Cập nhật:  GMT+7

Cựu chiến binh thu nhập mỗi năm 300 triệu đồng từ trang trại nuôi lợn khép kín

Thành công với mô hình chăn nuôi lợn khép kín giúp cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Viết Phúc (sinh năm 1964), sống tại thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị trở thành một trong những tấm gương làm kinh tế giỏi tiêu biểu, được đồng đội và người dân địa phương thường xuyên đến học tập kinh nghiệm. Với ông Phúc, dù trong thời chiến hay thời bình, còn sức khỏe để cống hiến cho quê hương chính là niềm hạnh phúc lớn nhất.

Cựu chiến binh thu nhập mỗi năm 300 triệu đồng từ trang trại nuôi lợn khép kín

Mô hình chăn nuôi lợn khép kín của cựu chiến binh Nguyễn Viết Phúc - Ảnh: N.P

“Những năm qua, phong trào CCB làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng phát triển rất sôi nổi. Trong đó, nổi bật có tấm gương CCB Nguyễn Viết Phúc với mô hình chăn nuôi lợn khép kín”, ông Cáp Hồng Ngọc, Chủ tịch Hội CCB xã Hải Hưng cho biết. Anh Phúc hiện đang làm chủ trang trại chăn nuôi lợn với quy mô 330 m2, mang lại cho gia đình nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh còn là người hòa đồng, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng đội, người dân địa phương; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào do hội CCB các cấp phát động.

Theo lời chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến trang trại của ông Phúc tại thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng. Để có thể vào tác nghiệp, chúng tôi được tiến hành các bước khử khuẩn vô cùng nghiêm ngặt. Tranh thủ đầu buổi sáng, ông Phúc dọn dẹp vệ sinh chuồng trại trước khi khởi động lại hệ thống tự động cho đàn lợn ăn.

Đây là công việc quen thuộc của ông hơn 3 năm nay. Trên diện tích rộng 330 m2 nằm xa khu dân cư, được địa phương cho thuê, gia đình ông đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn theo hệ thống khép kín. Hiện tại, trại có tổng cộng 18 chuồng với số lượng 20 con lợn/chuồng, được ông chia theo từng giai đoạn nuôi khác nhau và 30 con lợn nái để nhân giống cho đàn lợn của trang trại.

Việc chăn nuôi tại đây được thực hiện khép kín, các khâu cho lợn ăn, uống nước đều được xử lý tự động. Mọi hoạt động trong trại đều được theo dõi thông qua camera. “Nuôi lợn quy mô lớn đòi hỏi kỹ thuật cao, cần nhiều yếu tố. Chuồng trại phải được bảo vệ và thường xuyên khử khuẩn sạch sẽ, tiêm phòng dịch thường xuyên cho lợn, theo dõi và phát hiện kịp thời khi lợn có chuyển biến bất thường.

Trang trại mở ra thành công một phần nhờ vào sự hỗ trợ về kỹ thuật từ con trai tôi - tốt nghiệp Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế. Vì vậy, trại lợn của gia đình tôi an toàn vượt qua các đợt dịch bệnh. Hiện nay, trại lợn đang cung cấp lợn thịt cho thị trường từ Nghệ An đến TP. Huế, mang lại cho gia đình nguồn thu 300 triệu đồng/năm”, ông Phúc giới thiệu.

Nhìn thành quả như hôm nay, ít ai biết được người CCB ấy đã từng vượt qua rất nhiều khó khăn trong quá khứ. Năm 1987, phục viên trở về quê hương sau 2 năm tham gia chiến đấu tại chiến trường Lào, ông Phúc bắt tay vào lập nghiệp với nghề mộc. Với bàn tay của người thợ giỏi, ông tạo ra rất nhiều sản phẩm như: bàn, ghế, giường, tủ và các đồ dùng phục vụ sinh hoạt hằng ngày, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Sau đó, để có thêm thu nhập nuôi con ăn học, vợ chồng ông chuyển sang làm 6 mẫu ruộng. Năm 2014, cảm thấy không còn đủ sức khỏe để suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, ông Phúc bắt đầu học hỏi cách chăn nuôi và gắn bó với công việc nuôi lợn từ đây. “Lứa lợn đầu tiên tôi nuôi khoảng 30 con.

Hồi ấy, vừa thiếu vốn, vừa thiếu kinh nghiệm nên hiệu quả không được như mong đợi. Nhưng không thấy khó mà lui, tôi gom góp tất cả vốn liếng trong nhà, vay thêm người thân, ngân hàng để đầu tư nuôi lứa lợn tiếp theo. Ngày ngày chăm bẵm đàn lợn, dần dần tôi tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm để chăn nuôi. Theo thời gian, những đàn lợn lớn lên khỏe mạnh đã giúp gia đình tôi dần vượt qua khó khăn; các con tôi có tiền ăn học đầy đủ”, ông Phúc nhớ lại.

Không chỉ phát triển kinh tế, ông Phúc còn được nhận xét là hội viên năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động, phong trào do hội CCB các cấp tổ chức. Đặc biệt trong phong trào CCB giúp nhau làm kinh tế, ông không ngần ngại hướng dẫn, giúp đỡ các hội viên có nhu cầu, muốn học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi.

Đó là lý do khiến ông luôn nhận được sự quý mến, tin tưởng của đồng đội và người dân trong khu vực. Bản thân ông Phúc luôn tự hào vì trong thời chiến hay thời bình, ông cũng đã đóng góp công sức của mình, dù là nhỏ bé để bảo vệ và xây dựng quê hương.

Chia sẻ với chúng tôi về dự định trong tương lai, ông Phúc cho hay, sẽ đầu tư thêm cơ sở vật chất để hiện đại hóa chuồng trại, mở rộng quy mô chăn nuôi để phát triển đàn. Tin tưởng rằng với tinh thần của người lính, người CCB ấy sẽ tiếp tục vượt qua mọi thử thách để sớm hoàn thành những dự định tốt đẹp của mình.

Nam Phương

Tin liên quan:
  • Cựu chiến binh thu nhập mỗi năm 300 triệu đồng từ trang trại nuôi lợn khép kín
    Nuôi vịt thịt trong trang trại lạnh mang lại thu nhập cao

    Chuyển đổi hướng làm kinh tế, đồng thời mong muốn khuyến khích hội viên cựu chiến binh và người dân thử nghiệm các mô hình mới đẩy mạnh phát triển sản xuất, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh Lê Phước Thu (sinh năm 1962) đã đầu tư gần 2 tỉ đồng, đưa phương thức sản xuất hoàn toàn mới về huyện Vĩnh Linh, đó là liên kết chăn nuôi vịt công nghiệp trong trang trại lạnh quy mô 6.600 con.

  • Cựu chiến binh thu nhập mỗi năm 300 triệu đồng từ trang trại nuôi lợn khép kín
    Người dân Vĩnh Linh tăng thu nhập nhờ nuôi lợn

    Ngành chăn nuôi ở huyện Vĩnh Linh phát triển khá mạnh trong thời gian qua, trong đó chăn nuôi lợn chiếm tỉ trọng lớn, đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo, vươn lên làm giàu cho người dân, bảo đảm nguồn cung thực phẩm phục vụ thị trường, đóng góp vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp tỉnh.


Nam Phương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Vận hội mới từ phố núi Lao Bảo

Vận hội mới từ phố núi Lao Bảo
2025-02-18 05:40:00

QTO - Từ những tháng cuối năm Giáp Thìn 2024 đến thời điểm này, khác với các địa phương khác trong tỉnh, thời tiết ở thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa luôn...

Thú chơi gà cảnh lắm công phu

Thú chơi gà cảnh lắm công phu
2025-02-15 05:15:00

QTO - Là thú chơi đòi hỏi sự đầu tư về cả tiền lẫn công chăm sóc nhưng nhiều năm qua, gà cảnh vẫn thu hút không ít người dân Quảng Trị tham gia vì sự đam...

Người tâm huyết với vùng đất Hải Lăng

Người tâm huyết với vùng đất Hải Lăng
2025-02-14 06:15:00

QTO - Người tôi muốn nói đến trong bài viết này là anh Hồ Đại Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, nguyên Bí thư...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long