
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Xuân Long là một làng quê thuộc xã Trung Hải, huyện Gio Linh, có diện tích tự nhiên 126 ha, dân số 196 hộ với 700 nhân khẩu. Đây là một vùng quê có truyền thống cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cả thôn có 13 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 104 liệt sĩ và nhiều thương binh, gia đình có công với cách mạng. Vượt lên những khó khăn thách thức, thời gian gần đây Xuân Long có nhiều chuyển biến trong việc nâng cao đời sống của người dân bằng việc phát triển kinh tế toàn diện; đã hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới và đang được cấp trên lựa chọn để xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
![]() |
Trồng rau màu mang lại thu nhập cao cho nhiều gia đình ở Xuân Long |
Ông Lê Văn Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Trung Hải khẳng định: “Xuân Long đã bứt phá, vươn lên về nhiều mặt, trở thành một thôn tiêu biểu trong số 6 thôn của xã Trung Hải. Về kinh tế, trước đây người dân sinh sống chủ yếu bằng việc canh tác cây lúa, với diện tích 98 ha, làm lúa 2 vụ. Sản lượng lúa hằng năm đạt khoảng 980 tấn; bình quân lương thực đầu người đạt hơn 1.300 kg/năm. Đạt được năng suất, sản lượng cao là do thôn đã hoàn thành việc dồn diền đổi thửa. Nếu như trước đây mỗi nhà có 5-6 thửa ruộng thì nay chỉ còn 2 thửa, thuận tiện cho việc sản xuất, đầu tư, nâng cao giá trị sản phẩm, kể cả việc đưa cơ giới vào đồng ruộng. Ông Bùi Ngọc Quốc, Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận, Tổ trưởng Tổ Dân vận của thôn nói thêm: “Xuân Long là thôn không lớn nhưng người dân đã mua sắm được 40 máy làm đất, 2 máy gặt đập liên hoàn, thực hiện cơ giới hóa trên đồng ruộng. Đáng ghi nhận sau dồn điền đối thửa là đã chuyển đổi sang HTX kiểu mới với tổng vốn quỹ hoạt động lên tới 580 triệu đồng.
Cùng với cây lúa, người dân Xuân Long coi trọng việc chăn nuôi gia súc, gia cầm. Có thời điểm mỗi nhà nuôi hàng chục con lợn thịt, lợn nái để tăng thu nhập, giải quyết các nhu cầu trong cuộc sống. Cao điểm nhất cả thôn có tới 2.000 con lợn. Nay mặc dù không nằm trong vùng có dịch tả lợn Châu Phi nhưng người dân lo ngại giá thấp và việc tiêu thụ khó khăn nên đã giảm đàn; chỉ còn khoảng 700-800 con. Một số gia đình chăn nuôi thủy cầm, tiêu biểu là gia đình ông Hoàng Đình Tuấn và Bùi Ngọc Hải, nuôi vịt một năm 2 vụ, mỗi vụ khoảng vài ngàn con, sau khi trừ chi phí cũng lãi được hàng chục triệu đồng.
Nhiều gia đình trong thôn ổn định cuộc sống và tăng thu nhập nhờ trồng rau các loại. Với diện tích 9,8 ha. Một số gia đình trồng rau sạch, hữu cơ được thu mua, tiêu thụ khá thuận lợi. Tiêu biểu như gia đình các chị Bùi Thị Diệu, Bùi Thị Dy có nguồn thu từ bán rau mỗi năm hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Bên cạnh đó không ít gia đình khai thác điều kiện tự nhiên để nuôi trồng thủy sản, với diện tích 13,2 ha, đã có 13 gia đình tham gia nuôi tôm, trong đó có những gia đình có lợi nhuận mỗi năm 350- 400 triệu đồng. Lợi nhuận từ con tôm mỗi năm mang về cho các gia đình trong thôn khoảng 3 tỉ đồng.
Không dừng lại ở đó, người dân thôn Xuân Long rất năng động trong phát triển thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Trên địa bàn thôn hiện có 7 đại lí thức ăn chăn nuôi; 5 cơ sở buôn bán hàng tạp hóa, một đại lí buôn bán vật liệu xây dựng, lợi nhuận từ hoạt động thương mại dịch vụ khoảng 2 tỉ đồng/ năm. Về tiểu thủ công nghiệp trong thôn có 3 cơ sở sửa chữa cơ khí, 6 cơ sở mộc dân dụng, 7 cơ sở xay xát lúa, 8 tổ thợ nề, giải quyết việc làm cho khoảng 50 lao động, với thu nhập ổn định từ 3- 6 triệu đồng/tháng. Ông Hoàng Đình Nam, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Gio Linh cho rằng, Xuân Long là một trong những thôn làm tốt công tác dân vận, mà cụ thể là thực hiện tốt xã hội hóa trong nhiều hoạt động. Thôn đã huy động người dân đóng góp tiền của, công sức lên tới hàng trăm triệu đồng trong xây dựng nông thôn mới. Chưa nói tới việc góp tiền làm đường giao thông, bắt điện thắp sáng làng quê; gần đây thôn có nhu cầu cần sắm 4 thuyền tham gia các các giải đua thuyền trong các dịp lễ hội, thôn đã kêu gọi, vận động bà con trong làng và những người đang sinh sống làm ăn xa quê đóng góp được 72 triệu đồng để mua 4 chiếc thuyền. Rồi việc làm sân ở trung tâm học tập cộng đồng hoặc làm sân khấu ngoài trời trị giá khoảng 30 triệu đồng cũng thực hiện xã hội hóa với sự đóng góp của người dân.
Từ một làng quê có nhiều khó khăn, nay nhiều gia đình ở Xuân Long đã có cuộc sống ổn định, với mức thu nhập bình quân 30 triệu đồng/người/năm. Đối với nhiều địa phương khác thì không cao nhưng ở một làng quê chuyên trồng lúa như Xuân Long là một nỗ lực lớn nhờ việc đa dạng hóa ngành nghề, dịch vụ. Hiện tại ở Xuân Long nhiều gia đình đã xây được nhà ở kiên cố, đạt tỉ lệ 90%; hơn 90% gia đình được dùng nước sạch. Hầu hết đường đi lại trong thôn, đường ra đồng ruộng được nâng cấp, bê tông hóa. Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân cũng được nâng cao, phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển. Ông Bùi Ngọc Quốc, Bí thư chi bộ nêu con số thống kê: “Cả thôn có 3 sân bóng chuyền, 1 sân bóng đá; 2 câu lạc bộ bóng chuyền hơi cho người cao tuổi, một câu lạc bộ dưỡng sinh; sau giờ làm việc bà con hăng say tập luyện, nâng cao thể lực, sống vui, sống khỏe, hạn chế được các tiêu cực xã hội. An ninh chính trị luôn được giữ vững, không có tệ nạn xã hội, không có khiếu kiện, người dân sống hòa thuận, tương thân, giúp đỡ nhau trong mọi công việc. Năm 2018 vừa qua thôn đã tham gia sân chơi “Nhà nông đua tài” do tỉnh tổ chức và đạt được giải Nhì toàn tỉnh. Đó là niềm tự hào, đồng thời cũng khẳng định vị thế của thôn trong các làng quê trên địa bàn tỉnh”…
NB
Làng An Mỹ, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ nằm bên bờ sông Hiếu ăm ắp phù sa, xanh mát những hàng cây, thửa ruộng. Làng vừa “cận thị” vừa “cận giang” và tiếp giáp ...
Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đặc biệt là từ cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào mùa thu Tháng Tám năm 1945, xã Gio Mai, huyện Gio Linh ...
Những ngày này, xã Triệu Thành nói riêng, huyện Triệu Phong nói chung tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 118 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn 7/4 (1907- 2025), ...
Về thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng những ngày này, ai cũng đều cảm nhận được sự đổi thay vượt bậc bởi bộ mặt nông thôn trù phú, an lành, đáng sống ...
Theo sử sách để lại, cách đây khoảng 500 năm về trước, các bậc tiền nhân đã đến vùng đất Long Hưng ngày nay để khai khẩn, sinh sống và lập nên làng Long Đôi. ...
Chúng tôi ngược ngàn lên với các bản làng biên giới Quảng Trị, khi mùa xuân vẫn còn vương vấn. Chứng kiến sự “thay da, đổi thịt” trên từng con đường, ngõ xóm ...
Về bất cứ làng quê nào, ta cũng dễ dàng thấy ngay hình con rồng trên các mái ngói đình chùa miếu mạo, trong các họa tiết trang trí chạm khắc. Rồng chắc chắn là ...
Cách đây 92 năm, chỉ sau 1 năm Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, vào đêm 6/3/1931, tại miếu Thần Hoàng, Chi bộ Quảng Xá- một trong ba chi bộ đầu tiên của huyện ...
QTO - Năm nay, vì lo sợ kỳ thi tốt nghiệp THPT đổi mới sẽ khó hơn những năm trước, nhiều học sinh lớp 12 đã chọn thi đánh giá năng lực (ĐGNL) để tăng cơ...
QTO - Photobooth, một dịch vụ chụp ảnh tự động lấy liền bất ngờ “hot” trở lại khi được nhiều bạn trẻ quan tâm, lựa chọn. Với giá cả phải chăng, người sử...
Trường quốc tế - Nhu cầu nơi nào cũng có
(QT) - Bám sát chức năng nhiệm vụ hoạt động và chương trình công tác năm 2019, thời gian qua, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân (DN&HTND) tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh các...
(QT) - Dư luận cả nước vẫn chưa hết bàng hoàng trước tình trạng liên tiếp xảy ra các vụ cháy rừng lớn tại các tỉnh miền Trung trong những ngày qua, đặc biệt tại tỉnh Hà Tĩnh...
(QT) - Thời gian qua, ngành Y tế đã tích cực triển khai thực hiện Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” của Bộ Y tế, qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức của...
(QT) - Tôi thật vui mừng khi có mặt trong đoàn trao tặng sách của cô giáo Nguyễn Thị Hà Thanh, cựu giáo viên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Thành phố Hồ Chí Minh đến với biển...
(QT) - Trong những ngày qua, nắng nóng gay gắt và hanh, khô diễn ra trên diện rộng, nguy cơ cháy rừng ở cấp cảnh báo cực kì nguy hiểm. Tại một số tỉnh, thành phố, cháy rừng đã...