{title}
{publish}
{head}
Với mục tiêu bảo vệ rừng bền vững và nâng cao ý thức cho người dân trong công tác bảo vệ rừng, thời gian qua tại các huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là huyện Hướng Hóa đã đẩy mạnh việc giao khoán rừng cho người dân bảo vệ. Nhờ việc giao khoán bảo vệ rừng đến từng thôn, bản và từng hộ gia đình nên đã hạn chế được các vụ phá rừng phòng hộ, rừng đặc dụng phức tạp, đồng thời người dân có thêm nguồn thu nhập chính đáng từ rừng.
Các thành viên tổ tuần rừng ở thôn Tà Rùng, xã Húc, huyện Hướng Hóa, tuần tra bảo vệ rừng - Ảnh: Đ.V
Gia đình anh Hồ Văn Kiên là một trong những hộ gia đình ở thôn Tà Rùng, xã Húc, huyện Hướng Hóa, nhận giao khoán 78 ha rừng từ năm 2018. Hơn ai hết, bản thân anh Kiên và những thành viên trong gia đình luôn thấu hiểu được tầm quan trọng của những cánh rừng phòng hộ nên hết lòng bảo vệ.
Cứ vài ngày, anh Kiên cùng với nhiều thành viên khác trong thôn được nhận giao khoán bảo vệ rừng lại “cơm đùm gạo bới” lên đường đi tuần rừng. Những bước chân không mỏi của các anh đã quen thuộc với từng khoảnh rừng trên địa bàn thôn Tà Rùng. Mỗi lần đi kiểm tra, tổ của anh Kiên đều chú ý thật kỹ các dấu hiệu xâm hại rừng, bẫy thú rừng hoặc nguy cơ cháy rừng để kịp thời báo cáo lên cấp trên có biện pháp xử lý.
Anh Kiên chia sẻ: “Từ khi nhận giao khoán rừng, chúng tôi có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân không được chặt phá rừng, không xâm hại đất rừng, không đốt lửa làm cháy rừng. Nếu có vụ việc liên quan đến xâm hại rừng, chúng tôi sẽ nhanh chóng báo cáo lên cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời”.
Trách nhiệm bảo vệ rừng của anh Kiên và các thành viên không chỉ giúp những cánh rừng bình yên mà còn mang lại thu nhập để cải thiện cuộc sống. Nhận khoán bảo vệ rừng từ năm 2018, đến nay mỗi năm gia đình anh Kiên được hưởng lợi khoảng 22 triệu đồng, nhờ vậy có điều kiện chăm lo cuộc sống tốt hơn.
Tại xã Hướng Phùng, công tác bảo vệ rừng sớm được quan tâm, chú trọng. Vào năm 2017, Ban Quản lý rừng cộng đồng thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, được thành lập. Hầu hết các thành viên tham gia là những hộ dân người đồng bào Vân Kiều, được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 600 ha rừng tự nhiên ở gần khu dân cư.
Trưởng Ban Quản lý rừng cộng đồng thôn Chênh Vênh Hồ Văn Chiến cho biết, ban có 7 thành viên gồm 1 trưởng ban, 2 phó ban, 1 thư ký và 3 giám sát. Bên cạnh đó có 6 tổ tuần rừng, mỗi tổ gồm 5 - 6 người.
Ông Chiến cho biết, mỗi tổ sẽ thay phiên nhau đi tuần rừng 1 - 2 ngày. Khi phát hiện người lạ hoặc rừng có dấu hiệu bị xâm phạm, tổ tuần rừng sẽ ngăn chặn, đẩy đuổi và trình báo cơ quan chức năng để có phương án xử lý kịp thời.
“Người dân địa phương xem rừng như vốn quý của trời đất ban tặng, là nguồn sống quan trọng nên khi thành lập, ban đã thu hút rất nhiều người tham gia trên tinh thần tự nguyện. Ai cũng đề cao trách nhiệm và ra sức bảo vệ rừng cộng đồng”, ông Chiến cho hay.
Tham gia vào tổ tuần rừng hơn 6 năm nay, anh Hồ Văn Lai Hai (trưởng thôn Chênh Vênh và là thành viên tổ tuần rừng thuộc Ban Quản lý rừng cộng đồng thôn Chênh Vênh) cho biết: Nhờ sự chung sức của ban quản lý rừng cộng đồng thôn, chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm bảo vệ nghiêm ngặt mà những cánh rừng cộng đồng của thôn sinh trưởng, phát triển tốt, nhiều cây rừng tự nhiên có đường kính lớn được bảo vệ, nhiều loài thú quý hiếm kéo về trú ngụ.
Với việc giữ rừng hiệu quả đó, Nhà nước đã giao cho cộng đồng thôn Chênh Vênh thêm 200 ha rừng nữa, nâng tổng số diện tích rừng tự nhiên giao khoán cho thôn bảo vệ lên 800 ha. Trên địa bàn xã Hướng Phùng hiện có hơn 3.500 ha rừng tự nhiên. Hệ sinh thái rừng tự nhiên này đã mang lại các giá trị: đa dạng sinh học, tài nguyên di truyền, hấp thụ carbon, bảo vệ nguồn nước, văn hóa tinh thần... Những đóng góp của cộng đồng thôn Chênh Vênh đã phần nào ngăn chặn hành vi phá rừng, săn bắt thú quý hiếm, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên cho các cánh rừng.
Hiện nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông đang quản lý rừng và đất rừng với tổng diện tích trên 23.000 ha thuộc địa bàn hai huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông. Để làm tốt công tác bảo vệ rừng, ngoài việc chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra bảo vệ rừng, ban cũng chủ động ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng cho 24 nhóm hộ (120 người) và 63 hộ gia đình với diện tích khoán bảo vệ là hơn 11.000 ha.
Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông Nguyễn Công Tuấn cho biết: Hiện nay đơn vị đang quản lý một diện tích rừng rất lớn trên địa bàn hai huyện Hướng Hóa và Đakrông. Do vậy muốn bảo vệ được rừng và làm tốt công tác bảo vệ rừng thì trước hết phải nhờ vào lực lượng của chính quyền địa phương tại chỗ.
Đồng thời muốn giữ được rừng, đơn vị cần sự chung sức hỗ trợ kịp thời, thường xuyên của người dân và các tổ cộng đồng được giao khoán bảo vệ rừng tại địa phương. Lực lượng của ban quản lý rất mỏng, bởi vậy muốn làm tốt công tác bảo vệ rừng phải nhờ vào lực lượng chính quyền địa phương ở ngay cạnh bìa rừng, khi đó mới kịp thời phát hiện việc xâm hại rừng để có biện pháp bảo vệ hiệu quả.
Có thể thấy, chính sách giao khoán rừng tại các địa phương đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của cộng đồng dân cư sống gần rừng. Đây được xem là một giải pháp hiệu quả trong việc bảo vệ, khôi phục rừng và tạo điều kiện thuận lợi cho rừng tự nhiên phát triển cũng như giúp cải thiện cuộc sống của người dân.
Hiếu Giang
QTO - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên phải thu gọn quy mô, giải thể, tạm ngừng hoạt động, dẫn đến không ít lao...
QTO - Thời gian gần đây, số lượng người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng ở huyện Đakrông tăng mạnh. Kết quả trên có được một phần quan trọng...
QTO - Mới đây, nhiều ngư dân ở thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, đã kiến nghị với các cơ quan chức năng và địa phương xin được hỗ trợ mô hình lưới cá...
QTO - Với mục tiêu đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) cuối năm 2023, đến nay huyện Hải Lăng đã hoàn thành các tiêu chí trong chương trình xây dựng NTM...
QTO - Thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, nghị quyết đại hội MTTQ Việt Nam các cấp, hằng năm tổ chức mặt trận các cấp trên địa...
QTO - Xác định đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những đột phá chiến lược tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế...
QTO - Năm 2024, toàn tỉnh gieo cấy 23.500 ha lúa vụ hè thu. Từ thời điểm xuống vụ đến nay, thời tiết có thuận lợi hơn những năm trước, ít nắng nóng, lúa...
QTO - Khu du lịch sinh thái thác Ba Vòi thuộc bản Đá Ngồi, thôn Gia Giã, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông và một phần đất rừng của xã Hướng Linh, huyện Hướng...
QTO - Khi tuyến đường cao tốc Bắc-Nam đi qua những bản làng Quảng Trị, dân bản nói với nhau rằng:“Vì cao tốc đi thẳng, lại không... có chân, nên mình phải...
QTO - Ngày Đại dương Thế giới (8/6) hằng năm do Liên hợp quốc thông qua thể hiện sự nỗ lực, kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới cùng bảo tồn, phát...
QTO - Đến nay Hải Lăng cơ bản đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới (NTM); có 15/15 xã đạt chuẩn xã NTM, 3/15 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao và đang hoàn...
QTO - Ngày 1/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện số 55 về việc huy động các nguồn lực của địa phương để đảm bảo hậu cần và tăng cường hỗ trợ thi...