
{title}
{publish}
{head}
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên.
Ông Tạ Hoàng Linh - vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài - Ảnh: BCT
Trước thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành sắc lệnh về thuế đối ứng với hàng nhập khẩu, trong đó có Việt Nam, ông Tạ Hoàng Linh - vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương - bày tỏ “lấy làm tiếc” khi Mỹ thông báo áp thuế 46% đối với tất cả các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Áp thuế 46% là thiếu căn cứ khoa học và không công bằng
* Bộ Công Thương có đánh giá gì về mức áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này?
- Việt Nam và Mỹ là hai nền kinh tế mang tính chất bổ trợ, không cạnh tranh trực tiếp. Hàng hóa Việt Nam xuất sang Mỹ cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Mỹ. Ngược lại, hàng hóa của ta còn tạo điều kiện để người tiêu dùng được sử dụng hàng hóa giá rẻ.
Mức thuế MFN trung bình mà Việt Nam áp đối với hàng hóa nhập khẩu hiện nay là 9,4%. Do đó, mức thuế đối ứng mà Mỹ dự kiến áp cho hàng hóa Việt Nam lên tới 46% là thiếu căn cứ khoa học và thực sự không công bằng, không phản ánh thiện chí và nỗ lực của Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua trong việc xử lý tình trạng thâm hụt thương mại giữa hai nước.
Vừa qua, Chính phủ và các bộ ngành đã xử lý hàng loạt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam, ban hành nghị định hạ thuế MFN, trong đó 13 nhóm hàng có lợi thế của Mỹ được hưởng lợi. Ngoài ra có rất nhiều dự án của Mỹ tại Việt Nam được quan tâm, giải quyết và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Theo thông báo của Nhà Trắng, các mức thuế đối ứng mà Mỹ áp với các đối tác thương mại nhằm khắc phục bất công thương mại toàn cầu, đưa sản xuất trở lại nước này và củng cố an ninh quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mức thuế vì thế sẽ duy trì đến khi Mỹ xác định được mối đe dọa do thâm hụt thương mại và sự thiếu công bằng trong thương mại được giải quyết, được khắc phục hoặc giảm nhẹ.
Chính vì vậy, Bộ Công Thương cho rằng giữa hai bên còn không gian để trao đổi, đàm phán để đi tới một kết quả hai bên cùng có lợi.
Sáng nay ngay sau khi Mỹ công bố áp thuế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên.
Chúng tôi đang thu xếp một cuộc điện đàm giữa hai bộ trưởng, cũng như ở cấp kỹ thuật với các đồng nghiệp tại Cơ quan đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) trong thời gian sớm nhất.
Bộ Công Thương đã dự báo và có sự chuẩn bị?
* Vậy mức thuế này ảnh hưởng tới mục tiêu xuất khẩu được đặt ra trong thời gian tới?
- Năm 2025, Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12%, tương đương khoảng 450 tỉ USD. Trong trường hợp Việt Nam - Mỹ không tìm được giải pháp tích cực thì việc áp thuế này sẽ tạo tác động tiêu cực nhất định đến mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu.
Tuy nhiên vấn đề này Bộ Công Thương đã dự báo trước và có sự chuẩn bị, kiến nghị kế hoạch hành động cụ thể với Chính phủ và khuyến cáo cho doanh nghiệp để có các bước đi cần thiết.
Dự báo tới đây xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn, nên cần sự phối hợp chặt chẽ bộ ngành, doanh nghiệp để đạt mục tiêu. Vì vậy, doanh nghiệp cần tận dụng thế mạnh sẵn có của 17 hiệp định thương mại tự do với trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ cùng 70 cơ chế hợp tác song phương.
Cùng với đó cần đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đây là một lợi thế nhưng cũng là điểm yếu của hoạt động xuất khẩu. Việt Nam còn nhiều cơ hội để khai thác 87% thị trường còn lại của thế giới, nên bộ sẽ nỗ lực mở đường xuất khẩu sang các thị trường khác.
Cụ thể, bộ sẽ thúc đẩy đàm phán các FTA với các thị trường mới Trung Đông, Mỹ Latin, Trung Á và các thị trường mới nổi khác. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và cải thiện cơ sở hạ tầng logistics, mở rộng hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.
Việt Nam cũng sẽ phải tái cơ cấu nền kinh tế, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, để đảm bảo phát triển nhanh và bền vững.
Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường, khai thác hiệu quả các thị trường trọng điểm, thị trường truyền thống, cũng như phát triển các thị trường nhỏ, thị trường ngách. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động và môi trường, tăng khả năng cạnh tranh và giảm nguy cơ khi bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Chú trọng kiểm soát xuất xứ nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, đảm bảo tuân thủ các quy tắc xuất xứ trong FTA. Tăng cường năng lực phòng vệ thương mại, cập nhật thông tin và tham gia các khóa đào tạo liên quan. Chủ động cập nhật thông tin thị trường, thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin, kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng cường khả năng chống chịu trước những biến động của thương mại quốc tế và duy trì tăng trưởng xuất khẩu bền vững. |
Theo Báo Tuổi Trẻ
QTO - Thực hiện phương châm “Hướng mạnh về cơ sở”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Quảng Trị luôn đồng hành, chung sức với...
QTO - Phát huy vai trò của mình, những năm qua, các công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp đã trở thành cầu nối quan trọng, gắn kết giữa người lao động (NLĐ)...
QTO - Bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến tháng 9 hằng năm, vụ cá Nam là vụ đánh bắt thủy sản mang lại thu nhập chính cho ngư dân trong năm. Thời điểm này,...
QTO - Để góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, ngành y tế đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện tiêu chí số 15 về y...
QTO - Dù còn vài tháng nữa mới đến thời điểm chính thu hoạch song hiện tại, do ảnh hưởng của thời tiết bất thường suốt thời gian qua khiến hoa cây hồ tiêu...
QTO - Vừa qua, có dịp đến thăm cơ ngơi của Hợp tác xã (HTX) Nông sản hữu cơ Gio Linh, ông Nguyễn Giang, Giám đốc HTX Nông sản hữu cơ Gio Linh tiếp chuyện...
QTO - Sau một thời gian dài ít được quan tâm đầu tư, chăm sóc do giá thu mua thấp, trong 2 năm trở lại đây, giá cà phê mít tăng lên đột biến. Đặc biệt,...
QTO - Trong chiến lược phát triển của tỉnh Quảng Trị, nông nghiệp được xác định là “bệ đỡ” của nền kinh tế. Vì vậy, trong những năm qua, ngành nông nghiệp...
QTO - Thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để bảo đảm mục tiêu tăng...
QTO - Với tinh thần xung kích, sáng tạo, thời gian qua, tuổi trẻ trong tỉnh luôn đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ những hoạt động...
QTO - Sau hơn 10 năm nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở Cửa khẩu quốc tế La Lay vẫn còn chắp vá, chưa hoàn thiện. Thực tế này...
QTO - Triệu Thượng là xã bán sơn địa nằm về phía Tây huyện Triệu Phong, có diện tích đất tự nhiên 6.880 ha, dân số hơn 1.500 hộ. Đời sống của người dân...