Cập nhật: Thứ 7, 10/08/2013 | 14:00 GMT+7

Cải cách thi cử hay chú trọng "thực học"

(QT) - Tại hội nghị lấy ý kiến nâng cao chất lượng giáo dục do Ủy ban MTTQVN tổ chức vừa qua tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã có đề nghị về việc nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đề nghị trên của Phó Chủ tịch nước đã dấy lên nhiều ý kiến khác nhau và mỗi phía đều có lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình. Thật ra, nếu với tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm đa số đều đạt từ 95 đến 100% thì hóa ra thi cũng như không, bởi không thi thì cũng đạt 100% tú tài, trong khi liền ngay sau đó là kỳ thi đại học, hai kỳ thi liên tiếp gây nhiều tốn kém cho ngân sách nhà nước, hao tổn tiền bạc lẫn sức khỏe của phụ huynh và học sinh.

Vì thế lời giải bài toán nên bắt đầu với sự “thực học”. Theo dõi các ý kiến ở hội nghị này, chúng tôi nhận thấy ý kiến của giáo sư Văn Như Cương đã đặt đúng trọng tâm vấn nạn giáo dục hiện nay: “Học hết THPT để làm gì? Câu trả lời của tất cả các em là để thi vào một trường đại học nào đó. Vì sao vậy? Vì chương trình THPT hiện chỉ có một và chỉ có một mục đích là vào đại học mà thôi. Theo tôi, đây là lệch lạc lớn nhất của mục tiêu đào tạo trong phổ thông”.

Trong khi đó, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, cho rằng: Một số nước đã bỏ thi tốt nghiệp phổ thông nhưng bây giờ lại cân nhắc khôi phục kỳ thi này. Thi tốt nghiệp THPT của ta, tuy chưa thực chất nhưng vì có thi nên một bộ phận lớn học sinh vẫn phải học, các trường vẫn phải nỗ lực hướng dẫn ôn tập cho học sinh. Không thi nữa thì chuyện này sẽ không có. Mặt khác, kỳ thi cuối cấp không chỉ để đánh giá học sinh mà còn là một kênh quan trọng đánh giá chương trình, sách giáo khoa, giáo viên và việc tổ chức dạy học là cơ sở để điều chỉnh các yếu tố tác động tới chất lượng giáo dục. Tuy nhiên nhìn về toàn cục, có thể thấy vấn đề không chỉ nằm ở chuyện tổ chức thi hay không thi tú tài mà câu trả lời phải bắt đầu xa hơn, ngay từ khi bắt đầu sự học. Một người bạn của tôi ở Đà Nẵng cho biết, để chuẩn bị cho con gái của anh năm nay vào lớp 1, anh đã gửi cháu đến một “lò luyện thi” với mức học phí 4 triệu đồng/tháng(!), dù gia đình anh có thu nhập khá nhưng sau một tuần “đào tạo” cũng đành đưa con về. Đấy là chuyện đầu vào lớp 1. Cũng trong câu chuyện trên, một anh bạn cho biết bạn bè anh nhiều người học xong cử nhân, thạc sĩ nhưng ra trường không kiếm được việc làm đành quay lại học lấy một nghề ở trường trung cấp. Và chuyện thạc sĩ đi học lại trung cấp nghề hoàn toàn không phải là hiếm. Vì thế, tại hội nghị nói trên, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải thay đổi sản phẩm giáo dục. Hiện nay sinh viên ra trường không làm được việc, phải đào tạo lại rất tốn kém. Phải thay đổi phương pháp giảng dạy, ngay cả các cháu ở bậc tiểu học hiện nay cũng không thích thầy cô độc thoại, các cháu thích học mà chơi, chơi mà học. Như vậy chúng ta phải thay đổi cơ bản. Chúng ta đã có lỗi rất nhiều trong nội dung, chương trình đào tạo. Chúng ta đã buông lỏng ở khâu quản lý thi cử và cả buông lỏng ở quản lý chất lượng người thầy”. Vì thế lời giải bài toán nên bắt đầu với sự “thực học”. Theo dõi các ý kiến ở hội nghị này, chúng tôi nhận thấy ý kiến của giáo sư Văn Như Cương đã đặt đúng trọng tâm vấn nạn giáo dục hiện nay: “Học hết THPT để làm gì? Câu trả lời của tất cả các em là để thi vào một trường đại học nào đó. Vì sao vậy? Vì chương trình THPT hiện chỉ có một và chỉ có một mục đích là vào đại học mà thôi. Theo tôi, đây là lệch lạc lớn nhất của mục tiêu đào tạo trong phổ thông”. Để chấm dứt sự lệch lạc, ông đề nghị cấu trúc cần thay đổi như sau: cấp tiểu học và THCS chỉ có một chương trình. Cấp THPT được phân thành hai nhánh: một nhánh tạm gọi như cũ là trường THPT và nhánh kia gọi là TH dạy nghề. Các trường THPT chiếm 40% học sinh nhằm đào tạo những học sinh sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học ở các trường đại học. Chương trình gồm năm môn bắt buộc: toán, tiếng Việt, ngoại ngữ, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục thể chất; ngoài ra có các môn tự chọn lý, hóa, sinh, sử, địa, ngoại ngữ 2, 3. Giáo sư Cương cũng cho rằng: Không thể đánh giá kết quả một học sinh 12 năm trời chỉ trên một bài kiểm tra trong vài ba tiếng đồng đồ. Đồng thời với việc thay đổi nội dung, chương trình sách giáo khoa, cần trao quyền tự chủ cho các sở giáo dục lựa chọn chương trình giảng dạy trong khuôn khổ chuẩn quốc gia đã được quy định. Và trong khi chờ đợi những đổi mới căn cơ, tiến đến một nền giáo dục “thực học”, chất lượng và hiệu quả, thì giờ đây, nhiều phụ huynh phải cõng hộ cho con chiếc cặp nặng quá sức vóc trẻ thơ khi mỗi sớm mai đưa con đến trường! TRẦN NÔNG DÂN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Phòng ngừa gian lận trong thi tốt nghiệp THPT
22:45 13/05/2024

Kỳ thi tốt nghiệp năm 2024 là kỳ thi cuối cùng của chương trình giáo dục năm 2006. Từ năm sau thí sinh sẽ thi theo chương trình mới với nhiều thay đổi nên việc ...

Quy hoạch treo

Quy hoạch treo
06:53 03/08/2013

(QT) - Nhiều năm nay, hơn 40 hộ gia đình ở xóm Dốc Miếu, thôn Lan Đình, xã Gio Phong (huyện Gio Linh, Quảng Trị) luôn sống trong phấp phỏng, lo âu do nằm trong vùng quy hoạch...

Thời tiết

26°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 33°C
    Có mây, không mưa
  • 27°C - 34°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long