
{title}
{publish}
{head}
QĐND - Ngày 24-5, Thủ tướng Anh Theresa May chính thức thông báo sẽ từ chức Chủ địch đảng Bảo thủ vào ngày 7-6. Tuyên bố của nhà lãnh đạo Anh được đưa ra sau khi những đề xuất mới của bà May về thỏa thuận Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU)-Brexit không nhận được sự ủng hộ của nhiều nghị sĩ Anh.
Quyết định từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ của bà Theresa May mở đường cho đảng này bầu lãnh đạo mới và nước Anh sẽ có một thủ tướng mới. Bà Theresa May sẽ tiếp tục đảm đương cương vị thủ tướng tạm quyền cho đến khi nước Anh hoàn thành quá trình lựa chọn gương mặt mới lãnh đạo chính phủ.
Bên ngoài trụ sở ở số 10 phố Downing, Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố sẽ từ nhiệm. Ảnh: Getty Images
Thủ tướng Anh đã có bài phát biểu bày tỏ “hối tiếc sâu sắc” khi không thể thực hiện thỏa thuận Brexit. Nhà lãnh đạo Anh cũng thừa nhận bà đã cố gắng 3 lần để thuyết phục Quốc hội Anh thông qua thỏa thuận Brexit nhưng đều không thành công. Bà khẳng định việc tìm kiếm một thủ tướng mới lúc này là lựa chọn tốt nhất cho nước Anh, bày tỏ hy vọng người kế nhiệm của mình sẽ đạt được sự “đồng thuận và nhượng bộ” giữa các đảng phái và phe nhóm trên chính trường Anh-điều mà bà thừa nhận mình đã không làm được.
Ngày 24-5, thủ lĩnh hàng đầu của đảng Bảo thủ cầm quyền ở Anh Brandon Lewis thông báo nước này sẽ bổ nhiệm người kế nhiệm bà Theresa May giữ chức lãnh đạo đảng này và Thủ tướng Anh trước khi Quốc hội bước vào kỳ nghỉ mùa hè-được ấn định vào ngày 20-7 tới. Người kế nhiệm Thủ tướng May được lựa chọn theo tiến trình gồm hai giai đoạn kéo dài khoảng 6 tuần. Theo đó, hai ứng cử viên cuối cùng sẽ trải qua một cuộc bỏ phiếu kín của 125.000 thành viên đảng Bảo thủ.
Điều được dư luận quan tâm nhất lúc này là ai sẽ thay thế bà May trên cương vị Thủ tướng Anh sắp tới. Một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất là cựu Ngoại trưởng Boris Johnson, người được giới phân tích Anh đánh giá có hơn 30% khả năng sẽ trở thành thủ tướng mới. Tuy nhiên, cơ hội cũng để ngỏ cho 17 gương mặt tên tuổi khác trong đảng Bảo thủ, trong đó phải kể đến cựu Bộ trưởng Brexit Dominic Raab, Bộ trưởng Nội vụ Sajid Javid, Ngoại trưởng Jeremy Hunt, cựu Bộ trưởng Nội vụ Amber Rudd…
Dù ai thay thế bà May cũng sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn là tìm ra tiếng nói chung và sự nhượng bộ tại một Quốc hội Anh chưa bao giờ chia rẽ như hiện tại, giữa đảng Bảo thủ và Công đảng, cũng như giữa các nhóm ủng ủng hộ và phản đối Brexit. Trong trường hợp Quốc hội Anh nhất trí thỏa thuận mới về Brexit, thì vẫn còn câu hỏi lớn là liệu EU có đồng ý đàm phán lại hay không thỏa thuận Brexit mà họ đã phải mất gần hai năm đàm phán mới đạt được với chính phủ của bà Theresa May.
Sau khi bà Theresa May tuyên bố sẽ từ chức, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) Mina Andreeva đã khẳng định lập trường của EU về thời hạn nước Anh rời khỏi khối này là không thay đổi. Việc từ chức của Thủ tướng Anh sẽ không làm thay đổi lập trường của EU về thỏa thuận Brexit mà khối này đã đạt được với Thủ tướng May hồi cuối năm ngoái. Tuy nhiên, bà Andreeva cho biết khả năng khối này có thể tạm dừng đưa ra tuyên bố chính trị đi kèm về quan hệ EU-Anh sau Brexit.
Tình trạng bế tắc trong việc đạt được sự đồng thuận ở Anh đối với thỏa thuận Brexit như hiện nay khiến khả năng Anh sẽ phải rút khỏi EU mà không có bất kỳ thỏa thuận nào có thể trở thành hiện thực, nhất là trong bối cảnh thời điểm Anh chính thức chia tay “lục địa già” đã được ấn định vào ngày 21-10-2019. Ngoại trưởng Ireland Simon Coveney cho rằng khả năng nước Anh rời EU mà không có thỏa thuận đang hiện ra rõ ràng hơn bao giờ hết do EU "đã hết kiên nhẫn”.
XUÂN PHONG
EU có thể sẽ phải trả hàng trăm triệu euro liên quan đến tiền thuê văn phòng, phần lớn bắt nguồn từ việc nước Anh rời khỏi khối.
Moscow được cho sẽ hưởng lợi sau khi Thủ tướng Hungary Viktor Orban nắm giữ vai trò chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) vào cuối năm nay.
Một số nước châu Âu đề xuất đưa lực lượng quân sự đến Ukraine như một cam kết bảo đảm sau thỏa thuận hòa bình tiềm năng ở nước này. Tuy nhiên, kế hoạch chưa ...
Tân thủ tướng Slovakia Robert Fico cho biết nước này sẽ không trừng phạt Nga theo lệnh của EU nếu điều đó tác động xấu đến quốc gia này.
(GT) - Thủ tướng đắc cử Srettha Thavisin, có chuyên môn vững về kinh tế, từng mong muốn Thái Lan đuổi kịp Việt Nam về các thoả thuận tự do thương mại.
(MEKONG) - Liên minh châu Âu (EU) và ASEAN sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh kinh doanh với sự tham dự của các nhà lãnh đạo quốc gia thành viên vào tháng 12, để ...
VOV.VN - Phát biểu tại hội nghị ở Budapest Thủ tướng Orban cho biết nước này ủng hộ người dân Ukraine, tuy nhiên ông không sẵn sàng đặt lợi ích của Ukraine lên ...
(Tin Tức) - Với việc đảng của cựu Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk trở lại nắm quyền ở Ba Lan, các nhà lãnh đạo EU rất vui vì điều này.
QTO - Ấn Độ đang khẩn trương tập trận phòng thủ toàn quốc giữa nguy cơ xung đột với Pakistan. Động thái này cho thấy cuộc khủng hoảng Ấn Độ - Pakistan đã...
QTO - Giáo hội Công giáo bước vào thời khắc quan trọng khi chuẩn bị bầu Tân Giáo hoàng kế nhiệm Đức Francis. Giữa những chia rẽ nội bộ và thách thức toàn...
VOV.VN - Tự do tôn giáo là quyền Hiến định của mỗi công dân. Tuy nhiên, có những giáo phái đã gây ra tội ác kinh hoàng mà thế giới cần loại bỏ.
QĐND - Căng thẳng giữa Mỹ và Iran vẫn tiếp tục là chủ đề nóng bỏng, khuấy động dư luận quốc tế và khu vực Trung Đông trong mấy ngày qua. Những diễn biến khó lường liên tục nảy...
(SGGP) - Sau bầu cử tổng thống tại Indonesia, những người ủng hộ ứng cử viên tổng thống thất cử, tướng Mitchowo Subianto đã gây bạo động.
VOV.VN - Sau 2 tuần liên tiếp đưa ra những cảnh báo, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như lại muốn kiềm chế căng thẳng quân sự với Iran.
(VietNamNet) - Những gì bắt đầu như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang nhanh chóng leo thang thành một trận đấu sinh tử giành vị trí thống trị kinh tế, kỹ thuật và quân sự toàn cầu.
QĐND - Bất chấp những lời cảnh báo từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Iran Hassan Rouhani vẫn khẳng định Tehran ủng hộ đàm phán và ngoại giao với Washington, nhưng không...