
{title}
{publish}
{head}
Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu quan trọng trong triển khai thực hiện các công trình, dự án. Đây cũng được xác định là nhiệm vụ khó, phức tạp do ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân, tổ chức. Thời gian qua, huyện Hải Lăng đã tập trung, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong triển khai thực hiện công tác GPMB các dự án động lực, qua đó tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân.
Vợ chồng bà Võ Thị Độ, thôn Tân Xuân Thọ, xã Hải Trường, huyện Hải Lăng trong ngôi nhà mới khang trang - Ảnh: T.T
Trở lại thôn Tân Xuân Thọ, xã Hải Trường, huyện Hải Lăng, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi tận mắt nhìn những ngôi nhà được xây dựng khang trang của các hộ dân nghiêm chỉnh chấp hành GPMB để thực hiện dự án Khu công nghiệp Quảng Trị (QTIP).
Phấn khởi mời khách tham quan ngôi nhà mới được xây dựng hoàn thiện với kinh phí gần 2 tỉ đồng nằm ngay đầu con đường thảm nhựa rộng rãi đường dẫn vào thôn, bà Võ Thị Độ chia sẻ: “Gần cả cuộc đời vợ chồng tôi vất vả làm lụng nuôi 7 người con, không dám mơ ước có ngày được sở hữu ngôi nhà rộng rãi, khang trang như thế này.
Khi có chủ trương xây dựng Khu công nghiệp Quảng Trị, gia đình tôi tự nguyện sớm di dời, được tạo điều kiện lựa chọn lô đất tái định cư thuận tiện. Với khoản bồi thường GPMB, vợ chồng tôi đầu tư xây dựng nhà cửa khang trang, tết vừa qua con cháu về quây quần rất ấm cúng, thỏa nguyện mơ ước của một đời vất vả”.
Gia đình anh Nguyễn Hữu Nam cũng là một trong những hộ dân đi đầu thực hiện tháo dỡnhà cửa chuyển đến nơi tạm cư để sớm bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư thực hiện dự án. Anh Nam chia sẻ: “Ban đầu khi nghe thông tin về dự án, nhiều người dân trong thôn cũng rất tâm tư, lo ngại khi chuyển đến nơi ở mới, diện tích đất nhỏ, ảnh hưởng đến việc sản xuất.
Khi địa phương tuyên truyền, vận động về chủ trương GPMB thực hiện dự án trọng điểm, người dân đã đồng tình, chấp nhận thiệt thòi một chút quyền lợi vì lợi ích chung, mong muốn khi dự án đi vào hoạt động sẽ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho con em địa phương”.
Khu tái định cư thôn Tân Xuân Thọ, xã Hải Trường có quyết định đầu tư năm 2020 và được điều chỉnh vào năm 2022 nhằm phục vụ cho việc xây dựng Khu công nghiệp Quảng Trị giai đoạn 1. Với nỗ lực của chính quyền địa phương và sự đồng thuận của người dân, đến nay đã di dời 39/39 nhà, 480/481 lăng, mộ các loại, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư thực hiện dự án.
Trên địa bàn huyện Hải Lăng có 4 dự án trọng điểm của tỉnh gồm: Khu công nghiệp Quảng Trị (giai đoạn 1), Khu bến cảng Mỹ Thủy (giai đoạn 1), Trạm biến áp 500kV Quảng Trị và đường dây đấu nối Quảng Trị - rẽ Vũng Áng - Đà Nẵng, Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng.
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Trưởng phòng cấp cao của Văn phòng Ban giám đốc, Phòng Pháp lý và GPMB, Công ty TNHH Liên doanh phát triển Quảng Trị cho biết, giai đoạn 2 của dự án Khu công nghiệp Quảng Trị có diện tích 175 ha, thực hiện từ năm 2026 - 2029, giai đoạn 3 có diện tích 208,38 ha, thực hiện từ năm 2029 - 2032.
Theo số liệu đã thống kê, kiểm đếm khi triển khai thực hiện xây dựng khu tái định cư phục vụ Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị (giai đoạn 2), trong phạm vi xây dựng Khu công nghiệp Quảng Trị giai đoạn 2, 3 và khu tái định cư có khoảng 80 hộ bị ảnh hưởng và đủ điều kiện tách hộ tái định cư, trên 500 lăng mộ phải di dời. Để dự án triển khai đúng tiến độ, công ty mong muốn tiếp tục nhận được hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành liên quan nhằm sớm hoàn thành công tác GPMB.
Tại công trường Khu bến cảng Mỹ Thủy, hơn 100 công nhân của các nhà thầu Liên danh Công ty Cổ phần FECON - Long Hải và Tổng Công ty 319 cùng phương tiện máy móc hiện đại đang tích cực thi công mặt bằng, xây dựng các cầu cảng. Hình hài của khu bến cảng hiện đại bậc nhất miền Trung đang dần hiện hữu.
Ông Phan Thanh Sanh, người dân thôn Mỹ Thủy, xã Hải An chia sẻ, người dân rất phấn khởi khi chứng kiến không khí khẩn trương thi công của nhà thầu. Mong mỏi lớn nhất là khi dự án đi vào hoạt động, quê hương sẽ phát triển hơn, con em địa phương được tạo thêm việc làm, không phải đi làm ăn xa như hiện tại.
Để thực hiện hiệu quả các dự án động lực, huyện Hải Lăng thành lập Ban Chỉ đạo GPMB huyện do Bí thư Huyện ủy làm trưởng ban, Ban Tuyên truyền, vận động GPMB cấp huyện do Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy làm trưởng ban, đồng thời chỉ đạo mỗi công trình, dự án theo phân cấp thành lập tổ tuyên truyền, vận động với thành phần phù hợp.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hải Lăng Hoàng Thị Phương Nam cho biết: “Quan điểm nhất quán của huyện trong thực hiện GPMB các dự án trọng điểm là khâu nào dễ thì làm trước, những chỗ nào khó thì tập trung tháo gỡ dần. Các tổ GPMB tuyên truyền, vận động người dân theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”.
Để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc đối với công tác GPMB, đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư, huyện tổ chức các đợt đối thoại với người dân trên cơ sở dân chủ, thẳng thắn, cởi mở, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân. Nêu cao vai trò trách nhiệm người đứng đầu chính quyền các cấp, phối hợp với các tổ chức mặt trận, đoàn thể gặp gỡ, trao đổi để người dân hiểu về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước khi triển khai thực hiện các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh.
Từ đó người dân đồng thuận, chấp hành chủ trương chung. Trong công tác tuyên truyền, vận động, chúng tôi cũng vận dụng linh hoạt các phương pháp. Mục đích cuối cùng là để người dân nhận thức được sự hy sinh quyền lợi của mình hôm nay đều được tỉnh, huyện ghi nhận và để quê hương có sự phát triển trong tương lai, thế hệ con cháu mình có cơ hội việc làm ngay trên chính mảnh đất này mà không phải đi xa tìm việc làm”.
Kinh nghiệm trong công tác GPMB của huyện Hải Lăng cho thấy, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và đơn vị liên quan, đặc biệt là quan tâm tới công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân trong vùng dự án chính là “chìa khóa” để mở “nút thắt”, giúp cho công tác GPMB thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng thực hiện dự án.
Thanh Trúc
QTO - Từ cuối năm 2024 đến nay, nhiều quy định mới trong cải cách quản lý thuế được chính thức triển khai, đó là đưa vào hoạt động cổng thông tin điện tử...
QTO - Từng bước tích tụ, quy hoạch diện tích đất gần 2 ha, đầu tư trồng cây hồ tiêu, cao su tiểu điền kết hợp chăn nuôi lợn, mỗi năm lãi ròng trên 500...
QTO - Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Hải Lăng đã tích cực triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ...
QTO - Thành công với mô hình chăn nuôi lợn khép kín giúp cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Viết Phúc (sinh năm 1964), sống tại thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện...
QTO - Từ những tháng cuối năm Giáp Thìn 2024 đến thời điểm này, khác với các địa phương khác trong tỉnh, thời tiết ở thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa luôn...
QTO - Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Hải Lăng đã và đang triển khai nhiều dự án động lực và trọng điểm của tỉnh, đặc biệt là các dự án lớn trong Khu...
QTO - Xã Cam Chính, huyện Cam Lộ có lợi thế chợ Cùa là trung tâm thương mại, dịch vụ của vùng Cùa; có Đền thờ...
QTO - Đảng bộ xã Cam Chính được Huyện ủy Cam Lộ chọn là đảng bộ tổ chức đại hội điểm cấp cơ sở nhiệm kỳ 2025-2030, diễn ra trong 2 ngày 18-19/2/2025. Trước...
QTO - Một công trường đồ sộ đang mọc lên giữa vùng cát trắng hoang vu với hàng chục giàn máy hoạt động rền vang suốt ngày, cùng hàng trăm công nhân đang...
QTO - Ngay từ sau tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã nhanh chóng bắt...
QTO - Huyện Hải Lăng là địa phương sau cùng của tỉnh Quảng Trị được giải phóng đã trải qua nửa thế kỷ kiến tạo và dựng xây. Từ hoang tàn đổ nát sau chiến...