tu sửa, nạo vét kênh mương, các cửa lấy nước đảm bảo chuyển nước tốt nhất; duy tu bảo dưỡng tốt các trạm bơm để sẵn sàng bơm tưới, chuẩn bị các loại máy bơm dự phòng để sẵn sàng bơm hỗ trợ. Huy động các nguồn lực để sửa chữa, nâng cấp các công trình bị hư hỏng, xuống cấp.

Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thuỷ lợi để sớm đưa công trình vào khai thác phục vụ sản xuất. Đối với một số diện tích không có khả năng điều tiết nguồn nước tưới như diện tích trồng cây dược liệu ở Bản Chùa, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ đã hỗ trợ 3 giếng khoan bơm nước tưới tiêu chống hạn vụ hè thu 2024.

Song song với các giải pháp điều tiết tiết kiệm nước, huyện Cam Lộ chú trọng giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng khô hạn. Dự kiến toàn huyện thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa 1 vụ hoặc thiếu nước nhưng đủ độ ẩm sang trồng mè, đậu xanh với diện tích 6 ha (xã Cam Chính 2 ha; Cam Nghĩa 2 ha; Cam Hiếu 1 ha; thị trấn Cam Lộ 1ha). Đẩy mạnh việc đưa các loại giống lúa ngắn ngày, trung ngày, chịu hạn vào sản xuất vụ hè thu.

Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhất là các giải pháp chuyển đổi về giống, cơ cấu cây trồng để toàn dân biết và áp dụng, đảm bảo thu nhập trong điều kiện khô hạn. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền cơ sở và người dân trong việc thực hiện nghiêm pháp luật trên lĩnh vực nông nghiệp, chấp hành nghiêm túc về cơ cấu giống, lịch thời vụ trong quá trình sản xuất; cập nhật diễn biến thiên tai, dịch bệnh và các biện pháp ứng phó kịp thời.

Mùa khô hạn năm 2024 đang bắt đầu diễn ra. Với việc sớm rà soát, xây dựng các phương án cấp nước sinh hoạt và sản xuất vụ hè thu, huyện Cam Lộ chủ động ứng phó với tình hình khô hạn, đảm bảo sản xuất nông nghiệp vụ hè thu năm 2024 thắng lợi, đạt hiệu quả cao theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Khánh Ngọc

Tin liên quan:
  • Cam Lộ chủ động phương án chống hạn vụ hè thu
    Cam Lộ chủ động chống hạn cho cây trồng cạn

    Mặc dù mới bước vào đầu mùa khô nhưng nắng nóng, nhiệt độ cao trong những ngày qua diễn ra gay gắt làm cho nhiều diện tích cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả, hồ tiêu, cây dược liệu trên địa bàn huyện Cam Lộ có nguy cơ bị khô hạn, héo và vàng lá, ảnh hưởng đến quá trình phát triển cũng như năng suất, sản lượng cây trồng. Trong khi đó, hệ thống thủy lợi, nước tưới phục vụ tưới cho cây trồng cạn còn rất hạn chế. Chính vì vậy, những ngày này, công tác chống hạn cho các loại cây trồng đang được chính quyền địa phương và người dân Cam Lộ triển khai tích cực.

  • Cam Lộ chủ động phương án chống hạn vụ hè thu
    Cam Lộ chủ động phòng, chống thiên tai

    Cam Lộ là huyện trung du có địa hình tương đối phức tạp, dễ bị chia cắt khi có lũ lớn xảy ra; một số vùng có nguy cơ lũ quét, ngập lụt cục bộ và kéo dài thời gian bị ngập. Để chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại trong điều kiện biến đổi khí hậu và thiên tai cực đoan ngày càng diễn biến phức tạp, những năm qua, huyện Cam Lộ luôn chú trọng hành động sớm, thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, trang thiết bị, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ) cả 3 giai đoạn trước, trong và sau thiên tai. Qua đó, nhằm tăng cường thông tin, truyền thông, kỹ năng chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, phương án ứng phó với các tình huống thiên tai trên địa bàn.


Khánh Ngọc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Long Hưng tươi mới đất “Rồng”

Long Hưng tươi mới đất “Rồng”
2024-05-04 05:30:00

QTO - Theo sử sách để lại, cách đây khoảng 500 năm về trước, các bậc tiền nhân đã đến vùng đất Long Hưng ngày nay để khai khẩn, sinh sống và lập nên làng...

“Ngôi sao” hợp tác xã

“Ngôi sao” hợp tác xã
2024-04-20 05:25:00

QTO - Liên minh Hợp tác xã Việt Nam vừa tổ chức lễ tôn vinh 100 hợp tác xã (HTX) đoạt Giải thưởng Ngôi sao Hợp tác xã “CoopStar Awards” năm 2024. HTX Dịch...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết