{title}
{publish}
{head}
(Tin Tức) - Trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran, Liên minh châu Âu (EU) cùng 3 nước thành viên gồm Anh, Pháp, Đức khẳng định sẽ duy trì quan hệ kinh tế với Tehran.
Đại diện cấp cao về an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố chung với Ngoại trưởng Anh, Pháp, Đức, Đại diện Cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini, hiện đang có chuyến thăm chính thức tới châu Á, cho biết EU và các nước trên quyết tâm bảo vệ các doanh nghiệp châu Âu đang làm ăn hợp pháp với Iran. Cũng theo tuyên bố, thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Iran đã ký với Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp và Đức) hồi năm 2015, có tên gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), đang phát huy tác dụng và đạt được các mục tiêu đề ra.
Thỏa thuận là một yếu tố chính của cấu trúc không phổ biến hạt nhân toàn cầu, quan trọng đối với an ninh châu Âu, khu vực và toàn thế giới. Đây cũng là lý do Quy chế Ngăn chặn cập nhật của EU sẽ có hiệu lực từ ngày 7/8 tới nhằm bảo vệ các công ty của liên minh đang làm ăn hợp pháp với Iran tránh khỏi tác động từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Bên cạnh đó, các quan chức trên cũng khẳng định việc bảo vệ thỏa thuận hạt nhân với Iran là vấn đề tôn trọng các thỏa thuận quốc tế cũng như an ninh quốc tế. Các nước còn lại tham gia JCPOA sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận sẽ duy trì các kênh tài chính với Iran và sẽ tiếp tục mua dầu và khí đốt của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Trong khi đó, đài truyền hình nhà nước Iran dẫn lời Ngoại trưởng nước này Mohammad Javad Zarif cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump và các đồng minh ở Trung Đông trong đó có Saudi Arabia và Israel sẽ bị "cô lập" do những hành động thù địch nhằm vào Tehran.
Năm 2015, Iran và nhóm P5+1 đã ký JCPOA. Theo thỏa thuận hạt nhân này, các biện pháp trừng phạt Iran liên quan chương trình hạt nhân của nước này dần được dỡ bỏ để đổi lấy việc Tehran bảo đảm tính chất hòa bình của các hoạt động hạt nhân.
Tuy nhiên, hồi đầu tháng 5 vừa qua, Tổng thống Donald Trump chính thức rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời tuyên bố sẽ tái áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương chống Tehran. Dự kiến, nhóm các biện pháp trừng phạt đầu tiên từng được nới lỏng dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama sẽ được áp đặt trở lại vào ngày 7/8.
Gói biện pháp trừng phạt thứ hai nhằm vào ngành dầu mỏ và ngân hàng trung ương Iran sẽ được áp đặt trở lại vào đầu tháng 11 tới. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố việc nối lại các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran sẽ tiếp tục và được thực thi nghiêm ngặt cho đến khi Chính phủ Iran có những thay đổi mà Washington cho là "triệt để".
Hiện các nước châu Âu tham gia ký kết JCPOA vẫn đang nỗ lực duy trì thỏa thuận lịch sử này. Đầu tháng 6, Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei đã ra lệnh cho Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) khởi động các bước chuẩn bị để tăng cường năng lực làm giàu urani nếu các nước châu Âu không thể cứu vãn thỏa thuận.
TTXVN/Báo Tin tức
QTO - Trung Quốc đang triển khai một kế hoạch toàn diện nhằm xây dựng một mạng lưới truyền thông mạnh mẽ dựa trên các công nghệ tiên tiến để nâng cao khả...
QTO - Một năm trước, Ấn Độ đã phục hồi mạnh mẽ sau suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra. Quốc gia này vượt qua Trung Quốc để trở thành nước đông dân nhất...
QĐND - Vào ngày các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran chính thức có hiệu lực (6-8), Mỹ đưa ra tuyên bố sẽ thực thi lệnh trừng phạt Iran một cách nghiêm túc mặc dù để...
(Tin Tức) - Ngày 5/8, Bộ Ngoại giao Nga đã chỉ trích mạnh mẽ âm mưu ám sát nhằm vào Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, nhấn mạnh hành động là nhằm gây bất ổn tình hình ở...
VOV.VN - Trong suốt 1 tuần qua, nhiệt độ tại nhiều nơi đã tăng cao, vượt kỷ lục hàng chục năm, gây nên những thiệt hại đáng kể cho các nước châu Âu.
VOV.VN - Bộ trưởng ngoại giao ASEAN tiếp tục họp với đối tác Australia và Mỹ trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng AMM 51 và các hội nghị liên quan.
VietTimes -- Dự thảo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng của Mỹ NDAA năm 2019 kêu gọi Bộ Quốc phòng Mỹ phải công khai các hoạt động quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông,...
(PL)- Bắc Kinh nói rằng sự đe dọa gần nhất của Mỹ trong việc tăng phạm vi đánh thuế với hàng hóa sẽ không thể khiến Trung Quốc nhượng bộ.
QĐND - Sáng 2-8, tại Singapore, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 51 (AMM 51) chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Triển lãm...
VOV.VN - Sự thay đổi thái độ của ông Trump với Iran khiến giới quan sát nghi ngờ đây có phải nước cờ hòng giúp ông đạt được thỏa thuận có lợi nhất cho Mỹ?
QĐND - Ngày 1-8, thông cáo của Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, LHQ sẽ tổ chức vòng tham vấn về hoạt động của Ủy ban Hiến pháp Syria vào đầu tháng 9 tới. Đây được cho là động thái...
VOV.VN - 5 nền kinh tế lớn có ngành sản xuất ô tô hôm nay 31/7 đã thảo luận chiến lược ứng phó với khả năng Mỹ đánh thuế đối với ôtô và linh kiện nhập khẩu.