Cập nhật:  GMT+7

Bên ven bờ Hiền Lương...

Quảng Trị-vùng đất hàm chứa giá trị sâu sắc về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi có cuộc hành trình ra cầu Hiền Lương để được mục sở thị về một trong những di tích đã chất chứa những nỗi đau chia cắt của hai miền trong hơn 20 năm chiến tranh máu lửa.

Bên ven bờ Hiền Lương...

Ngày hội trên Khu Di tích quốc gia Đôi bờ Hiền Lương -Bến Hải -Ảnh: A.K

Quốc lộ I đẹp như một dải lụa đưa chúng tôi đến cầu Hiền Lương, dọc hai bên đường không còn những hố bom loang lỗ mà quân thù đã trút xuống, thay vào đó là những nhà cửa san sát, các công trình và những cánh đồng xanh mướt. Xa xa, cầu Hiền Lương đang dần hiện ra trước mắt. Vậy là sắp sang bờ Bắc rồi. Trong lòng ai cũng rạo rực khi lời bài hát “Câu hò bên bờ Hiền Lương” từ nhà ai đó bên bờ Nam vang lên: “Bên ven bờ Hiền Lương, chiều nay ra đứng trông về...”. Đã 50 năm đất nước thống nhất, nghe những câu hát ấy, giai điệu như vẫn lắng sâu vào máu thịt.

Đi trên cây cầu lịch sử chỉ dài có hơn một trăm mét nhưng ai cũng đau đáu một tâm trạng xót xa, bởi chỉ một khoảng cách ngắn thế thôi mà Nhân dân hai miền đã phải chịu cảnh xa cách trong gần 20 năm dài đằng đẵng. Cầu Hiền Lương là minh chứng cho tội ác của quân thù và nơi khẳng định tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân ta.

Từ sau ngày ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước tạm chia thành hai miền Nam-Bắc, lấy Vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời. Tại khu vực này suốt thời gian chia cắt, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương là tâm điểm diễn ra cuộc đấu tranh căng thẳng, quyết liệt giữa ta và địch. Biết bao chuyện cảm động và thương tâm diễn ra hai bên bờ giới tuyến.

Chỉ cách nhau gang tấc mà hàng chục năm trời con không được gặp cha, vợ không được gặp chồng, bà con hai bên bờ sông xa nhau. Hằng năm, vào những ngày lễ, Tết... Nhân dân hai bờ lại đổ ra các bến sông để tìm kiếm người thân. Vì số lượng người quá đông, khó lòng nhận ra nhau nên đành đứng bên này sông nhìn trang phục, hình dạng mà ngầm đoán “đó là người nhà mình”.

Bên ven bờ Hiền Lương...

Hệ thống loa phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam ở bờ Bắc cầu Hiền Lương -Ảnh: NGUYỄN HUY THỊNH

Khi cầu bị chia đôi, chính giữa cầu được vạch một đường ngang sơn trắng, 450 tấm ván bên này thuộc về miền Bắc, nửa kia 444 tấm ván thuộc chính quyền Sài Gòn quản lý. Không chỉ tìm mọi cách phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, địch còn dùng màu sắc để chia cắt chiếc cầu. Thoạt đầu, chúng sơn màu xanh một nửa cầu phía Nam, ta liền sơn màu xanh một nửa cầu còn lại. Chúng lại chuyển sang sơn màu nâu, ta cũng sơn lại màu nâu. Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ địch sơn màu gì, phía bên này ta sơn ngay màu đó. Rút cuộc, kẻ địch phải chịu thua để chiếc cầu chỉ còn một màu thống nhất.

Bên cạnh cầu Hiền Lương lịch sử là một biểu tượng của cả dân tộc-cột cờ giới tuyến bên bờ Bắc. Lịch sử của cột cờ giới tuyến cũng trải qua biết bao thăng trầm và gắn với tinh thần đấu tranh không khoan nhượng của dân tộc ta với kẻ thù xâm lược. Cột cờ là biểu tượng của ý chí chiến đấu kiên cường của quân và dân ta.

Bên ven bờ Hiền Lương...

Cầu Hiền Lương -Ảnh: TRÀ THIẾT

Từ ngày 19/5/1956 đến ngày 28/10/1967, các chiến sĩ giới tuyến treo tổng cộng 267 lá cờ cỡ lớn, 11 lần dựng cờ bằng cột gỗ cao 12-18 m, 42 lần thay lá cờ vì bị bom phá hỏng. Để lá cờ Tổ quốc được tung bay nơi giới tuyến, nhiều chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, nhiều tấm gương quên mình bảo vệ lá cờ của Tổ quốc.

Mỗi khi cờ bị bom xuyên thủng lại có lá cờ khác lập tức được dựng lên để lá quốc kỳ luôn tung bay trên bầu trời đất Việt. Năm 2001, tại vị trí cũ, một cột cờ mới cao 38,6 m được dựng lên mô phỏng theo mẫu thiết kế năm 1962. Bên dưới cột cờ được xây dựng kỳ đài hoành tráng với nhiều bức phù điêu thể hiện khát vọng thống nhất, nỗi mừng vui khi Bắc-Nam sum họp một nhà.

Năm 1996, một cây cầu bê tông mới được xây dựng để đáp ứng yêu cầu phát triển giao thông trong thời kỳ mới và thay thế cho cầu cũ đã xuống cấp, chiếc cầu Hiền Lương lịch sử vẫn được lưu giữ ở bên. Hàng ngày, dòng người, dòng xe tấp nập qua cầu.

Hình như ai cũng ngoái nhìn cây cầu lịch sử, rồi ngước nhìn lên Quốc kỳ đang phần phật tung bay trên cột cờ giới tuyến để nhớ, để rồi không thể nào quên một thời đau thương mà anh dũng.

Bến Hải-Hiền Lương trong quá khứ đau thương thì nay là nơi cả tổ quốc hướng về với lòng tự hào. Bến Hải-Hiền Lương ôm trong mình tinh thần yêu nước, lòng tự hào và ý chí kiên cường của dân tộc.

An Khuê

Tin liên quan:
  • Bên ven bờ Hiền Lương...
    Bên ni, bên nớ Hiền Lương

    Trong ngày nắng đẹp hiếm hoi của tháng chạp năm Giáp Thìn, tôi đi dọc theo con đường bê tông đê tả Bến Hải để tìm về những vùng đất anh hùng của Vĩnh Linh, Gio Linh, để nghe, để thấy sự đổi thay ngoạn mục nơi một thời lửa đạn mưa bom chia cắt đôi bờ giới tuyến.

  • Bên ven bờ Hiền Lương...
    Sáng Xuân bên cột cờ Hiền Lương

    Những năm gần đây, mỗi năm ít nhất một lần tôi lại có chuyến về Quảng Trị. Và bao giờ cũng vậy, tôi luôn chọn đi đường bộ với lộ trình xuôi con đường thiên lý Bắc - Nam, để lần lượt được qua các vùng đất từng thân quen gắn bó. Và trong hành trình ấy, cứ mỗi khi bánh xe chạm đất Hồ Xá (huyện Vĩnh Linh) là lòng tôi lại rộn một cảm xúc khó tả. Có gì đó vừa như một niềm vui của người sắp tới đích sau một chặng đường dài, vừa như xúc cảm của đứa con đi xa nay về lại quê nhà.


An Khuê

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Về nơi đất lửa, đất lành

Về nơi đất lửa, đất lành
2025-05-03 07:10:00

QTO - Giữa những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi có dịp theo đoàn cựu chiến binh về thăm lại chiến trường xưa. Điểm đến là các địa danh ghi dấu những...

Thấp thỏm nỗi lo mồ côi

Thấp thỏm nỗi lo mồ côi
2025-05-03 06:50:00

QTO - Mẹ lâm trọng bệnh, không biết cậy nhờ ai, hai anh em: Nguyễn Gia Huy và Nguyễn Hải Đăng (học sinh Trường Tiểu học và THCS Hải Hòa, huyện Hải Lăng)...

Dòng họ Lê Tích ở Vĩnh Linh

Dòng họ Lê Tích ở Vĩnh Linh
2025-05-03 06:10:00

QTO - Dòng họ Lê Tích ở xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh, nổi tiếng gan dạ trong chiến tranh. Cùng với người dân Quảng Trị, con cháu dòng họ này luôn yêu...

Khắc sâu tình Mẹ

Khắc sâu tình Mẹ
2025-05-03 06:00:00

QTO - Trên khắp mọi miền quê Quảng Trị, có hàng ngàn Bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) - những người được xem là biểu tượng sáng ngời về đức hy sinh cho khát...

Giữ cốt cách người Quảng Trị

Giữ cốt cách người Quảng Trị
2025-05-02 07:20:00

QTO - Đó là khẳng định của anh Nguyễn Văn Đức, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất gỗ Hoàng Minh Đức và ông Nguyễn Đặng Hiến, Chủ tịch Công ty TNHH Sản xuất và...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long