Cập nhật:  GMT+7

EU sẽ duy trì viện trợ cho Ukraine

Theo kế hoạch này, EU sẽ sử dụng nguồn tài chính thu được từ những công ty tài chính chưa rời khỏi Nga để duy trì viện trợ cho Kiev.

Ủy viên châu Âu Virginjus Sinkevicius đã đề xuất phương án huy động thêm tiền cho Ukraine thông qua việc áp thuế đặc biệt đối với các công ty phương Tây từ chối cắt đứt quan hệ với Nga.

Trả lời phỏng vấn của tạp chí Politico vào hôm thứ Sáu, ông Sinkevicius cho biết: “Nhiều công ty của khối không quan tâm đến các cảnh báo mà vẫn ở lại Nga. Đây có thể là cơ sở để đánh thuế họ”.

EU sẽ duy trì viện trợ cho Ukraine Ủy viên châu Âu Virginjus Sinkevicius phát biểu trong một cuộc họp báo ngắn vào tháng 7/2023 tại Vigo, Tây Ban Nha. Ảnh: RT

Quan chức người Litva này đã cảnh báo rằng mặc dù tuần trước EU đã phê duyệt gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro (54 tỷ USD) cho Ukraine, nước này vẫn có thể đối diện với nguy cơ thiếu hụt nguồn lực trong cuộc chiến với người Nga. Trong khi đó, Mỹ, đồng minh phương Tây viện trợ nhiều nhất cho Ukraine từ trước đến nay, đã giải ngân hết 113 tỷ USD trong các gói viện trợ được phê duyệt trước đó, trong khi chưa có dấu hiệu cho thấy Quốc hội Mỹ sẽ chấp thuận yêu cầu viện trợ thêm 60 tỷ USD cho Kiev của Tổng thống Joe Biden.

Trước những khó khăn trên, ông Sinkevicius cho rằng việc tịch thu tài sản của Moscow hoặc đánh thuế các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động ở Nga đang là những lựa chọn hiệu quả hơn so với việc dựa vào nguồn lực từ EU để thu hẹp khoảng cách tài chính giữa hai bên trong cuộc chiến.

“Tôi nghĩ điều quan trọng là tìm ra những nguồn tài trợ khác mà không phải sử dụng quá nhiều nguồn lực tài chính từ người nộp thuế ở châu Âu. Chúng ta phải có kế hoạch dài hạn ở đây. Nga đang chờ đợi thời cơ của mình, kỳ vọng rằng châu Âu và người Mỹ sẽ mệt mỏi vì cuộc chiến và những người theo chủ nghĩa dân túy lên tiếp quản” – ông cho biết.

Ông Sinkevicius đưa ra ý kiến của mình trong khi thực hiện chuyến đi tới Kiev vào hôm thứ Sáu để thảo luận về kế hoạch buộc Nga phải bồi thường thiệt hại gây ra cho môi trường trong cuộc xung đột với Ukraine. Nhắc đến cuộc họp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, vị quan chức này cho biết: “Đây không chỉ là một chính sách mà còn là cam kết của chúng tôi về quá trình khôi phục Ukraine sẽ diễn ra liên tục và người Nga sẽ phải chịu trách nhiệm tài chính về những gì họ đã gây ra đối với môi trường”.

Hôm thứ Hai, Điện Kremlin cảnh báo bất kỳ ai tước đoạt tài sản của Nga sẽ phải đối mặt với hậu quả lâu dài. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết những vụ tịch thu như vậy sẽ làm suy yếu nền tảng của toàn bộ hệ thống kinh tế.

Hơn 1.000 công ty phương Tây đã tuyên bố hạn chế các hoạt động hoặc rời khỏi quốc gia này kể từ khi xung đột Ukraine bùng phát vào tháng 2/2022. Trong khi đó, các công ty như UniCredit Group của Ý, nhà bán lẻ New Yorker Marketing & Media của Đức và Lacoste của Pháp vẫn tiếp tục hoạt động tại Nga.

Luật Anh


Luật Anh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long